Nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH và hội nhập quốc tế để thực hiện được quá trình CNH, HĐH và hội nhập, con người là nguồn lực quan trọng , để phát triển về số lượng và chất lượng phù hợp với xu thế thế giới thì việc này phải bắt đầu từ giáo dục muốn làm được điều đó chúng ta phải xác định được mục tiêu đào tạo: cần đạt được gì? Đó là điều mà bộ giáo dục hết sức quan tâm và đã tiến hành cải cánh giáo dục bắt đầu từ việc đổi mới SGK, đổi mới PHDH, thì vấn đề đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quang trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá đúng trình độ, năng lực của học sinh và chất lượng giảng dạy vào thời điểm cụ thể theo mục tiêu của chương trình môn học là một câu hỏi lớn dành cho người làm giáo dục. Hiện nay việc kiểm tra, đánh giá trong nhà trường phổ thông nói chung và đối với bộ môn Địa lí nói riêng đang gặp nhiều bất cập.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4706 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tham luận: Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động của học sinh, từ đó có những đánh giá xác đáng. Tuy vậy, không phải tất cả các hoạt động đánh giá trên đều được quy thành điểm, trong một số trường hợp, những bảng đánh giá này nhằm vào mục đích giúp học sinh nhận thức rõ công việc của mình, ưu điểm, nhược điểm của bản thân để khắc phục. Đó là mục đích giáo dục cao nhất mà hoạt động đánh giá cần đạt được.
5.1. Cách ra đề : Theo yêu cầu và qui trình sau.
5.1.2. Yêu cầu: cơ bản, cập nhật, chuẩn mực có sự phân hoá hs, tạo cơ hội để học sinh bộc lộ sự sang tạo.
5.1.3 Qui trình :
Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả nhọc tập của HS sau khi học 1 chủ đề, hay toàn bộ chương trình vì vậy ta có thể đi theo các bước như sau:
Xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra, đánh giá
Xác định về mục tiêu nội dung kiểm tra
Thiếtmlập ma trận hai chiều
Thiết lập câu hỏi theo ma trận
Xây dựng đáp án và biểu điểm
5.1. 4. Kiểm tra gồm có :
- Kiểm tra nói và kiểm tra viết
+ Kiểm tra nói : gồm có vấn đáp và thuyết trình
Kiểm tra vấn đáp thường được sử dụng ở đầu tiết học để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của bài học ở tiết trước, sự chuẩn bị bài ở nhà theo lời dặn của giáo, GV chuẩn bị trước câu hỏi và tiến hành hỏi HS theo trình tự đã đặt ra mà không có sự điều chỉnh nào.
Hình thức thuyết trình: HS được yêu cầu trình bày trước lớp những kiến thức của mình về một vấn đề nào đó, sau đó, đối thoại với người nghe về những vấn đề người nghe thắc mắc
+ Nhóm kiểm tra viết:Kiểm tra viết là hình thức kiểm tra trong đó HS trình bày kiến thức của mình bằng hình thức bài viết. kiểm tra viết có thể tiến hành ở lớp trong các kì kiểm tra, kì thi hoặc bằng hình thức cho về nhà làm.
Kiểm tra viết thường có hai dạng: Tự luận và Trắc nghiệm khách quan
a.Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là dạng kiểm tra trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần hay tất cả những thông tin cần thiết và đòi hỏi HS phải chọn một câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ (loại câu hỏi đóng). Gọi là TNKQ vì việc chấm điểm đảm bảo tính khách quan hơn việc chấm điểm bài tự luận. Tuy nhiên tính khách quan cũng không hoàn toàn tuyệt đối vì việc ra đề và xây dựng đáp án phần nào đã mang tính chủ quan của tác giả. Kiểm tra khách quan thường có các loại sau:
a.1.Trắc nghiệm hai lựa chọn( còn gọi là trắc nghiệm đúng –sai )
Câu Đ/S là dạng câu hỏi có kèm theo 2 phương án trả lời là Đúng (Đ) hoặc Sai (S), HS phải chọn một trong hai phương án đó.
Ví dụ: Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông
a. Đúng b. Sai
- Ưu điểm và hạn chế của câu hỏi đúng,sai:
+ Ưu điểm: Loại trắc nghiệm này đơn giản, dễ soạn dễ sử dụng, được sử dụng để đánh giá những nhận thức thông thường.
+ Hạn chế: Rất khó đưa ra những câu hỏi khách quan, những thuật ngữ mơ hồ khiến học sinh khó khăn trong việc chọn đáp án, có ít phương án để lựa chọn , khó xác định chính xác kết quả học tập và khả năng tư duy sâu của người học.
a.2. Loại trắc nghiệm điền khuyết
Loại trắc nghiệm này đòi hỏi HS phải điền lại vào những chỗ trống trong câu do một hay những từ đã được người ta đề ra cố ý bỏ đi.
Ví dụ: Hãy điền vào cụm từ thích hợp vào chỗ trống(….) của câu dưới đây: nửa cầu bắc có nhiệt độ cao nhất vào tháng……, nhiệt độ thấp nhất vào tháng….
- Ưu điểm và hạn chế:
+ Ưu điểm : Hạn chế được khả năng suy đoán đáp án của học sinh, đánh giá chính xác dược kiến thức, các thuật ngữ, công thức.
+ Hạn chế: độ tin cậy của điểm số, gây khó khăn cho việc chấm điểm bằng phần mềm tin học.
a.3. Loại câu trắc nghiệm trả lời ngắn
Câu trả lời ngắn là loại câu trắc nghiệm đòi hỏi trả lời bằng một, nhiều từ, một mệnh đề hoặc có thể một câu đơn giản …..
Ví dụ : từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa nào của miền nam nước ta ?
a.4.Trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Khác với trắc nghiệm 2 lựa chọn,trắc nghiẹm nhiều lựa chọn gồm nhiều mđáp án ( từ 3 trở lên, hiệu quả nhất là 4 ) để người lựa chọn 1 nên gọi là nhiều lựa chọn
Ví dụ 1 : Châu phi xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng nào ?
Máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực
Sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản
Sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và lương thực
Cây công nghiệp hàng tiêu dùng
Ưu điểm và hạn chế :
+ Ưu điểm : Có nhiều phương án để hs lựa chọn, giảm khả năng HS có thể suy đoán được đáp án mộtm cách ngẫu nhiên, giúp HS trong việc so sánh và giảm đi sự mơ hồ của nội dung câu hỏi
+ Hạn chế : Thời gian học đề bài tăng lên theo số lượng các phương án đưa ra cho mỗi câu hỏi, mất nhiều thời gian để biên soạn câu hỏi
b. Trắc nghiệm tự luận : Loại trắc nghiệm này đòi hỏi học sinh phải trả lời bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có.hs phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề má câu hỏi đưa ra
ví dụ : Chứng minh rằng hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước Châu Phi tương đối đơn giản. Giải thích.
- Ưu điểm và hạn chế
+ Ưu điểm : Ra câu hỏi tự luận dễ ra tốn ít thời gian, cho phép đánh giá được sự hiểu biết năng lực trí tuệ, khả năng diễn đạt của học sinh, có thể đánh giá được khả năng sáng tạo của học sinh ở mức độ cao
+ Hạn chế : Kích thích thói quen học tủ, học lệch, kết quả chấm bài dễ bị ảnh hưởng bởi quan niệm và thái độ của người chấm
6. KẾT LUẬN
Quá trình kiểm tra và đánh giá là quá trình tập trung và phát triển các năng lực của người học phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
Đánh giá là một quá trình, theo một quá trình: đánh giá từng nội dung, tùng bài học, từng loại hoạt động giáo dục, từng môn học và đánh giá toàn diện theo mục tiêu giáo dục.
Việc kiểm tra đánh giá phải phù hợp với đặc thù bộ môn, phù hợp lứa tuổi, tâm sinh lí học sinh.
Không chỉ kiểm tra kiến thức đã học mà còn phải chú trọng đến kiểm tra thái độ, không nên nhận xét, đánh giá, phân biệt đúng, sai; khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc sống của học sinh.
Đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức của người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
ĐỀ THI HỌC KÌ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN MÔN : ĐỊA LÍ KHỐI: 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Ở nước ta có dân số gia tăng nhanh thể hiện: (0,5đ)
A. Tháp tuổi có dạng đáy mở rộng.
B. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tăng cao.
C. Các vấn đề ăn, ở, mặc, học hành, việc làm vượt quá khả năng giải quyết.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Các đô thị lớn ở châu Á thường phân bố vùng đồng bằng ven biển đúng hay sai: (0,5đ)
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Châu lục có phần lớn diện tích nằm trong môi trường đới nóng là. (0,5đ)
A. Châu Á B. Châu Âu C. Châu Phi
D. Châu Đại Dương E. Châu Mĩ H. C và D
Câu 4: Chọn các cụm từ trong ngoặc diền vào chỗ trống ( nóng lên, hiệu ứng nhà kính, tan chảy, khí hậu, toàn cầu, dâng cao, các đảo, vùng thấp ven biển ). (0,5đ)
Khí thải làm tăng …………………………..khiến trái đất ………………..làm cho…………biến đổi , băng ở hai cực ………………………………..,các đại dương…………………, đe doạ cuộc sống con người ở…………………, và vùng ………………………….
Câu 5: Dùng gạch nối các ý ở bên trái với các ý bên phải cho phù hợp để thể hiện sự phân bố của một số sản phẩm trồng trọt chủ yếu ở đới ôn hoà.
A. Vùng cận nhiệt đới gió mùa 1. Lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngô.
B. Vùng khí hậu Địa Trung Hải 2. Lúa mì, củ cải đường, rau, hoa quả
C. Vùng ôn đới hải dương 3. Nho, cam, chanh, ôliu
D. Vùng ôn đới lục địa 4. Lúa nước, đậu tương, hoa quả
II. PHẦN TỰ LUẬN. (7 đ )
Câu 1 . Nhìn vào tháp tuổi ta có thể biết được những đặc điểm gì của dân số , hãy phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới.
Câu 2 : Vì sao nói nền kinh tế châu Phi phát triển theo hướng chuyên môn hoá phiến diện.
Câu 3 : Vì sao hiện nay việc kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia ở đới nóng.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3đ)
Câu 1. ( 0,5đ ). Ý đúng : d Câu 2.( 0,5đ ) Ý đúng: a
Câu 3. ( 0,5đ ) Ý đúng: h Câu 4. ( 0,5đ ) 1-hiệu ứng nhà kính
2- nóng lên
3- khí hậu toàn cầu
4- tan chảy
5- dâng cao
6- các đảo
7- thấp ven biển
Câu 5.(1đ)
Nối a - 4 ; b - 3 ; c - 2 ; d - 1
II. TỰ LUẬN: ( 7đ )
Câu 1.( 2đ ) – Nhìn vào tháp tuổi ta có thể biết được:
+ Các độ tuổi của dân số, số người trong độ tuổi
+ Số lượng nam – nữ phân theo độ tuổi của cả dân số
+ Số người trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, quá tuổi lao động, từ đó biết được nguồn lao động hiện tại và trong tương lai của một địa phương, một quốc gia.
+ Hình dạng tháp tuổi cho ta biết: dân số trẻ hay già
- Gia tăng dân số tự nhiên là gia tăng dân số dựa vào số trẻ sinh ra và người chết đi trong năm
- Gia tăng dân số cơ giới là số lượng gia tăng dân số chuyển từ nơi này đến nơi khác và từ nơi khác chuyển đến.
Câu 2.( 2đ ) Nền kinh tế châu Phi phát triển theo hướng chuyên môn hoá:
+ Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của phần lớn các nước châu Phi:
- Trồng trọt là hoạt động chủ yếu của nông nghiệp, ngành chăn nuôi nhìn chung kém phát triển.
- Các cây công nghiệp được chú trọng phát triển để phục vụ xuất khẩu, ngành sản xuất lương thực, thực phẩm ít được quan tâm.
- Nhiều nước châu Phi có hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm của một vài loại cây công nghiệp nhiệt đới ( ca cao, cà phê , cọ dầu,…), hầu hết các nước phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm.
+ Công nghiêp còn trong tình trạng kém phát triển, hoạt động công nghiệp chủ yếu là khai thác, xuất khẩu khoáng sản.
Câu 3.( 2đ ) Việc kiểm soát tỷ lệ gia tăng dân số đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia ở đới nóng là vì:
+ Đới nóng tập trung gần 50% dân số thế giới.
+ Từ những năm 60 của thế kỷ XX dân số ở đới nóng phát triển rất nhanh dẫn đến bùng nổ dân số.
+ Phần lớn các nước ở đới nóng là những nước đang phát triển, mức sống của người dân còn thấp, bùng nổ dân số đã kéo theo nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
File đính kèm:
- Bao cao tham luan.doc