Báo cáo thí nghiệm, thực hành Sinh học 6

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.

- Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi.

II.CHUẨN BỊ DỤNG CỤ :

- Giáo viên: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi

 Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.

- Học sinh: 1 đám rêu, rễ hành.

III.NỘI DUNG THỰC HÀNH:

A. Câu hỏi chuẩn bị.

 Câu hỏi: Đối với những vật có kích thước quá bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được, theo em người ta phải nhờ những dụng cụ nào để quan sát và tìm hiểu chúng?

 

doc44 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thí nghiệm, thực hành Sinh học 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và rút ra kết luận - Những hoa có đủ nhị và nhuỵ gọi là - Những hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ gọi là - Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là - Hoa đơn tính chỉ có nhuỵ gọi là BÁO CÁO THỰC HÀNH Ngày ..thángnăm 200. BÀI THỰC HÀNH SỐ: 11 - TIẾT PPCT: 39 TÊN BÀI DẠY: CÁC LOẠI QUẢ Tổng số điểm 10đ Chuẩn bị 1đ Trật tự vệ sinh 1đ Thao tác 4 đ Câu hỏi 2 đ Kết quả 2đ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết cách phân chia các loại quả thành các nhóm khác nhau. - Dựa vào các đặc điểm của vỏ quả để chia quả thành hai nhóm chính là quả khô và quả thịt. II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Học sinh: Chuẩn bị một số quả theo nhóm: Quả đu đủ, đậu hà lan, chanh, táo, me, phượng, bằng lăng, lạc III. NỘI DUNG THỰC HÀNH: A. Câu hỏi chuẩn bị: Câu 1: Bộ phận nào của hoa tạo thành quả? Đậu phộng là củ hay là quả? Trả lời: Câu 2: Quan sát hạt lúa và cho biết đó là một hạt hay một quả? Mít, mãng cầu, na, bắp là quả một hạt hay nhiều hạt? Trả lời: B. Các bước tiến hành thực hành: Các nhóm đặt quả lên bàn và đọc thông tin SGK bđể biết tiêu chuẩn của hai nhóm quả chính, tiến hành phân chia quả theo nhóm. Ghi kết quả phân chia các nhóm quả vào sơ đồ ở phần kết quả thực hành Hình 11: Một số loại quả C. Kết quả thực hành: Các loại quả . . .. .. D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận: BÁO CÁO THỰC HÀNH Ngày ..thángnăm 200. BÀI THỰC HÀNH SỐ: 12 - TIẾT PPCT: 40 TÊN BÀI DẠY HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT Tổng số điểm 10đ Chuẩn bị 1đ Trật tự vệ sinh 1đ Thao tác 4 đ Câu hỏi 2 đ Kết quả 2đ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kể tên các bộ phận của hạt - Phân biệt được hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm - Biết cách nhận biết hạt trong thực tế II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: 1. Giáo viên: - Kim mũi mác, kính lúp cầm tay. 2. Học sinh: Chuẩn bị một số quả theo nhóm: - Hạt đỗ đên ngâm nước 1 ngày. - Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 - 4 ngày. III. NỘI DUNG THỰC HÀNH: A.Câu hỏi chuẩn bị Câu hỏi: Bộ phận nào của hoa tạo thành hạt? Trả lời: B.Các bước tiến hành thực hành: - Tiến hành bóc vỏ hai loại hạt ngô và hạt đỗ đen. - Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1 và hình 33.2 tìm đủ các bộ phận của hạt và ghi kết quả vào bảng ở phần kết quả thực hành. - Tìm những điểm giống nhau và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ. Từ đó tìm ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt bmột lá mầm và hạt hai lá mầm. Hình 12.2: Hạt ngô đã bóc vỏ Hình 12.1: Một nửa hạt đậu đen C. Kết quả thực hành: Câu hỏi Trả lời Hạt đỗ đen Hạt ngô Hạt gồm những bộ phận nào? Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt? Phôi gồm những bộ phận nào? Phôi có mấy lá mầm? Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu? D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận : BÁO CÁO THỰC HÀNH Ngày ..thángnăm 200. BÀI THỰC HÀNH SỐ: 13 - TIẾT PPCT: 41 TÊN BÀI DẠY PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT Tổng số điểm 10đ Chuẩn bị 1đ Trật tự vệ sinh 1đ Thao tác 4 đ Câu hỏi 2 đ Kết quả 2đ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt. - Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát. II .CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Học sinh: Chuẩn bị một số quả theo nhóm: Qủa chò, ké đầu ngựa, trinh nữ, bằng lăng, xà cừ, hoa sữa (những địa phương không có điều kiện giáo viên có thể thu thập mẫu) III. NỘI DUNG THỰC HÀNH: A. Câu hỏi chuẩn bị: Câu hỏi: Quả và hạt thường được phát tán ra xa cây mẹ, điều này có ý nghĩa gì đối với cây? Trả lời: B.Các bước tiến hành - Các nhóm quan sát các loại quả đã chuẩn bị kết hợp với hình 13 và điền vào bảng kết quả thực hành. Hình 13: Một số loại quả và hạt C. Kết quả thực hành: Cách phát tán Tên quả và hạt Đặc điểm thích nghi D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận: Con người có giúp phát tán quả và hạt không ? Hãy giải thích và cho ví dụ BÁO CÁO THÍ NGHIỆM Ngày ..thángnăm 200. BÀI THỰC HÀNH SỐ: 14 - TIẾT PPCT: 42 TÊN BÀI DẠY: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM Tổng số điểm 10đ Chuẩn bị 1đ Trật tự vệ sinh 1đ Thao tác 4 đ Câu hỏi 2 đ Kết quả 2đ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Thông qua thí nghiệm học sinh phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Chuẩn bị theo nhóm : 30 hạt đỗ đen, 3 cóc thuỷ tinh, bông gòn III. NỘI DUNG THỰC HÀNH: A. Câu hỏi chuẩn bị: Câu hỏi: Trong thực tế hạt thường mọc mầm ở những nơi nào? Vì sao chúng mọc mầm ở những chỗ đó? Trả lời: B. Các bước tiến hành - Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 -7 cm, cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để 3 cốc ở chỗ mát. - Sau 3- 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc, viết kết quả thí nghiệm vào bảng 14. Hình 14: Thí nghiệm về điều kiện cần cho hạt nãy mầm C. Kết quả thực hành: STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm ) Cốc 1 10 hạt đỗ đen để khô Cốc 2 10 hạt đỗ đên ngâm trong nước Cốc 3 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận: 1. Giải thích vì sao hạt ở các cốc 1 và 2 không nảy mầm được? Những điều kiện nào cần cho hạt nảy mầm ? BÁO CÁO THỰC HÀNH Ngày ..thángnăm 200. BÀI THỰC HÀNH SỐ 15 - TIẾT PPCT: 68 -70 TÊN BÀI DẠY THAM QUAN THIÊN NHIÊN Tổng số điểm 10đ Chuẩn bị 1đ Trật tự vệ sinh 1đ Thao tác 4 đ Câu hỏi 2 đ Kết quả 2đ I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính. - Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện một số ngành thực vật chính. - Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể. II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị địa điểm : giáo viên trực tiếp tìm địa điểm trước. - Dự kiến phân công nhóm, nhóm trưởng. 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức có liên quan. - Chuẩn bị dụng cụ (cá nhân): + Ôn tập kiến thức: Ôn lại kiến thức đã học trong SGK. + Dụng cụ cá nhân: Trang phục thích hợp, nước uống, + Kẻ bảng sau vào giấy A4 STT Tên cây thường gọi Nơi mọc Môi trường sống(địa hình, đất đai, nắng gió, độ ẩm) Đặc điểm hình thái của cây (thân, lá, hoa, quả) Nhóm thực vật Nhận xét 1 2 3 4 5 6 7 8 ... - Chuẩn bị dụng cụ (theo nhóm ): + Dụng cụ đào đất. + Túi ni lông trắng. + Kéo cắt cây. + Kẹp ép thực vật + Vợt thuỷ sinh. + Panh, kính lúp, kim mũi mác. + Máy ảnh (nếu có) + Nhãn ghi tên cây bằng giấy bìa (5cm x 8cm) buộc chỉ một đầu ghi sẵn (theo mẫu) Tên cây:.. Địa điểm lấy mẫu: .. Môi trường:. Ngày lấy mẫu:. Người lấy mẫu: III . NỘI DUNG THỰC HÀNH: A. Câu hỏi chuẩn bị: Câu 1: Thực vật thường sống ở những môi trường nào? Trả lời: Câu 2: Nêu cách thu mẫu thực vật? Trả lời: B. Các bước tiến hành thực hành: 1. Quan sát ngoài thiên nhiên. a. Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường sống - Quan sát một số thực vật: rêu, dương xỉ, một số cây hạt trần như thông, tùng, trắc bách diệp, - Quan sát cây thuộc ngành hạt kín, chú ý quan sát rễ, thân, lá, hoa, quả. Tìm những điểm khác nhau giữa cây thuộc lớp Một lá mầm và cây thuộc lớp Hai lá mầm? - Quan sát hình thái một số cây mọc trên mặt nước như bèo, rau muống,; mọc trong nước như sen, súng, rong đuôi chó, so sánh chúng với cây trên cạn, từ đó tìm đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường nước. b. Nhận dạng thực vật xếp chúng vào nhóm. - Xác định: nấm, địa y không phải là thực vật. - Nhận dạng và xác định tên một số cây quen thuộc. - Vị trí phân loại (tới ngành, lớp) của những thực vật quan sát được ở trên mặt đất, nước. c. Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá - Quan sát một số cây có rễ, thân, lá biến dạng. - Nhận xét môi trường sống của những loại cây đó. - Nhận xét sự thay đổi chức năng biến dạng. d. Quan sát nhận xét mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với động vật. - Quan sát hiện tượng cây mọc trên cây. - Quan sát hiện tượng cây thắt cổ. - Quan sát thực vật sống kí sinh như tầm gửi, dây tơ hồng. - Quan sát: sự thụ phấn nhờ sâu bọ, chim làm tổ trên cây - Nhận xét mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và thực vật với động vật e. Nhận xét sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan - Số loài thực vật nào nhiều, số loài nào ít? - Số lượng thực vật hạt kín so với các ngành khác? - Số lượng cây trồng so với cây hoang dại? g. Thu thập mẫu vật Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhóm thu thập mẫu trên nguyên tắc bảo vệ thực vật: - Chỉ được thu hái những vật mẫu cho phép với số lượng ít. - Thu hái vật mẫu theo nhóm. - Lấy mẫu nào phải ép ngay vào kẹp ép cây không để bị hư hỏng. 2. Ghi chép: - Ghi chép ngay những điều đã quan sát được. - Thống kê vào bảng kẻ sẵn. - Khi thu hái mẫu, ghi nhãn, buộc vào cây trước khi ép cây để tránh nhầm lẫn. 3. Báo cáo buổi tham quan Các nhóm báo cáo két quả quan sát và những nhận xét của nhóm mình trước lớp. 4. Bài tập về nhà. * Hoàn thiện bảng (đã chuẩn bị khi tham quan thiên nhiên) * Tập làm mẫu cây khô. Dùng mẫu đã thu hái được trong buổi tham quan thiên nhiên để làm mẫu cây khô. - Yêu cầu mẫu cây: Với cây gỗ chọn cành vừa phải, có đủ hoa, quả, lá không bị sâu, không rách; với những cây nhỏ như dương xỉ, cỏ dại, thì đào cả rễ, củ, rửa sạch đất. - Cách tiến hành: đặt ngay ngắn mẫu cây lên nữa tờ giấy báo đã gấp đôi, gấp tờ báo lại. Xép các mẫu vào trong cặp ép cây. Cặp ép cây làm bằng thanh gỗ hoặc thanh tre, nứa ghép lại thành một khung mắt cáo(30cm x 45cm). Ghép hai thanh bằng dây thép hoặc đinh nhỏ. Dùng dây vải buộc chặt cặp ép cây. Nén cặp dưới vật nặng rồi đem phơi nắng hoặc sấy cho đến khô. Hằng ngày thay giấy báo. Sau 1-2 ngày không phải nén cặp bằng vật nặng nữa. sau khi mẫu cây khô, lấy mẫu ra đặt lên tờ bìa cứng, dùng kim chỉ hoặc băng dính đính chặt cây vào tờ bìa. Dán nhãn vào một góc. C. Kết quả thực hành: Bảng 15: Đặc điểm thực vật tại địa điểm tham quan STT Tên cây thường gọi Nơi mọc Môi trường sống(địa hình, đất đai, nắng gió, độ ẩm) Đặc điểm hình thái của cây (thân, lá, hoa, quả) Nhóm thực vật Nhận xét 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận: Hãy nêu cảm tưởng của em sau khi học xong bài thực hành tham quan thiên nhiên?

File đính kèm:

  • docBAO CAO THTN SINH 6.doc