Bài toán "tìm phần thập phân của thương"

Bài toán 1 : Số có 1995 chữ số 7 khi chia cho 15 thì phần thập phân của thương là bao nhiêu ?

Giải : Gọi số có 1995 chữ số 7 là A. Ta có :

Một số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3. Tổng các chữ số của A là 1995 x 7. Vì 1995 chia hết cho 3 nên 1995 x 7 chia hết cho 3. Do đó A = chia hết cho 3.

Một số hoặc chia hết cho 3 hoặc chia cho 3 cho số dư là 1 hoặc 2.

Chữ số tận cùng của A là 7 không chia hết cho 3, nhưng A chia hết cho 3 nên trong phép chia của A cho 3 thì số cuối cùng chia cho 3 phải là 27. Vậy chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3 là 9, mà 9 x 2 = 18, do đó số A/3 x 0,2 là số có phần thập phân là 8. Vì vậy khi chia A = cho 15 sẽ được thương có phần thập phân là 8.

 

doc2 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài toán "tìm phần thập phân của thương", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TOÁN "TÌM PHẦN THẬP PHÂN CỦA THƯƠNG" Bài toán 1 : Số có 1995 chữ số 7 khi chia cho 15 thì phần thập phân của thương là bao nhiêu ? Giải : Gọi số có 1995 chữ số 7 là A. Ta có : Một số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3. Tổng các chữ số của A là 1995 x 7. Vì 1995 chia hết cho 3 nên 1995 x 7 chia hết cho 3. Do đó A = chia hết cho 3. Một số hoặc chia hết cho 3 hoặc chia cho 3 cho số dư là 1 hoặc 2. Chữ số tận cùng của A là 7 không chia hết cho 3, nhưng A chia hết cho 3 nên trong phép chia của A cho 3 thì số cuối cùng chia cho 3 phải là 27. Vậy chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3 là 9, mà 9 x 2 = 18, do đó số A/3 x 0,2 là số có phần thập phân là 8. Vì vậy khi chia A = cho 15 sẽ được thương có phần thập phân là 8. Nhận xét : Điều mấu chốt trong lời giải bài toán trên là việc biến đổi A/15 = A/3 x 0,2 Sau đó là chứng minh A chia hết cho 3 và tìm chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3. Ta có thể mở rộng bài toán trên tới bài toán sau : Bài toán 1* : Tìm phần thập phân của thương trong phép chia số A cho 15 biết rằng số A gồm n chữ số a và A chia hết cho 3 ? Nếu kí hiệu A = và giả thiết A chia hết cho 3 (tức là n x a chia hết cho 3), thì khi đó tương tự như cách giải bài toán 1 ta tìm được phần thập phân của thương khi chia A cho 15 như sau : - Với a = 1 thì phần thập phân là 4 (A = , với n chia hết cho 3) - Với a = 2 thì phần thập phân là 8 (A = , với n chia hết cho 3) - Với a = 3 thì phần thập phân là 2 (A = , với n tùy ý) - Với a = 4 thì phần thập phân là 6 (A = , với n chia hết cho 3) - Với a = 5 thì phần thập phân là 0 (A = , với n chia hết cho 3) - Với a = 6 thì phần thập phân là 4 (A = , với n tùy ý) - Với a = 7 thì phần thập phân là 8 (A = , với n chia hết cho 3) - Với a = 8 thì phần thập phân là 2 (A = , với n chia hết cho 3) - Với a = 9 thì phần thập phân là 6 (A = , với n tùy ý). Trong các bài toán 1 và 1* ở trên thì số chia đều là 15. Bây giờ ta xét tiếp một ví dụ mà số chia không phải là 15. Bài toán 2. Tìm phần thập phân của thương trong phép chia số cho 36 ? Giải. Đặt A = . Ta có : . Vì 0,25 có hai chữ số ở phần thập phân nên ta sẽ tìm hai chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 9. Một số chia hết cho 9 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 9. Tổng các chữ số của A là 2007 x 1 = 2007. Vì 2007 chia hết cho 9 nên A = chia hết cho 9. Một số hoặc chia hết cho 9 hoặc chia cho 9 cho số dư là một trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Chữ số tận cùng của A là 1 không chia hết cho 9, nhưng A chia hết cho 9 nên trong phép chia của A cho 9, thì ở bước cuối (ta gọi là bước k) : số chia cho 9 phải là 81. Vậy chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 9 là 9. Cũng trong phép chia của A cho 9, ở trước bước cuối (bước k - 1) : số chia cho 9 cho số dư là 8 sẽ là 71 và khi đó ở thương ta được số giáp số cuối cùng là 7. Vậy hai chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 9 là 79. Do đó số là số có phần thập phân là 75. Nhận xét : a) Vì số 0,25 có phần thập phân là số có hai chữ số, nên nếu ta chỉ tìm một chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 9 và sau đó nhân chữ số cuối này với 0,25 thì kết quả sẽ không đúng. b) Cũng có thể biến đổi 36 = 12 x 3 hoặc 36 = 6 x 6, ... tuy nhiên việc tính toán sẽ phức tạp và trong nhiều trường hợp là không thực hiện được. Qua hai bài toán trên, các bạn đã biết được một cách để tìm phần thập phân của thương trong phép chia một số cho một số có hai chữ số. Tất nhiên, trong trường hợp số chia là số gồm hai chữ số có dạng tổng quát (p là số tự nhiên từ 1 đến 9, q là số tự nhiên từ 0 đến 9), hoặc số chia là số có hơn 2 chữ số (và tất nhiên số bị chia A là tương đối lớn), thì các câu hỏi như ở bài toán 1, bài toán 2 vẫn là các câu hỏi khó và cần tiếp tục được suy nghĩ và làm rõ. Để kết thúc bài viết, mời các bạn cùng giải các bài tập sau : Tìm phần thập phân trong thương của phép chia : a) số cho 12 ? b) số cho 45 ? c) số cho 24 ? Trần Thị Minh Hiển (Giáo viên trường TH Nguyễn Viết Xuân, TP. Nam Định, Nam Định)

File đính kèm:

  • docChuyen de BDHSG Toan 5(1).doc
Giáo án liên quan