Báo cáo Tham luận về việc đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn địa lý ở trường THCS

Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới kiểm tra đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Cũng như các bộ môn khác,bộ môn Địa lý ở trường THCS chiếm một vị trí hết sức quan trọng, giúp học sinh có những hiểu biết đầy dủ về các hiện tượng địa lý diễn ra hàng ngày như :hiện tượng ngày đêm,mùa,nhật thực, nguyệt thực,nắng,mưa .Hiểu biết về các vùng đất khác nhau trên thế giới ,các hoạt động kinh tế xã hội của con người trên bề mặt Trái đất .Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng Địa lý diễn ra xung quanh các em.Nhưng trên thực tế môn Địa lý ở trường phổ thông đặc biệt là các trường THCS chưa được coi trọng mà vẫn bị xem như một môn phụ. Vậy để học sinh thực sự hứng thú học bộ môn Địa lý trước hết giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học kiểm tra đánh gía.

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3174 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tham luận về việc đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn địa lý ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việc kiểm tra đánh giá phải góp phần vào việc rèn luyện phương pháp học tập môn Địa lí cho học sinh không chỉ học thuộc long nội dung bài học mà còn phải biết vân dụng kiến thức lí thuyết đã học trên lớp vào trong cuộc sống hang ngày,vận dụng tri thức,kĩ năng bài học để giải quyết một số vấn đề,tình huống xảy ra ở xung quanh mình . Đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học bộ môn theo hướng đa dạng hoá các hình thúc kiểm tra đánh giá . + Hình thức kiểm tra đánh giá : Kết hợp giữa hình thức tự kiểm tra đánh giá của cá nhân với sự kiểm tra đánh giá của nhóm học sinh,của giáo viên dạy môn Địa lí. Kiểm tra đi liền với đánh giá. Đánh giá có thể bằng nhận xét,bằng lời hay ghi vào bài,phân loại cho điểm . Kết hợp kiểm tra đánh giá qua bài học,bài viết với việc kiểm tra đánh giá các sản phẩm qua các loại hình hoạt động thực tế, giao lưu của HS Kết hợp kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan Kiểm tra qua nhiều kênh khác nhau. 3. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Giáo viên thiết kế bài dạy học địa lí . Là một hoạt động trước khi lên lớp của giáo viên bao gồm việc nghiên cứu chương trình,sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để xác định mục tiêu bài học,lựa chọn kiến thức cơ bản,dự kiến các cách thức nhu cầu nhận thức ở học sinh.Xác định các hình thúc tổ chức dạy học thích hợp,xác định hình thức củng cố,vận dụng tri thức đã học vào việc tiếp nhận kiến thức mới hoặc vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Thiết kế bài dạy học địa lí bao gồm : + Toàn bộ quá trình dạy học diễn ra trong bài dạy học địa lí(ở trong suy nghĩ của giáo viên) + Giáo án bài dạy học địa lí cụ thể ( thể hiện trên giấy) Quá trình lập kế hoạch cho một bài học : Dạy học theo tinh thần tích cực chỉ có thể thực hiện tốt khi giáo viên cơ bản thiết kế kế hoạch bài học một cách khoa học phù hợp với mục tiêu và thực tiễn dạy học . Khi lập kế hoạch bài dạy học giáo viên cần trả lời những câu hỏi sau: + Sau bài học này học sinh đạt được những gì về kiến thức về kĩ năng và thái độ ở mức độ nào? + Để học sinh đạt được nhiững mục tiêu như trên Giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị những gì ?(Phương tiện,thông tin tư liệu…) + Có cách thức nào,hình thức nào tổ chức hoạt động nhận thức nào của học sinh để đạt được mục tiêu trên một cách có hiệu quả nhất. Có cần chia nhóm không?( Nếu có thì chia làm mấy nhóm?)Vị trí của các nhóm? Nội dung công việc của các nhóm,để thực hiện được những nội dung đó cần có những hướng dẫn cụ thể nào ? Cần phải có phiếu học tập và giao thời gian thảo luận thật cụ thể + Tiết học này bao gồm bao nhiêu hoạt động phân chia thời gian như thế nào? + Các bước lên lớp thực hiện như thế nào cho phù hợp và hấp dẫn? + Các câu hỏi phải có sự logic trong suốt bài dạy. + Giáo viên phải xác đinh các phương pháp dạy học cho phù hợp. Giáo viên là người tổ chức điều khiển,giúp học sinh tìm ra kiến thức. Quan sát một vài phương pháp đánh giá cụ thể . Quan sát thực tế tôi thấy ở địa phương tôi đa số các giáo viên bộ môn địa lí đã đổi mới trong việc ra đề , kiểm tra, đánh giá học sinh . Đề kiểm tra đã có sự dung hòa giữa các câu trắc nghiệm và tự luận, giữa kiến thức lí thuyết và các bài tập thực hành . Kết quả học tập của học sinh đã có những buớc tiến rõ rệt . Tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên trong việc kiểm tra đánh giá còn nhiều khập khiễng,chưa sát thực.Thể hiện ở chỗ: giáo viên còn chây lười trong việc ra đề kiểm tra,muốn ra nhiều đề trắc nghiệm,ít câu tự luận và chưa sử dụng kênh hình mấy,nhiều trắc nghiệm để chấm bài nhanh hơn dễ dẫn đến việc đánh giá lệch lạc.Việc ra đề và vấn đề coi thi kiểm tra cần xem lại.Tuy nhiên đó chỉ là số ít. Còn việc ra đề và coi thi như thời gian gần đây đã thực sự mang lại những kết quả khả quan, đánh giá đúng quá trình học tập của học sinh Kiểm tra có sự kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận rất cân đối và khách quan. Việc kiểm tra và đánh giá theo cấp độ từ dễ đến khó theo ba phần nhận biết,thông hiểu và vận dụng. Trong kiểm tra đánh giá có nhiều loại câu hỏi đòi hỏi mức độ nhận thức khác nhau, tư duy khác nhau đòi hỏi giáo viên phải tập trung thời gian phân loại câu hỏi ví dụ như: khiến trẻ phải suy nghĩ, gợi trí tò mò hứng thú, tập trung chú ý,kích thích tư duy. Hay câu hỏi thử trí nhớ kiến thức để kiểm tra hiểu biết, chuẩn đoán khó khăn, ôn kếi thức đã học, dẫn vào bài học mới . Trong giảng dạy ,các giáo viên bộ môn địa lí đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng các tiến bộ khoa học phục vụ giảng dạy như ứng dụng công nghệ thong tin vào các tiết học nhưng do đa số giáo viên chuă được đào tạo về công nghệ thông tin nên việc sử dụng còn gặp nhiều khó khăn, chỉ một số ít trường có máy chiếu đa phần các trường còn lại vẫn chỉ sử dụng những phương tiện dạy học truyền thống là các bản đồ, tranh ảnh III. ĐỀ KIỂM TRA CỤ THỂ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 8 Thời gian 45 phút Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng . Câu 1: Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta là : Nằm trong vùng nội chí tuyến,gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Cầu nối giữa đất liền và hải đảo . Nơi tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. Tất cả các ý trên đều đúng . Câu 2: Phần lớn núi nước ta có độ cao: Trên 1000m Dưới 1000m Từ 1000m đến 2000m Trên 2000m Câu 3: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu : Tây Bắc-Đông Nam Vòng cung Tây Nam-Đông Bắc Cả a,b đúng Câu 4: Sông nào sau đây chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Sông Hồng, sông Cầu Sông Tiền,sông Hậu Sông Đà,Sông Ba Cả a.b.c đúng Câu 5: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là : Đất phù sa Đất mùn núi trung bình. Đất mùn núi cao. Đất feralit đồi núi thấp. Câu 6: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc điểm chủ yếu của hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta? Rừng cây rậm rạp nhiều tầng, xanh tốt quanh năm. Rừng có nhiều dây leo,cây phụ sinh ,dưới đất là tầng cây cỏ quyết tối tăm. Rừng rậm rạp có nhiều loài sinh vật quý hiếm,rụng lá quanh năm. Thành phần loài thực vật, động vật phong phú đa dạng. Câu 7 : Để nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta không bị suy giảm cần phải: Trồng rừng khai thác hợp lí đi đôi với bảo tồn đa dạng sinh học. Giữ gìn và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Cả a và b đúng Cả a và b sai. Câu 8: Tính chất chủ yếu trong các tính chất của thiên nhiên Việt Nam là : Tính chất nhiệt đới ẩm ,gió mùa. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo. Tính chất đồi núi . Tính chất đa dạng, phức tạp . Tự luận: 6 điểm Câu 1(3 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây,hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu của ba nhóm đất chính của nước ta , rút ra nhận xét và giải thích ? Các nhóm đất chính Tỉ lệ ( % diện tích đát tự nhiên) Đất feralit đồi núi thấp Đất mùn núi cao Đất phù sa 65 11 24 Câu 2(3 điểm) Vì sao nước ta có nhiều sông và phần lớn sông nhỏ ,ngắn , dốc? Từ thực tiễn của địa phương em, hãy nêu một vài nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm? ĐÁP ÁN Trắc nghiệm.(4 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm . Câu 1.d Câu 2.b Câu 3 .d Câu 4.d Câu 5.d Câu 6.a Câu 7.c Câu 8 a Tự luận : Câu 1: Vẽ biểu đồ: 1,5 điểm . Yêu cầu : Vẽ chính xác, đẹp : khi dùng kí hiệu hoặc màu sắc khác nhau để phân biệt ba nhóm đất : ghi đầy đủ tên biểu đồ.chú thích, số lượng cho mỗi hợp phần. Nhận xét (1 điểm) Nhóm đất feralit đồi núi thấp chiếm tỉ lệ diện tích đất tự nhiên lớn nhất sau đó đến nhóm đát phù sa, nhóm đất mùn núi cao chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. Giải thích (0.5 điểm): vì ¾ diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp. Câu 2: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn, địa hình cắt xẻ do đó có nhiều sông ngòi.(1 điểm) Lãnh thổ hẹp ngang do đó sông nhỏ,ngắn(0.5 điểm) Khoảng ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhiều vùng núi lan ra sát biển vì vậy mà sông dốc(0.5 điểm). Những nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông : Rác thải từ các khu dân cư, đô thị,các hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu ở các đồng bằng ....(1 điểm) IV . KẾT LUẬN Ý nghĩa; Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học . Có nhiều phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá .Căn cứ vào mục tiêu,nội dung bài học chúng ta cần lựa chọn và sử dụng hợp lí phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá đảm bảo tính chính xác khách quan, toàn diện và công khai. Ý kiến đề xuất: Trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học địa lí . Trước hết là nhà trường đặc biệt là hiệu phó chuyên môn phải kiểm tra,thẩm định lại đề kiểm tra của giáo viên ra đề. Để có biện pháp kịp thời chấn chỉnh việc các đề thi ra không phù hợp, không đạt tiêu chuẩn, quá khó hay quá dễ hay hiện tượng chây lười trong việc ra đề và chấm bài kiểm tra. Khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá mà bộ giáo dục ban hành có nnhư vậy mới mang lại hiệu quả . Lãnh đạo Phòng giáo dục, Sở giáo dục cần cung cấp bổ sung kịp thời các trang thiết bị dạy học môn địa lí cho các trường .Đặc biệt là hệ thống các bản đồ, máy chiếu … Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, mở các hội thảo chuyên đề để giáo viên địa lí có điều kiện nâng cao chuyên môn,học hỏi kinh nghiệm từ các bạn bè, đồng nghiệp. Trên đây là bản báo cáo tham luận của tôi về việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn địa lí. Có thể mỗi trường, mỗi khối lớp , mỗi giáo viên có những phương pháp khác nhau nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Bài tham luận này chỉ là những gì mà tôi đã đúc kết trong quá trình giảng dạy môn địa lí ở trường THCS Trần Quốc Toản- ĐắkR’lấp, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. V.MỤC LỤC I. Giới thiệu II. Nội dung đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thuc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn địa lí . Tầm quan trọng mục tiêu của kiểm tra đánh giá. Yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học bộ môn địa lí . Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Quan sát một vài phương pháp kiểm tra đánh giá cụ thể Đề ,đáp án kiểm tra,đánh giá cụ thể Kết luận . Mục lục .

File đính kèm:

  • docBao cao.doc