I – ĐẶT VẤN ĐỀ
XUẤT XỨ CỦA Ý TƯỞNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1-Vì sao có ý tưởng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Sông ray nằm trong địa bàn của xã Sông ray , Huyện Cẩm Mỹ Tỉnh Đồng Nai.Là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Nai điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn cho nên ngoài thời gian học ở trường các em còn phải phụ giúp cha mẹ tăng gia sản xuất góp phần ổn định kinh tế gia đình. Ngoài ra một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, các em hoc sinh yếu kém ý thưc học tập chưa cao,do ham chơi bi da,điện tử trên mạng cho nên việc duy trì sĩ số các lớp phụ đạo nâng cao chất lượng học sinh trong trường cần thiết và cấp bách .Đăc biệt là học sinh khối 6 khi được xét tuyển vào cấp II các em chỉ cần chứng nhận hết tiểu học là đủ ,không thi tuyển. Qua thực tế khảo sát đầu năm và trong quá trình giảng dạy nhiều học sinh đọc còn rất yếu,bảng cưủ chương chưa thuộc, kiến thức cơ bản đã mất từ lớp dưới dẫn đến các em đã yếu kếm ngày càng yếu kếm hơn và nguy cơ bỏ học rất cao . Đối với giáo viên được phân công dạy phụ đạo hàng năm vẫn thực hiên nghiêm túc chỉ đạo và kiểm tra của ban giám hiệu mà tình trạng học sinh bỏ học phụ đạo vẫn nhiều, chất lượng chưa cao.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 7322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý phụ đạo học sinh yếu kém góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT CẨM MỸ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS SÔNG RAY Độc lập- Tự do – Hạnh Phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC
Họ Và Tên: Phạm Văn Thuận
Chức vụ: Phó hiệu Trưởng - phụ trách chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THCS sông Ray
Trình độ CM: CĐ SP Nhạc - Họa.
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
XUẤT XỨ CỦA Ý TƯỞNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1-Vì sao có ý tưởng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Sông ray nằm trong địa bàn của xã Sông ray , Huyện Cẩm Mỹ Tỉnh Đồng Nai.Là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Nai điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn cho nên ngoài thời gian học ở trường các em còn phải phụ giúp cha mẹ tăng gia sản xuất góp phần ổn định kinh tế gia đình. Ngoài ra một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, các em hoc sinh yếu kém ý thưc học tập chưa cao,do ham chơi bi da,điện tử trên mạng cho nên việc duy trì sĩ số các lớp phụ đạo nâng cao chất lượng học sinh trong trường cần thiết và cấp bách .Đăc biệt là học sinh khối 6 khi được xét tuyển vào cấp II các em chỉ cần chứng nhận hết tiểu học là đủ ,không thi tuyển. Qua thực tế khảo sát đầu năm và trong quá trình giảng dạy nhiều học sinh đọc còn rất yếu,bảng cưủ chương chưa thuộc, kiến thức cơ bản đã mất từ lớp dưới dẫn đến các em đã yếu kếm ngày càng yếu kếm hơn và nguy cơ bỏ học rất cao . Đối với giáo viên được phân công dạy phụ đạo hàng năm vẫn thực hiên nghiêm túc chỉ đạo và kiểm tra của ban giám hiệu mà tình trạng học sinh bỏ học phụ đạo vẫn nhiều, chất lượng chưa cao.
2-Mục Đích
Phụ đạo học sinh yếu kém nâng cao chất lượng học sinh là việc làm thường niên của tất cả cả các trường phổ thông nói chung và trường THCS Sông ray nói riêng. Để đạt được hiệu quả và có chiều sâu, ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục cần có sự quan tâm chỉ đạo xuyên suốt của Ban giám hiệu nhà trường . mục đích chính là khơi dậy lòng nhiệt tình , đổi mới phương pháp dạy của giáo viên dạy phụ đạo, sự quản lý giáo viên chủ nhiệm và sự phối kết hợp của tất cả các ban ngành đoàn thế trong và ngoài nhà trường .Từ ý tưởng cơ bản trên với cương vị phụ trách chuyên môn nhà trường dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng tôi đã đổi mới quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu kém trong trường cụ thể như sau.
II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Ý TƯỞNG
1 - Cách làm , phưong pháp thực hiện ý tưởng.
a -Phổ biến kế hoạch
- Chuyên môn xây dựng kế hoạch phụ đạo năm học sau khảo sát đầu năm . Phổ biển đến phụ huynh học sinh để phụ huynh học sinh nắm được thực trạng học lực của con em mình và biết được con em mình cần phụ đạo những môn học nào trong năm học.
- Thông qua cuộc họp chuyên môn nhà trường triển khai kế hoạch cụ thể chi tiết sẽ phụ đạo những môn nào ở khối nào , ai là người dạy ,đến toàn hội đồng sư phạm nhà trường. Từ đó có sự phối kết hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm và các ban ngành đoàn thể trong trường cùng phối kết hợp thực hiện.
b - Chỉ đạo thực hiện
*Đối với giáo viên dạy
-Dựa vào kế hoạch phụ đạo cử trường lên danh sách học sinh yếu kém đúng đối tượng.Xây dựng khung chương trình phụ đạo,số tiết sẽ phụ đạo trong học kỳ I và học kỳ II.Ví dụ : môn Anh văn 7 trong học kỳ I chương I , II cần phụ đạo bao nhiêu tiết.Khung chương trình này được đưa ra thảo luận , bàn bạc thống nhất ở nhóm chuyên môn -> Duyệt của tổ trưởng chuyên môn và người duyệt cuối cùng là ban giám hiệu.Từ đó giáo viên dạy dựa vào khung này để soạn giáo án dạy.
- Giáo viên trực tiếp dạy phụ đạo học sinh yếu kém là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành bại của công tác phụ đạo. “Vừa dạy ,vừa dỗ ” Đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong tiết dạy , phần thực hành , làm bài tập cần ứng dụng cho hai đối tượng yếu và kém nhằm lấy lại kiến thức cũ -> kiến thức cơ bản . đồng thời kết hợp lấy lại kiến thức đã mất từ lớp dưới cho các em bởi chỉ lấy lại kiến thức hiện tại thì chắc chắn sẽ không có chiều sâu .Trong SKKN Này tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giáo viên dạy , qua thực tế dự giờ một số tiết phụ đạo tôi rút ra cho mình thêm kinh nghiêm trong công tác quản lý, thường ít BGH dự giờ tiết phụ đạo.
- Giáo viên dạy cần nắm chắc danh sách học sinh , kiểm tra sĩ số học sinh trước tiết dạy, lưu ý vệ sinh , nề nếp tác phong của học sinh ,tránh qua loa đại khái .Chủ động liên hệ với GVCN có biện pháp kịp thời với học sinh nghỉ phụ đạo không có lí do .Báo cáo kịp thời với ban giám hiệu hàng tuần về tình hình của lớp phụ đạo.Trong 1 học kỳ phải có tối thiểu 2 bài kiểm tra từ 30 phút trở lên để đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh. Sau kiểm tra học kỳ chủ động rà soát lại kết quả của học sinh báo cáo kết quả lên BGH và đề xuất những vướng mắc cần giải quyêt .
* Đối với giáo viên chủ nhiệm
- Phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên dạy thường xuyên quan tâm đến học sinh phụ đạo của lớp mình. Kịp thời liên hệ với phụ huynh học sinh bỏ học phụ đạo để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Trong giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm , 15 phút đầu giờ cần thường xuyên động viên ,nhắc nhở các em ,tránh quát mắng hoặc nặng lời với các em , tạo môi trường thân thiện giữa các học sinh trong lớp.
-Nắm bắt hoàn cảnh kinh tế gia đình từng em , đề xuất BGH miễn phí học phụ đạo với những em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ,các thuộc gia đình chính sách , mồ côi .
* Đối với tổ trưởng chuyên môn
- chủ trì thảo luận nhóm chuyên môn, xây dựng khung chương trình phụ đạo , duyệt chương trình phụ đạo. Kiểm tra giáo án phụ đạo của giáo viên theo định kỳ hoặc đột xuất.Trong các cuộc họp, sinh hoạt tổ nhóm cần lưu ý nhận xét đánh giá công tác phụ đạo.Kịp thời giải quyết những vướng mắc về chuyên môn,đề xuất với BGH những vướng mắc không giải quyết được.
* Đối với ban giám hiệu
- Thông qua kế hoạch với chính quyền địa phương,cùng kết hợp vận động, động viên các em đi học đều.
- Thường xuyên dự giờ giáo viên được phân công phụ đạo học sinh yếu kém
động viên , khuyến khích kịp thời ,kịp thời giải quyết những vướng mắc của giáo viên.
- Kịp thời rút kinh nghiệm hàng tháng vào các buổi họp chuyên môn.
2- Những vướng mắc ,khó khăn.
- Số phòng học thiếu cho nên không phụ đạo được nhiều môn cho học sinh cụ thể khối 9 được 3 môn Toán, Văn, Avăn,. Khối: 8 2 môn Toán , lý. Khối 7 2 môn Toán ,A văn .Khối 6 Toán , Văn. - - Các tiết phụ đạo chủ yếu dạy vào ngày chủ nhật hàng tuần, một số em có Đạo Phải đi lễ trong ngày chủ nhật.
- Số tiền /tiết của giáo viên dạy thường thấp hơn tiết tăng giờ chính khóa.
3- Kết quả của SKKN.
Qua một năm áp dụng SKKN Tôi thấy kết quả cụ thể như sau:
BẢNG THÔNG KÊ KẾT QUẢ PHỤ ĐẠO NĂM HỌC 2008-2009
STT
Khối
Môn
Hảo sát đầu năm
Kết quả TBM HKI
Kết quaTBM cuối năm
Ghi chú
Si số
Só hs yếu
Ty lê
Si số
Só hs yếu
Ty lê
Si số
Só hs yếu
Ty lê
1
Toán
222
96
43.2
223
220
46
20.9
2
Văn
222
136
61.2
223
69
220
65
29.5
3
Toán
202
162
80.1
201
201
60
29.8
4
AVăn
202
62
30.6
201
61
201
29
14.4
5
Toán
195
121
62.1
190
27
14.2
6
Ly
195
90
46.1
193
41
190
30
15.7
7
Toán
186
147
79.0
185
171
16
9.3
8
Văn
186
127
68.2
185
23
171
14
8.1
9
AVăn
186
143
76.8
185
38
171
21
12.2
Số học sinh thi lại của năm học 2008-2008 là 136.
Số học sinh thi lại của năm học 2008-2009 là 106.
Giảm 30 hs yếu kém so với năm học 2008-02009.
III- KẾT THÚC VẤN ĐỀ
KẾT QUẢ Ý NGHĨA CỦA GIẢI PHÁP
Khắc phục được khó khăn – vướng mắc,
- Nâng cao chất lượng học sinh ,khăc phục được tình trạng học sinh bỏ học nói chung và học sinh bỏ phu đạo nói riêng.
Tạo thêm thu nhập cho giáo viên dạy , góp phần khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan.
2 – Tiện ích
- Nâng cao vai trò của giáo viên dạy , giáo viên chủ nhiêm và các ban ngành trong trường trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém.
- Tạo nên sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện hợp lý , khoa học.
- Huy động tối đa các lực lượng XH vào công tác phụ đạo học sinh yếu kém.
* Sáng kiến kinh nghiệm ít nhiều còn mang tính chủ quan, cá nhân rất mong được sự chỉ đạo, thông cảm và chia sẻ của quý cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.
File đính kèm:
- quan li hoc sinh.doc