MỤC LỤC
TÓM TẮT . i
Môi trường kinh tếtoàn cầu trởnên bất ổn hơn . 1
Áp lực âm ỉdo giá dầu và giá lương thực tăng . 2
Lạm phát tăng tốc. 3
Tác động xã hội của tình trạng giá cảtăng cao. 5
Nhập khẩu tăng vọt . 6
Tài khoản vãng lai tiếp tục thâm hụt. 8
Nguyên nhân tình trạng kinh tếquá nóng . 9
Các giải pháp chính sách và tình hình thực hiện . 11
Có hiệu quảhay không?. 12
Chính sách tỉgiá. 13
Giá tài sản sụt giảm. 15
Hoạt động Kinh tế: Mục tiêu và Dựbáo. 16
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cập nhật Tình hình Phát triển Kinh tế của Việt Nam năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CPI chứ không phải trên giá thành sản xuất. Tuy
nhiên, ước tính này cho thấy rằng tiền đồng đã bị mất giá và đây không phải là động thái
tích cực khi nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng nhập siêu.
Biểu đồ 11: Tỉ giá danh nghĩa và tỉ giá thực tế
85
90
95
100
105
110
115
120
Dec-06 Mar-07 Jun-07 Oct-07 Jan-08 Apr-08
Ch
ỉ s
ố
(T
12
/2
00
6
=
10
0)
Giỏ NT chuẩn Giỏ NT danh nghĩa Đôla danh nghĩa
Nguồn: Ước tính của Ngân hàng Thế giới, dựa trên chỉ số lạm phát CPI và tỉ
giá danh nghĩa cho Mỹ, khu vực EU và Nhật Bản, áp dụng các trọng
số liên quan đến thương mại.
Các quyết định chính sách được đưa ra cùng với nỗ lực bình ổn nền kinh tế bao
gồm cả việc cho phép áp dụng tỉ giá linh hoạt hơn. Điều này sẽ giúp nền kinh tế có khả
năng đối phó tốt hơn nếu như luồng vốn (chảy vào hay chảy ra) tăng lên. Ý định nới rộng
biên độ tỉ giá lên ± 2 phần trăm đã được công bố. Tỉ giá linh hoạt hơn cũng sẽ giúp cho các
doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình làm quen với ý niệm về rủi ro tỉ giá, khuyến khích
họ giảm bớt rủi ro của mình. Chênh lệch tiền tệ là một nguồn gây bất ổn quan trọng trong
những giai đoạn điều chỉnh.
15
Mức độ chênh lệch tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam còn ít được biết đến. Cán cân
tiền tệ của cả nước thì tương đối cân bằng, vì giá trị danh nghĩa của nợ nước ngoài cũng
tương đương với phần dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, Việt Nam là chủ nợ ròng nếu tính bằng
giá trị hiện tại của nợ, do phần lớn các khoản vay từ nước ngoài là vay ưu đãi. Các ngân
hàng thương mại là chủ nợ ròng về ngoại tệ, với phần tài sản ngoại tệ ròng lớn, trong khi
nhiều doanh nghiệp (kể cả một số DNNN lớn) là con nợ ròng.
Giá tài sản sụt giảm
Việc thắt chặt tín dụng như một phần của gói giải pháp bình ổn đã có tác động đối
với giá bất động sản. Những thông tin có được về thị trường địa ốc tương đối chắp vá, chủ
yếu mang tính giai thoại. Tuy nhiên, các ý kiến đều đồng ý rằng giá cả đã giảm sút, và để
bán một tài sản phải mất nhiều thời gian hơn.
Thông tin về giá cổ phiếu rõ ràng hơn nhiều. Thị trường chứng khoán Việt Nam trải
qua thời kỳ bùng nổ trong khoảng thời gian từ 2006 đến tháng 3/2007. Vốn hóa ở Sở Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HASTC) đạt gần 29 tỉ
USD, hoặc trên 40% GDP, so với 1 tỉ USD tương đương 1,2% GDP vào năm 2005. Những
yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng phải thận trọng trong việc cho vay đối với các công ty
chứng khoán và nhà đầu tư chứng khoán đã làm thị trường nguội đi kể từ mùa hè 2007.
Song chính sách thắt chặt tín dụng đã làm cho giá cả đột ngột đi xuống theo hình trôn ốc,
điều này dường như không dựa trên những yếu tố căn bản. Tính đến tháng 6/2008, tổng
vốn hóa của hai thị trường ước tính đạt khoảng 17% GDP, thấp hơn một nửa so với tháng
12/2007. Hay nói một cách khác, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất khoảng 16 tỉ
USD giá thị trường tính từ đầu năm (Biểu đồ 12).
Sự sụt giảm này một phần phản ánh sự điều chỉnh cần thiết sau một thời kỳ tăng
trưởng phi lý. Song có lẽ nó đã đi quá xa nếu tính đến những nền tảng căn bản của thị
trường. Tính đến cuối tháng 5/2008, hệ số P/E trung bình tại HOSE ước tính là 10; còn ở
HASTC vào khoảng 6-7. Để làm thị trường nguội bớt, HOSE đã đột ngột thu hẹp biên độ
giao dịch hàng ngày từ 5% xuống 1%. Ở HASTC biên độ giao dịch được thu hẹp từ 10%
xuống còn 2%. Gần đây các biên độ này đã được nới lỏng hơn một chút, lên 2% và 3%
tương ứng ở hai sàn. Động thái này tạm thời làm nhà đầu tư nhẹ nhõm hơn, nhưng cũng
làm cho chứng khoán trở nên khó bán.
Thị trường tài sản trầm lắng sẽ ảnh hưởng đến các NHCP đã cho vay rất mạnh để
đầu tư tài chính và địa ốc. Các khoản vay chưa được thanh toán liên tục được chuyển hạn
có thể cho ngân hàng có thời gian để đợi cho thị trường tài sản phục hồi trở lại. Nhưng với
lãi suất tăng cao hơn, việc đảo nợ không thể kéo dài mãi.
16
Biểu đồ 12: Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam
30
50
70
90
110
130
Jun-07 Aug-07 Oct-07 Dec-07 Feb-08 Apr-08 Jun-08
In
de
x
(Ju
ne
07
=
10
0)
EMI S&P 500 VN Index
Nguồn: HOSE tính cho Việt Nam, Morgan Stanley Capital International tính
cho Chỉ số Thị trường mới nổi (EMI) và Standard and Poor cho chỉ số
S&P500.
Tình trạng này đòi hỏi phải có 2 loại biện pháp. Thứ nhất là quyết đoán hơn trong
việc chuyển sang các hợp phần khác của gói chính sách bình ổn đã công bố hồi tháng Ba.
Cho đến nay, các hành động mới chỉ tập trung vào chính sách tiền tệ. Các công bố đưa ra
còn nhắc đến chính sách tài khóa, song việc cắt giảm chi tiêu vẫn chưa thực sự diễn ra.
Việc thiếu vắng hoạt động điều chỉnh ngân sách đồng nghĩa với việc tất cả gánh nặng của
nhiệm vụ bình ổn kinh tế được đặt lên khả năng tiếp cận tín dụng.
Thứ hai, cần đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính và duy trì lòng tin của người
gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng. Cho đến nay, sự ổn định này vẫn được duy trì bằng
cách đảm bảo cho các NHCP gặp khó khăn được tiếp cận với vốn khả dụng. Tuy nhiên,
sớm hay muộn có lẽ cũng cần để cho một số NHCP yếu nhất bị thâu tóm bởi các ngân hàng
mạnh hơn và có uy tín hơn. Một dấu hiệu đáng mừng là một số ngân hàng nước ngoài đã
tăng tỉ lệ cổ phần trong các NHCP lên 15% theo hạn mức quy định.
Hoạt động Kinh tế: Mục tiêu và Dự báo
Triển vọng của nền kinh tế chắc chắn không thuận lợi bằng một năm trước đây.
Chính phủ quyết tâm chống lạm phát và gói chính sách bình ổn sẽ dẫn đến tỉ lệ tăng trưởng
thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi đầu năm. Tuy nhiên, nền tảng kinh tế của Việt Nam vẫn
mạnh và tăng trưởng GDP có thể sẽ nhanh phục hồi hơn so với mục tiêu chính thức.
Trong quý I năm 2008, GDP tăng trưởng 7,4%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2007,
song không nhiều (Bảng 6). Mặc dù dự báo quý I không phải là cơ sở để tính kết quả cho
cả năm, song những động thái kinh tế trong và ngoài nước thời gian gần đây vẫn rất khả
quan.
17
Bảng 6: Tăng trưởng GDP theo ngành
2006 2007 Q1-06 Q1-07 Q1-08
Tổng GDP 8,2 8,5 7,2 7,8 7,4
Nông, lâm, ngư nghiệp 3,4 3,4 2,1 2,6 2,9
Công nghiệp và xây dựng 10,4 10,6 8,5 9,1 8,1
Công nghiệp 10,2 10,2 8,7 9,3 9,0
Khai khoáng 0,8 -2,0 0,2 0,1 0,1
Chế tác 12,4 12,8 11,0 11,9 10,6
Xây dựng 11,1 12,0 8,1 7,9 3,3
Dịch vụ 8,3 8,7 7,4 8,0 8,1
Bán lẻ 8,6 8,7 7,7 7,7 7,5
Nguồn: TCTK.
Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng 2,9% trong quý I năm 2008, mặc dù
tình trạng bệnh dịch gia súc vẫn tiếp tục và thời tiết không thuận lợi, sau một mùa đông
khắc nghiệt ở miền Bắc và miền Trung. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có một vụ
đông xuân bội thu, sản lượng lúa vượt trên 9,9 triệu tấn, tăng hơn nửa triệu tấn so với năm
ngóai. Giá trị gia tăng từ nuôi trồng thủy sản tăng 7,6% do tổng sản lượng tăng 9,3%.
Những kết quả này bù đắp cho sự sụt giảm trong ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm, do
ảnh hưởng của các cơn bùng phát dịch bệnh trong những tháng gần đây.
Trong quý I, giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp tăng 9% so với cùng kỳ
năm trước. Giá trị gia tăng trong ngành khai khoáng chỉ tăng 0,1% do sản lượng dầu thô
giảm và ngành chế tác cũng giảm sút. Trong lĩnh vực công nghiệp, doanh số của khu vực tư
nhân trong nước tăng 22% trong khi của các doanh nghiệp nhà nước tăng 7,9% so với cùng
kỳ năm trước trong bốn tháng đầu năm 2008. Khu vực tư nhân tiếp tục mở rộng và trở
thành khu vực tạo công ăn việc làm chính ở Việt Nam. Ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là
ngành xây dựng, chỉ tăng trưởng 3,3% trong quý I, tỉ lệ thấp nhất trong nhiều năm. Khu
vực dịch vụ với mức tăng trưởng mạnh trong 3 năm qua vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh
trong quý đầu năm 2008 nhờ hoạt động hiệu quả của ngành du lịch, vận tải và dịch vụ tài
chính.
Xuất khẩu tăng 27,6% trong 4 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm trước (Bảng
7). Kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng mạnh mặc dù năng lực sản xuất bị hạn chế, nhờ giá
dầu trên thị trường thế giới tăng cao. Tính đến tháng Tư, khối lượng xuất khẩu dầu giảm
10,5% song kim ngạch xuất khẩu lại tăng 46,2%. Xuất khẩu các mặt hàng phi dầu lửa cũng
bắt nhịp với xuất khẩu dầu lửa.
Vượt ra khỏi phạm vi chi tiết theo từng ngành, “quán tính” thống kê cho thấy tăng
trưởng trong năm 2008 vẫn mạnh kể cả khi đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 7% cho từng quý
còn lại của năm nay. Với mức tăng trưởng GDP 8,5% năm 2007 và vẫn còn ở mức 7,4%
trong quý I năm 2008, sự giảm tốc có lẽ sẽ chậm lại so với chỉ tiêu chính thức đề ra. Kể cả
khi tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng giảm xuống bằng 0 trong thời gian còn lại của
18
năm nay và các ngành khác hoạt động ở mức độ như quý I, GDP sẽ tiếp tục tăng trưởng ở
quanh mức 7,5% trong năm 2008.
Bảng 7: Cơ cấu và Tăng trưởng Xuất khẩu
Tăng trưởng (phần trăm)
Giá trị
(triệu $)
2007 2006 2007 4M-06 4M-07 4M-08
Tổng thu nhập từ xuất khẩu 48.561 22,8 21,9 25,1 22,0 27,6
Dầu thô 8.488 12,1 2,4 15,6 -10,5 46,2
Mặt hàng phi dầu 40.074 25,9 27,1 28,0 31,2 23,9
Gạo 1.490 -9,3 16,8 -9,0 -7,3 72,7
Nông sản khác 4.696 42,0 31,3 34,4 49,7 6,0
Thủy hải sản 3.763 22,6 12,1 22,5 20,4 13,6
Than 1.000 36,6 9,3 47,8 23,4 28,0
May mặc 7.750 20,6 32,8 38,7 31,7 24,5
Da giày 3.994 18,2 11,2 21,4 11,0 15,7
Điện tử và máy tính 2.154 19,7 26,1 23,7 27,5 33,9
Thủ công mỹ nghệ 825 10,9 30,9 10,8 21,6 8,6
Sản phẩm gỗ 2.404 23,7 24,4 31,9 24,2 22,5
Khác 11.996 38,7 37,6 32,9 47,1 30,5
Nguồn: TCHQ và TCTK.
Từ góc độ này, chi phí của việc giữ vững lập trường đối với lạm phát sẽ không lên
quá cao trong thời gian trước mắt. Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trong gói chính
sách bình ổn của mình một cách hiệu quả mà không phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng
sụt giảm quá mạnh trong ngắn hạn. Phải thừa nhận rằng, “quán tính” thống kê này sẽ không
còn nữa khi sang đến năm thứ hai. Và điều này cũng làm cho tốc độ tăng trưởng dần khôi
phục trở lại một khi chính sách thắt chặt được nới lỏng. Vào thời điểm hiện tại, rõ ràng Việt
Nam có thể ưu tiên cho mục tiêu bình ổn kinh tế.
File đính kèm:
- Tai lieu tham khao Kinh te Viet Nam.pdf