Báo cáo tham luận về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn địa lý THCS

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ngày càng đòi hỏi người lao động có học vấn và trình độ chuyên môn năng động sáng tạo.Trước tình hình đó phương pháp giáo dục cần có sự đổi mới để đáp ứng một phần nhân lực cho đất nước.

 Định hướng cho việc đổi mới đó được quán triệt cụ thể trong nghị quyết TW II khóa VIII, điều 24.2 luật GD và chiến lược phát triển Gd 2001-2010.Thực chất của việc đổi mới phương pháp là chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống( lấy Thầy làm trung tâm) sang phương pháp dạy học mới lấy HS làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực học tập sáng tạo của HS.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5798 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tham luận về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn địa lý THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN ĐỊA LÝ THCS Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ngày càng đòi hỏi người lao động có học vấn và trình độ chuyên môn năng động sáng tạo.Trước tình hình đó phương pháp giáo dục cần có sự đổi mới để đáp ứng một phần nhân lực cho đất nước. Định hướng cho việc đổi mới đó được quán triệt cụ thể trong nghị quyết TW II khóa VIII, điều 24.2 luật GD và chiến lược phát triển Gd 2001-2010.Thực chất của việc đổi mới phương pháp là chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống( lấy Thầy làm trung tâm) sang phương pháp dạy học mới lấy HS làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực học tập sáng tạo của HS. Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá diễn ra rầm rộ và đã đạt được những kết quả tốt, cụ thể là chất lượng dạy học được nâng cao. Song việc đổi mới đó vẫn còn chậm chạp,chưa đồng bộ giữa các bộ môn nói chung và môn địa lý nói riêng nên phần nào chất lượng vẫn chưa được nâng cao đáng kể.Vậy tại sao đổi mới mà vẫn còn chậm chạp? Tại sao kết quả đạt được chưa cao? Thực tế trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp và kiểm tra đánh giá ? Ưu điểm và tồn tại của việc áp dụng thực hiện đổi mới phương pháp và kiểm tra đánh giá môn Địa lý A.Ưu điểm * Về phương pháp dạy học mới - Phát huy được tính tích cực học tập của học sinh và phát triển tư duy sáng tạo. - Tạo hứng thú học tập, không khí lớp học sôi động - Học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng và phương pháp học tập bộ môn - Tăng cường tính tập thể, hợp tác chia sẻ kiến thức lẫn nhau của học sinh - Tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp * Về kiểm tra đánh giá: - Giúp GV-HS điều chỉnh lại hoạt động dạy và học - Đa dạng dưới nhiều hình thức tạo điều kiện cho GV có thể khai thác được nhiều khía cạnh của một kiến thức - Tránh được tình trạng học tủ, học vẹt ở HS - Tốn ít thời gian chấm bài và khách quan, công khai khi cho điểm - Gây sự chú ý, hứng thú tích cực học tập của HS - Hạn chế được những tiêu cực trong đánh giá - HS có thể củng cố thêm kiến thức qua việc đánh giá lẫn nhau. B. Hạn chế - Khó thiết kế giáo án và tổ chức dạy học - Có thể gây ồn ào không hiệu quả, cháy giáo án nếu tổ chức dạy không tốt - Đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng cả GV và HS - Yêu cầu nâng cao về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học - Mặt bằng học sinh khó đánh giá ( phần trắc nghiệm nhiều HS không nắm được kiến thức nhưng đoán mò vẫn đúng) - Trong đánh giá thì rèn luyện trí nhó máy móc ít tư duy, không kiểm soát được quá trình tư duy, lập luận của HS - Hạn chế cho phép HS bộc lộ tình cảm, hứng thú học tập bộ môn 2. Tình hình dạy học Địa lý ở trường THCS A. Giáo viên - Đa số GV hưởng ứng việc dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. Song một số Gv chưa thấm nhuần được bản chất, hướng và cách thức đổi mới phương pháp dạy học, chủ yếu còn chú trọng phương pháp truyền thống nặng về thuyết trình, giảng giải xen kẽ hỏi đáp phát huy tính tích cực của HS Tình trạng dạy chay là rất phổ biến cho nên không rèn luyện được ký năng cơ bản cho HS, nếu có sử dụng thì chưa được linh hoạt và hiệu quả chưa cao Thiết kế giáo án còn cứng, không có sự phân nhánh phù hợp để phân loại tùy theo trình độ học sinh Tổ chức các hình thức dạy học còn đơn điệu, các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm ít sử dụng, nếu có sử dụng thì hiệu quả chưa cao GV còn tham kiến thức hoặc quá tóm gọn kiến thức, nhiều GV có kiến thức về chiều sâu nhưng do chưa xác định chính xác trọng tâm bài học và chưa nắm vững trình độ tiếp thu của HS dẫn đến sa vào thuyết trình giảng giải, luẩn quẩn lại quay về phương pháp cũ. Hoặc có GV lại quá tóm gọn kiến thức nên không đảm bảo được kiến thức cho HS, khi kiểm tra đánh giá không bao quát được Một số GV chưa thực sự yêu nghề nên việc trau dồi thêm kiến thức, thông tin mới còn hạn chế, hay nói cách khác là lười đổi mới Trong quá trình giảng dạy một số GV xử lý tình huống còn lúng túng, nhiều GV chưa quán xuyến theo dõi được hoạt động học của HS * Học sinh - Đặc điểm tâm sinh lý có nhiều biến đổi do ảnh hưởng của môi trường xã hội hiện đại - Có sự chênh lệch về dộ tuổi, phong tục tập quán của một số đồng bào dân tộc thiểu số - Thói quen học tập của HS vẫn còn thụ động, chủ yếu là ghi chép và học thuộc - Còn xem môn Địa lý là môn phụ, môn học thuộc lòng không cần tư duy - Còn ỷ lại các học sinh khác, đặc biệt trong học tập theo nhóm chỉ có một số em khá giỏi hoạt động - Phương pháp dạy học mới đòi hỏi học sinh phải mua nhiều tài liệu, sách bài tập,tự học ở nhà song đa số là con em nhà nông nên rất khó khăn trong việc đầu tư cho các em. * Cơ sở vật chất Đồ dùng dạy học cực kỳ thiếu thốn, đặc biệt là thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, trong môn địa lý thì dạy học bằng công nghệ thông tin là sinh động nhất Chính từ những hạn chế trên cho nên việc đổi mới chuyển biến còn chậm, chưa được linh hoạt 3. Biện pháp - Trước tiên người GV phải có phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề thực sự, luôn học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận phương pháp dạy học tiên tiến và hiện đại. Bởi vì đổi mới phương pháp thì chất lượng dạy học được nâng cao được thể hiện bằng kết quả học tập của học sinh qua kiểm tra đánh giá cũng được nâng cao, và chính kết quả đó lại thúc đẩy người giáo viên phải đổi mới phương pháp. - Mỗi giáo viên phải làm một cuốn cẩm nang ghi lại những thông tin mới nhất mà bản thân họ cập nhật được, hay những kinh nghiệm, mẹo vặt trong việc dạy học để từ đó chia sẻ với đồng nghiệp giúp nhau cùng thực hiện - Nâng cao chất lượng soạn giáo án, trong quá trình soạn cần xác định được mục tiêu các hoạt động, kiến thức cơ bản và các phương pháp tổ chức dạy học cụ thể - Kiểm tra đánh giá phải dựa trên cơ sở thực tế trình độ của học sinh, tâm sinh lý lứa tuổi - Kết hợp môn học mình phụ trách với môn học khác( VD: Môn địa lý có quan hệ với môn lịch sử, sinh học, toán học…) - Đánh giá trắc nghiệm khách quan là chủ yếu, song phải tính độ khó của câu hỏi trăc nghiệm để phân loại học sinh - Tăng cường kiểm tra toàn diện về kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ học tập của học sinh - Tổ chức đánh giá Gv hàng năm một cách chặt chẽ và có các biện pháp cụ thể xử lý những trường hợp không thực hiện theo vấn đề đổi mới 4. Những đề xuất - Cần có nhiều tài liệu cho Gv, đặc biệt là tài liệu về chương trình địa lý địa phương - Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học - Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho GV đi tiếp cận dạy học bằng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả - Bên cạnh kiểm tra toàn diện Gv, hàng năm Phòng GD cần yêu cầu các trường tổ chức thi lý thuyết để đánh giá chặt chẽ hơn, chính xác hơn năng lực của Gv từ đó thúc đẩy sự nổ lực cống hiến cho sự nghiệp GD tốt hơn. * Nói chung đổi mới chủ yếu vẫn là lý thuyết còn thực hành thì chưa cao, cần có sự hợp tác của các ban ngành liên quan để việc đổi mới từ từ có hiệu quả

File đính kèm:

  • docBao cao doi moi PPDH.doc