- Nhà trường đang xây dựng hiện học kì một chưa có phòng nghệ thuật riêng cho mĩ thuật
- Đồ dùng, giá vẽ, sách tham khảo và các thiết bị khác chưa có đầy đủ.
* Dạy và học: - Giáo viên môn luôn cố gắng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyện môn, nghiệp vụ. Đồng thời tích cức ctham gia học tập để trau dồi kiến thức, kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ giáo viên chuyên trong chuyên môn, học tập và giảng dạy.
- Giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh chưa thực sự coi trọng môn học, còn coi là môn phụ. Vì vậy mà ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy và học mĩ thuật.
- Học sinh luôn hào hứng, tích cực trong môn học. Tuy nhiên do còn thiếu đồ dùng vì gia đình chưa thực sự quan tâm, còn coi môn học là môn phụ. Vì vậy ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập mĩ thuật của các em.
- Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo nhận xét, xếp loại hoàn thành hay chưa hoàn thành làm cho học sinh chưa thấy được kết quả thực sự của mình, làm giảm sự ganh đua và hào hứng của học sinh trong môn học.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tham luận phục vụ hội thảo quốc gia về dạy học mĩ thuật ở trường Tiểu học - Trường Tiểu học Thắng Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THẮNG LỢI ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
BÁO CÁO THAM LUẬN
PHỤC VỤ HỘI THẢO QUỐC GIA VỀ DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Họ và tên: Hoàng Mạnh Tùng – Đỗ Thị Tư
Chúc vụ: Giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật.
Đơn vị: Trường Tiểu học Thắng Lợi – Thắng Lợi - Văn Giang – Hưng Yên.
Chúng tôi xin tham luận những vấn đề sau.
Đánh giá chương trình, SGK hiện hành và đề xuất về chương
trình, SGK, tài liệu dạy học mĩ thuật sau năm 2015.
1.1. Đánh giá:
Chương trình mĩ thuật tiểu học được xây dựng theo cấu trúc đồng
tâm, hợp lí. Tuy nhiên còn tồn tại một số vấn đề sau:
Đối với phân môn vẽ tranh: còn nặng về chương trình, thiếu về
thời lượng thực hành cho học sinh
VD:+ Khối 2: bài 19, 30, 34.
+ Khối 3: bài 12, 20, 29, 34.
+ Khối 4: bài 12, 20, 29, 33.
+ Khối 5 : bài 15, 31.
+ Nhầm tiêu đề và mục tiêu bài 15 và bài 24 của khối 1
+ Tranh, ảnh phục vụ cho phân môn còn quá ít.
Đối với phân môn vẽ theo mẫu: còn những tiết khó với học sinh
như : bài 16 lớp 1 trong khi vẽ cái cốc của khối 2 đơn giản hơn lại được giảm tải.
+ Không có mẫu vẽ và đồ dùng trực quan.
+ Khối 4: Bài 18 tiêu đề còn khập khiễng với mục tiêu, các bài vẽ theo
mẫu thời lượng còn ngắn, học sinh khó thực hiện được mục tiêu.
- Đối với phân môn vẽ trang trí: một số bài trang trí khối 5 còn khó
với học sinh tiểu học như bài 26, 30, 33.
- Đối với phân môn thường thức mĩ thuật: còn có tiết nặng về chương
trình như bài 32 của lớp 2
+ Thiếu tài liệu, sách tham khảo, đồ dùng trực quan.
Đối với phân môn tập nặn tạo dáng:
+ Bài 16 khối 4 quá nặng và không phù hợp với học sinh Tiểu học
cũng như thời lượng cho một tiết học ở Tiểu học.
+ Với khối 2, 3 các bài nặn hoặc vẽ, xé dán con vật còn nhiều nội dung
tích hợp trong một bài, gây khó khăn cho việc giảng dạy của giáo viên.
1.2. Đề xuất.
- Cần bổ sung, trang bị thêm các sách tham khảo, đồ dùng trưc quan
và mẫu vẽ.
- Với những bài tập nặn tạo dáng của khối 2,3 nên lựa chọn một nội
dung cụ thể.
- Với phân môn vẽ tranh ở một số tiết đã nêu cần tăng thời lượng cho
bài học để học sinh có thời gian rèn kĩ năng.
- Nên bỏ bài 16 của khối 4 vì không phù hợp và bài 26 của khối 5 cũng
vậy.
2. Đánh giá thực trạng việc dạy học mĩ thuật ở trường Tiểu học hiện nay và đề xuất những giải pháp đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn mĩ thuật ở trường Tiểu học,
2.1 Thực trạng:
* CSVC: - Nhà trường đang xây dựng hiện học kì một chưa có phòng nghệ thuật riêng cho mĩ thuật
- Đồ dùng, giá vẽ, sách tham khảo và các thiết bị khác chưa có đầy đủ.
* Dạy và học: - Giáo viên môn luôn cố gắng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyện môn, nghiệp vụ. Đồng thời tích cức ctham gia học tập để trau dồi kiến thức, kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ giáo viên chuyên trong chuyên môn, học tập và giảng dạy.
- Giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh chưa thực sự coi trọng môn học, còn coi là môn phụ. Vì vậy mà ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy và học mĩ thuật.
- Học sinh luôn hào hứng, tích cực trong môn học. Tuy nhiên do còn thiếu đồ dùng vì gia đình chưa thực sự quan tâm, còn coi môn học là môn phụ. Vì vậy ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập mĩ thuật của các em.
- Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo nhận xét, xếp loại hoàn thành hay chưa hoàn thành làm cho học sinh chưa thấy được kết quả thực sự của mình, làm giảm sự ganh đua và hào hứng của học sinh trong môn học.
2.2. Đề xuất :
- Với môn mĩ thuật cần trang bị phòng học và các trang thiết bị, đồ dùng học tập, tài liệu tham khảo đầy đủ để đáp đặc thù bộ môn.
- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm chỉ đạo sát sao hơn trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Cần có sự đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm số để tạo sự ganh đua, hứng thú, tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh
File đính kèm:
- tham luan mi thuat 2012.doc