Tại lớp 5A cô giáo đang giảng bài Khoa học, hôm ấy là lễ noel, bỗng Nam giơ tay hỏi:
- Thưa cô, có phải nguồn gốc loài người là do loài vượn sinh ra không ạ?
Cô giáo hơi bất ngờ rồi bình tĩnh trả lời:
- Đúng đấy, nhưng vấn đề này các em sẽ được học sau.
Cô giáo tưởng ổn không ngờ Đức, đạo thiên chúa, đứng phắc lên phản ứng:
- Thưa cô, không đúng ạ. Loài người là do Chúa sinh ra.
Cô giáo bình tĩnh đáp:
- Cô sẽ trao đổi với các em vấn đề này sau, bây giờ chúng ta học tiếp bài hôm nay.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Bài giáo dục học tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN TÂM LÝ – GIÁO DỤC
BÀI BÁO CÁO GIÁO DỤC HỌC TIỂU HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Mùi
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Dẫn
Mã số sinh viên: 1090331
Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2011
1. Tình huống:
Tại lớp 5A cô giáo đang giảng bài Khoa học, hôm ấy là lễ noel, bỗng Nam giơ tay hỏi:
- Thưa cô, có phải nguồn gốc loài người là do loài vượn sinh ra không ạ?
Cô giáo hơi bất ngờ rồi bình tĩnh trả lời:
Đúng đấy, nhưng vấn đề này các em sẽ được học sau.
Cô giáo tưởng ổn không ngờ Đức, đạo thiên chúa, đứng phắc lên phản ứng:
Thưa cô, không đúng ạ. Loài người là do Chúa sinh ra.
Cô giáo bình tĩnh đáp:
Cô sẽ trao đổi với các em vấn đề này sau, bây giờ chúng ta học tiếp bài hôm nay.
Chưa được trả lời thỏa đáng, Đức yêu cầu cô giải đáp thắc mắc của mình. Nam thấy thế cũng yêu cầu cô phân xử ngay. Lúc này cô giáo thấy nóng mặt về thái độ quá khích của 2 học sinh. Cô kiên quyết:
Loài người có nguồn gốc từ loài vượn, vấn đề này đã được khoa học chứng minh, không bàn cãi nữa.
Nam được nước lên giọng với Đức:
Thấy chưa, cậu nói sai rồi nhé.
Thế các cậu cũng từ loài vượn mà ra à, cô cũng vậy à. - Đức phản bác.
Cô giáo tức giận, như thấy mình bị xúc phạm, cô quát lớn:
Đức, đi ra khỏi lớp ngay, đồ vô lễ!
Đức thấy mình không có lỗi, cứ ngồi lì đó nhìn cô không chịu đi ra.
-Sưu tầm-
2. Phân tích
2.1 Vấn đề
Ở tình huống này ta thấy có 2 vấn đề cần được giải quyết đó là: Tại sao lại có sự xung đột giữa Đức và Nam? Và tại sao Đức lại có thái độ không tốt với cô? Nhưng vấn đề chủ chốt ở đây là tại sao Đức lại có thái độ như vậy đối với cô.
2.2 Nguyên nhân
Bây giờ ta đi xem xét lần lượt nguyên nhân của hai vấn đề trên.
- Vấn đề thứ 1: Tại sao lại có sự xung đột giữa Đức và Nam? Nguyên nhân là do cô giáo không giải quyết thỏa đáng nhu cầu nhận thức của học sinh. Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi thích tìm hiểu, khám phá. Các em luôn muốn giải quyết thỏa đáng những thắc mắc của mình ngay tức thời nhưng cô giáo đã không làm điều đó mà chỉ hẹn lần sau. Thêm vào đó lứa tuổi này trẻ rất hiếu thắng không muốn chịu thua ai nên xảy ra xung đột là chuyện tất yếu.
- Vấn đề thứ 2: Tại sao Đức lại có thái độ không tốt với cô? Nguyên nhân là do cô giáo đã không công nhận cảm xúc và ý kiến của Đức, Đức cảm thấy mình không được tôn trọng và bị xúc phạm. Do các em còn nhỏ nên rất dễ bị tổn thương tâm lý. Mặt khác Đức thấy cô giáo đối xử với mình là không đúng vì theo kiến thức em được học ở thánh đường thì Chúa mới sinh ra con người.
2.4 Đề xuất hướng giải quyết:
Để giải quyết các vấn đề trên, chúng ta nên hoan nghênh tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu của các em. Đây là ta đã áp dụng nguyên tắc khen, đồng tình với các em, rất vui vì nhận được ý kiến phát biểu của các em. Học sinh cảm thấy mình được tôn trọng và tuyệt nhiên sẽ không có thái độ bất hợp tác với giáo viên. Bên cạch đó cũng phải trả lời nhanh chóng kịp thời ý kiến của học sinh để không ảnh hưởng tới bài học đang dang dở mà còn làm các em thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình, không xảy ra xung đột. Về vấn đề này ta nên trả lời với học sinh như sau:
Cô rất vui vì thái độ học tập, tìm tòi, học hỏi nhau, tranh luận với nhau như hai em, em nào cũng nói đúng nếu xét trên những phương diện khác nhau. Tuy nhiên, bây giờ đang học khoa học thời gian quá ít để ta bàn vấn đề hấp dẫn này. Cô sẽ nghe những ý kiến rất hay của các em sau tiết học này. Các em đồng ý không?
Tâm lý con người là vậy, nếu như ta công nhận rằng họ nói đúng thì họ sẽ chẳng đấu tranh cho quan điểm của họ làm gì nữa. Ngoài ra, để người khác khỏi phải nói nhiều trong khi không có thời gian ta chỉ cần nói như trên “Tuy nhiên, bây giờ đang học khoa học thời gian quá ít để ta bàn vấn đề hấp dẫn này. Cô sẽ nghe những ý kiến rất hay của các em sau tiết học này. Các em đồng ý không?”. Học sinh sẽ thấy rằng rất hợp lý và không muốn bàn luận tại thời điểm nay, mà sẽ đợi hết tiết đang học. Và như vậy, cô giáo đã có thể tiếp tục bài giảng của mình rất êm đẹp. Đối với câu nói của Đức cần chỉnh sửa ngay trên lớp, cho Đức biết cái sai của em là không được nói như thế với người lớn hơn mình. Đồng thời cũng là để cho cả lớp nghe mà rút kinh nghiệm.
3. Bài học kinh nghiệm:
Qua tình huống trên ta rút ra 1 bài học cho bản thân là trong bất cứ hoàn cảnh nào người giáo viên cũng phải bình tỉnh ứng phó, không nên nổi giận với học sinh. Nếu học sinh có phát ngôn sai thì kịp thời chỉnh sửa, nhất thiết là phải cho các em biết các em sai ở chổ nào, để các em hiểu mà có phản ứng tốt với giáo viên. Giáo viên cũng phải biết phát huy sự phát biểu của học sinh và tôn trọng ý kiến ấy, không nên vội vàng bác bỏ vì như vậy sẽ kiềm hãm sự phát triển của học sinh. Người giáo viên cần phải trao dồi thật nhiều những kiến thức tâm lý và cách giáo dục trẻ để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh trong giáo dục một cách hợp lý. Lứa tuổi tiểu học, các em còn nhỏ, nhu cầu nhận thức chưa cao, thích tìm tòi khám, kinh nghiệm sống còn hạn hẹp. Vì vậy ta cần giáo dục tòan diện về mọi mặt, giải quyết thỏa đáng nhu cầu nhận thức của học sinh, phải biết công nhận cảm xúc của các em, phải biết khen các em thì công tác giáo dục mới hiệu quả.
Vì 1 lời khen bằng 100 lời chê nên hãy khen thật nhiều.
Nguyễn Minh Dẫn
File đính kèm:
- bao cao thuc tap su pham tieu hoc nam 3.doc