Báo cáo Triển khai thực hiện thử nghiệm mô hình trường học mới (vnen)

I. GIỚI THIỆU CHUNG

- Mô hình EN (ESCUELA NUEVA – NEW SCHOOL) – Mô hình trường học

 mới được UNICEP, UNESCO. đánh giá cao, thực hiện thành công ở các nước đang phát triển.

- Dự án Mô hình trường học mới (VNEN) được triển khai thử nghiệm ở 6 tỉnh

 năm học 2011-2012, đến thời điểm năm học 2012-2013 thực hiện trên 63 tỉnh, thành phố và ở 1447 trường tiểu học.

 - Dự án thực hiện trong 3 năm 9/2012 – 9/2015:

 Năm học 2012 – 2013: Thí điểm lớp 2, lớp 3;

 Năm học 2013 – 2014: Thí điểm lớp 2,l ớp 3, lớp 4;

 Năm học 2014 – 2015: Thí điểm lớp 2, 3, lớp 4, lớp 5.

 - Tỉnh Quảng Bình triển khai mô hình thí điểm tại 14 trường Tiểu học (mỗi huyện, thành phố 2 đơn vị) trong năm học 2012-2013. Huyện quảng Trạch triển khai thực hiện thí điểm ở hai đơn vị trường: TH Quảng Thuận và TH Quảng Tùng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Triển khai thực hiện thử nghiệm mô hình trường học mới (vnen), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI ( VNEN) I. GIỚI THIỆU CHUNG - Mô hình EN (ESCUELA NUEVA – NEW SCHOOL) – Mô hình trường học mới được UNICEP, UNESCO... đánh giá cao, thực hiện thành công ở các nước đang phát triển. Dự án Mô hình trường học mới (VNEN) được triển khai thử nghiệm ở 6 tỉnh năm học 2011-2012, đến thời điểm năm học 2012-2013 thực hiện trên 63 tỉnh, thành phố và ở 1447 trường tiểu học. - Dự án thực hiện trong 3 năm 9/2012 – 9/2015: Năm học 2012 – 2013: Thí điểm lớp 2, lớp 3; Năm học 2013 – 2014: Thí điểm lớp 2,l ớp 3, lớp 4; Năm học 2014 – 2015: Thí điểm lớp 2, 3, lớp 4, lớp 5. - Tỉnh Quảng Bình triển khai mô hình thí điểm tại 14 trường Tiểu học (mỗi huyện, thành phố 2 đơn vị) trong năm học 2012-2013. Huyện quảng Trạch triển khai thực hiện thí điểm ở hai đơn vị trường: TH Quảng Thuận và TH Quảng Tùng. II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DỰ ÁN: Chuyển đổi từ mô hình nhà trường truyền thống sang mô hình nhà trường kiểu mới tại Việt Nam. - Xuất phát từ thực tiển chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. - Chương trình giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới. Mô hình trường học kiểu mới phải đảm bảo: - Nâng cao chất lượng giáo dục và năng lực sáng tạo, khả năng lập nghiệp cho học sinh. - Phương pháp dạy- học theo hướng hiện đại. - Đổi mới Hoạt động Giáo dục: TỰ GIÁO DỤC nói chung trong mọi hoạt động. - Đổi mới Sư phạm: TỰ HỌC nói riêng trong việc học của học sinh. Hỗ trợ các trường Tiểu học đổi mới Sư phạm theo cách tiếp cận của mô hình VNEN. Dạy học lấy quá trình học của học sinh làm trung tâm. Coi trọng cách học của học sinh. Nội dung và cách thức giáo dục được điều chỉnh phù hợp với mô hình. III. ĐẶC TRƯNG ĐIỂN HÌNH CỦA MÔ HÌNH VNEN. 1. Đặc điểm tài liệu Hướng dẫn học tập: - Tài liệu hướng dẫn học tập dùng chung cho cả giáo viên, học sinh và cộng đồng( 3 trong 1) và sử dụng nhiều năm; - Sử dụng dạy- học cho HS học cả ngày; - Thiết kế các hoạt động học tập theo các môđun; - Cung cấp kiến thức kết hợp hướng dẫn phương pháp học và phương pháp tư duy; - Nội dung học lồng ghép qui trình học; - Nội dung kiến thức ở SGK so với Tài liệu Hướng dẫn học tập không thay đổi; Đảm bảo Yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Chú trọng đổi mới: + Tổ chức lớp học và PPDH (Tích hợp) + Kế hoạch dạy học (Điều chỉnh hợp lí) + Thời lượng dạy học (2 buổi/ngày) * Không quá mới đối với GV, nội dung giữ nguyên chỉ đổi mới phương pháp dạy học. 2. Các môn học và hoạt động giáo dục: Các môn học: 1. Tiếng Việt; 2. Toán; 3. TNXH; 4. Khoa học, Lịch sử và Địa lí. Hoạt động giáo dục: 1. GD Đạo đức; 2. GD Âm nhạc; 3. GD Mĩ thuật; 4. GD Thể chất; 5. GD Kĩ năng sống. 3. Lô gô hướng dẫn học tập ở Tài liệu Hướng dẫn học tập: Các hình thức hoạt động của học sinh được thực hiện bằng các lô gô hướng dẫn học tập ở các bài học. Có hướng dẫn của GV Có HD của người lớn Làm việc nhóm Làm việc CN Làm việc cặp đôi IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN: 1. Bài học thiết kế theo mô hình VNEN gồm các hoạt động sau: A. Hoạt động Cơ bản: Ở hoạt động này, HS được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức, thông qua hoạt động. HS hoạt động theo nhóm, cặp, cá nhân (hoặc hướng dẫn của GV nếu cần thiết). B. Hoạt động Thực hành: Giúp học sinh áp dụng trực tiếp kiến thức đã học, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng. C. Hoạt động Ứng dụng Hoạt động này giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế, cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ, người lớn. 2. Tiến trình học tập thực hiện theo 10 bước học tập: Bước 1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm. Bước 2. Em đọc Tên bài học rồi viết tên bài học vào Vở ô li (lưu ý không được viết vào sách). Bước 3. Em đọc Mục tiêu của bài học. Bước 4. Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo nhóm). Bước 5. Kết thúc Hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì em đã làm được để thầy, cô ghi vào Bảng đo tiến độ. Bước 6. Em thực hiện Hoạt động thực hành: + Đầu tiên em làm việc cá nhân; + Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai sót); + Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc... (lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác). Bước 7. Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương). Bước 8. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo. Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo). Bước 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào. * Trong quá trình dạy - học: Học sinh được phát huy tối đa tính tự giác, tự quản, tự học, tự đánh giá, tự trọng, tự tin. Giáo viên : - Tự bồi dưỡng (chủ yếu ở cơ sở). - Theo dõi, hướng dẫn HS (khi cần thiết), giáo viên đóng vai trò “ẩn’ trong quá trình dạy học, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. - Chủ động điều hành, tổ chức lớp học. - Chuẩn bị Đồ dùng học tập cho HS. 3. Đánh giá quá trình học tập của học sinh: đây là một khâu quan trọng trong quá trình dạy-học. Các hình thức đánh giá: * Học sinh tự đánh giá: Đây là một khâu quan trọng và diễn ra thường xuyên trong quá trình học tập của học sinh. + Mỗi HS tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, trong nhóm đôi quá trình học tập của mình. + Đánh giá thông qua sự tham gia vào hoạt động học, thời gian hoàn thành, thứ tự hoàn thành công việc trong tập thể nhóm, kết quả học tập. + Đánh giá sự tiến bộ về Kiến thức, Kĩ năng, Khả năng tự học, Khả năng giao tiếp, hợp tác, Khả năng độc lập, sáng tạo. * Giáo viên đánh giá học sinh: Giáo viên đánh giá học sinh thông qua: - Quan sát các hoạt động của học sinh trong suốt quá trình học để thu thập thông tin, làm minh chứng cho quá trình đánh giá, về: + Sự tích cực, sẵn sàng học tập, sự hợp tác, của mỗi học sinh. + Năng lực học tập: Nhận thức, sự linh hoạt, tính độc lập, sáng tạo. + Năng lực xã hội: Giao tiếp, hợp tác, thích ứng... - Thực hiện các bài kiểm tra: Vấn đáp, viết; Hoạt động thực tiễn, Câu lạc bộ, Chuyên đề,... Đánh giá thường xuyên, toàn diện, cụ thể là quan trọng nhất. Công cụ đánh giá: Quá trình tự đánh giá của học sinh, giáo viên đánh giá học sinh thông qua công cụ đánh giá: PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ (HS) Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp :. . . . . . . . . . . . . . . . . . Bài: . . . . . . . . . . . . . . . . . . Bài tập Hoạt động Cơ bản Hoạt động Thực hành Hoạt động Ứng dụng Ghi chú Hoàn thành Không hoàn thành Hoàn thành Không hoàn thành Hoàn thành Không hoàn thành 1 2 3 BẢNG TIẾN ĐỘ NHÓM (HS TỰ ĐG) HS H.ĐỘNG HS 1 HS 2 HS 3 HS 4 HĐCB Thứ tự học sinh hoàn thành trong nhóm 1 2 3 HĐTH 1 2 3 HDƯD 1 2 BẢNG TIẾN ĐỘ NHÓM Môn: . . . . . . . . Bài: . . . . . . . . NHÓM H Đ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 HĐCB Thứ tự nhóm hoàn thành trong lớp 1 2 3 4 5 6 HĐTH 1 2 3 4 HĐƯD Hoàn thành Chưa hoàn thành V. TỔ CHỨC LỚP HỌC: 1. Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh: Hội đồng tự quản (HĐTQ) học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh. HĐTQ học sinh được thành lập vì học sinh và bởi học sinh để đảm bảo cho các em tham gia hoạt động một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết cho học sinh. HĐTQ học sinh giúp học sinh phát triển kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và kỹ năng lãnh đạo. Đồng thời cũng chuẩn bị cho các emý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tổ chức HĐTQ và thành lập các ban để lập kế hoạch và thực thi hoạt động, các dự án. Nhà trường nên khuyến khích sự tham gia của phụ huynh học sinh vào các hoạt động và dự án của học sinh. Sơ đồ 1. Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh: Chủ tịch Hội đồng Hội đồng tự quản Học sinh Phó Chủ tịch Hội đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Ban thư viện Ban học tập Ban văn nghệ, thể thao Ban đối ngoại Ban sức khoẻ, vệ sinh Ban quyền lợi của hs học tập Sơ đồ 2. Quy trình thành lập Hội đồng tự quản học sinh: Đăng ký danh sách ứng cử, đề cử Nhà trường thông báo tới GV, HS, PHHS Lấy ý kiến tư vấn của HS, GV, PHHS Nhà trường thông báo tới GV, HS, PHHS Ứng cử viên trình bày đề xuất hoạt động HS và GV cùng tổ chức bầu cử Chủ tịch và hai phó Chủ tịch Thành lập các Ban của Hội đồng 2. Góc học tập, thư viện lớp học: Góc TV, Toán, TN –XH, Các HĐGD, Cộng đồng. Ở đó có ĐDDH, Tài liệu học tập, tham khảo, hỗ trợ cho việc học. GÓC HỌC TẬP GÓC TIẾNG VIÊT ĐỒ DÙNG HỌC TV TÀI LIỆU HỌC TẬP TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỒ DÙNG TỰ LÀM VỞ CHỮ ĐẸP, BÀI VĂN HAY MẪU CHỮ CA DAO, TỤC NGỮ. GÓC TOÁN ĐỒ DÙNG HỌC TOÁN ĐỒ DÙNG TỰ LÀM TÀI LIỆU HỌC TÂP TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG TÍNH, CÔNG THỨC SÁCH VỞ, BÀI GIẢI HAY ĐỐ VUI, GÓC TN - XH MÔ HÌNH, HÌNH VẼ ĐỘNG, THỰC CÓ PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG ĐỒ DÙNG HỌC TẬP TÀI LIỆU HOC TẬP, THAM KHẢO TRANH VẼ, SƯU TẦM, SẢN VẬT ĐỊA PHƯƠNG GÓC CỘNG ĐỒNG BẢN ĐỒ TRƯỜNG, LỚP BẢN ĐỒ CỘNG ĐỒNG GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA SẢN VẬT ĐỊA PHƯƠNG SẢN PHẨM CÁC EM LÀM VI. MỘT SỐ KẾT QUẢ SAU MỘT THỜI GIAN THỰC NGHIỆM TẠI TH QUẢNG TÙNG

File đính kèm:

  • docD VNENdoc.doc