I. Mục tiêu
- HS biết được HIV là gì, AIDS là gì.
- HS biết được các giai đọan của HIV/AIDS
II. Tài liệu, phương tiện
- Bộ sơ đồ hoàn chỉnh các giai đọan của HIV/AIDS
- Bộ sơ đồ (cắt rời) các giai đọan của HIV/AIDS
III. Các hoạt động
*Giới thiệu bài: Động não (10 phút)
- GV đặt vấn đề: Chúng ta đã nghe nói nhiều về HIV/AIDS. Vậy mỗi người sẽ hỏi hoặc nói một điều bất kỳ có liên quan đến HIV mà các em muốn biết hoặc đã biết.
- GV ghi tất cả các ý kiến của HS lên bảng, sau đó phân loại các ý kiến để tìm xem có những ý nào sẽ học ở bài này và ý nào sẽ học ở các bài sau.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tìm hiểu về HIV/AIDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TÌM HIỂU VỀ HIV/AIDS
(60 phút)
I. Mục tiêu
- HS biết được HIV là gì, AIDS là gì.
- HS biết được các giai đọan của HIV/AIDS
II. Tài liệu, phương tiện
- Bộ sơ đồ hoàn chỉnh các giai đọan của HIV/AIDS
- Bộ sơ đồ (cắt rời) các giai đọan của HIV/AIDS
III. Các hoạt động
*Giới thiệu bài: Động não (10 phút)
- GV đặt vấn đề: Chúng ta đã nghe nói nhiều về HIV/AIDS. Vậy mỗi người sẽ hỏi hoặc nói một điều bất kỳ có liên quan đến HIV mà các em muốn biết hoặc đã biết.
- GV ghi tất cả các ý kiến của HS lên bảng, sau đó phân loại các ý kiến để tìm xem có những ý nào sẽ học ở bài này và ý nào sẽ học ở các bài sau.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về HIV/AIDS là gì.
Mục tiêu: Học sinh hiểu đựoc HIV là gì, AIDS là gì.
Cách tiến hành
Bước 1: Động não (2-3 phút)
GV hỏi học sinh:
- HIV là gì?
- AIDS là gì?
(GV có thể gợi ý để các em nhớ lại kiến thức đã học ở bài 3: HIV/AIDS cũng là một trong các BLQĐTD và HIV chính là một loại vi rút).
Bước 2: Thảo luận: Giáo viên khuyến khích các em trao đổi, cần nêu bật:
· HIV là loại vi rút khi nhiễm vào cơ thể sẽ gâh suy giảm hệ thống miễn dịch ở người. Chính nó gây ra căn bệnh thế kỷ AIDS. Vì sao HIV lại gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở cơ thển người?
· Vì HIV tấn công vào một bộ phận chủ chốt của hệ thống miễn dịch là bạch cầu. Làm cho bạch cầu mất khả năng chiến đấu chống lại các loại nấm, vi khuẩn, vi rút khác khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
· Một người bình thường có thê dễ dàng chiến thắng các loại nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn hay vi rút khác. Nhưng người nhiễm HIV thì không có khả năng đó, bởi vì hệ thống miễn dịch của họ đã bị HIV phá hủy.
Bước 3: Giáo viên kết luận:
- HIV là loại vi rút gây ra AIDS.
- Khi vi rút này xâm nhập cơ thể, nó sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể không bị nhiễm các bệnh. Sau một thời gian nhiễm HIV, cơ thể người ta không thể chiến thắng các loại bệnh nhiễm trùng và các bệnh thông thường khác.
- Khi cơ thể không còn khả năng chiến thắng các bệnh này thì người đó chuyển sang giai đoạn AIDS
Hoạt động 2: Các giai đoạn HIV/AIDS (30 phút)
Mục tiêu:
- Học sinh phân biệt được giai đoạn nhiễm HIV (thời kỳ ủ bệnh) và giai đoạn AIDS (thời kỳ bị bệnh, chữa không khỏi).
- HS nhận ra sự nguy hiểm ở chổ người nhiễm HIV nhìn bên ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Vì vậy họ có khả năng truyền vi rút cho người khác mà không ai hay biết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Động nào (2-3 phút)
GV đặt câu hỏi:
- Người nhiễm HIV sẽ trải qua những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của từng giai đoạn.
- Nhìn bằng mắt thường thúng ta có biết ai bị nhiễm HIV không? Tại sao?
GV gi mọi ý kiến của HS lên bảng. Sau đó phân loại các ý kiến và hoàn chỉnh những ý kiến đó ở bước 2.
Bước 2:
GV gắn sơ đồ các giai đoạn của HIV-AIDS lên bảng cho cả lớp quan sát và sử dụng sơ đồ này để giảng cho HS về từng thời kỳ từ khi nhiễm HIV đến giai đoạn AIDS. Đặc biệt nhấn mạnh thời kỳ “cửa sổ”, xét nghiệm sẽ cho kết quả HIV – nhưng người nhiễm HIV này vẫn có thể làm lây truyền HIV cho người khác.
Bước 3:
- GV phát cho mỗu nhóm một bộ hình vẽ rời các giai đoạn của HIV/AIDS, yêu cầu các nhóm ghép thành sơ đồ hoàn chỉnh và lần lượt từng thành viên chỉ vào sơ đồ và nói về các giai đoạn từ khi nhiễm HIV đến AIDS.
Bước 4:
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước cả lớp về các giai đoạn HIV/AIDS.
Kết luận:
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng có thể chia người bị nhiễm HIV thành 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn ủ bệnh:
Sau khi vi rút HIV xâm nhập vào cơ thể, người bị nhiễm HIV có thể không có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS là khoảng từ 1/2 năm đến 10 năm cũng có khi lâu hơn. Giai đoạn này là giai đoạn ủ bệnh. Trong giai đoạn này, người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh bình thường, nếu không xétn nghiệm htì cũng không biết làm mình có mang mầm bệnh. Nhưng trong giai đoạn này người mang vi rút HIV luôn có khả năng truyền vi rút HIV cho người khác mà không ai hay biết.
2. Giai đoạn AIDS:
Người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội như iả chảy kéo dài, lao và ung thư, mà kết cục là dẫn đến tử vong. Giai đoạn này cũng như giai đoạn trên đều có khả năng truyền vi rút cho người khác.
· Lưu ý: GV có thể sử dụng trò chơi “Hái hoa dân chủ” để dạy bài này. GV ghi mỗi câu hỏi có trong nội dung của bài ra một phiếu riêng, để vào trong một chiếc hộp hoặc treo lên những cành cây. Lần lượt, yêu cầu HS xung phong lên bắt câu hỏi và trả lời. Ai trả lời đúng có quyền chỉ định một bạn khác. Ai trả lời sai sẽ bị phạt hát một bài hoặc làm một việc theo yêu cầu của lớp.
IV. Thông tin cho giao viên
1. HIV là gì?
HIV là một loại vi rút; tên đấy đủ của nó là vi rút suy giảm miễn dịch ớ người.
Vi rút náy tấn công hệ thống bảo vệ cơ thể và làm cho hệ thống này suy yếu dần đi.
2. AIDS là gì?
Tên đấy đủ của AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS chính là giai đoạn cuối của nhiễm HIV. Nó là một căn bệnh nghiêm trọng từ từ tấn công và phá hoại hệ thống miễn dịch của cơ thể (hay đơn giản hơn là cơ chế phòng thủ của cơ thể), làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh ung thư mà nếu là một người khoẻ mạnh thì rất khó nhiễm. Những nhiễm trùng này, hay còn gọi là nhiễm trùng cơ hội, cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong.
3. Cơ chế hoạt động của vi rút HIV
Vi rút HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch (bảo vệ) của cơ thể như thế nào?
Vi rút HIV phá huỷ các tế bào bạch cầu (tế bào T), là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các tế bào CD4 + T-lymphocyte đóng một vai trò thiết yếu đối với sự hoạt động của hệ thống miễn dịch và là mục tiêu chính của Vi rút HIV. Một khi vi rút xâm nhập vào các tế bào náy của cơ thể, nó sẽ gây nhiễm trùng hoặc bị ung thư mà nếu không bị nhiễm vi rút này nó có thể chống lại được. Những nhiễm trùng này gọi là nhiễm trùng cơ hội. Sự phá huỷ này diễn ra trong một thời gian dài, khoảng từ ½ đến 10 năm. Hầu hết những người bị nhiễm HIV đều có vẻ ngoài khoẻ mạnh, không có triệu chứng gì trong nhiều năm. Không thể biết được ai bị nhiễm HIV/AIDS qua vẻ bề ngoài của họ. Thử máu là cách duy nhất để biết được một người có bị nhiễm HIV hay không.
4. Các dấu hiệu và triệu chứng của AIDS là gì?
Sau khi vi rút HIV xâm nhập cơ thể người, người đó có thể không có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS trong vòng 5 đến 10 năm. Tuy nhiên, cũng có thể có một vài triệu chứng nhiễm trùng ban đầu như bị cúm nặng. Khi hệ thống miễn dịch ở người bắt đầu suy giảm. các dấu hiệu và triệu chứng của AIDS bắt đầu phát triển. Những dấu hiệu và triệu chứng náy có thể là:
- Giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể
- Sốt kéo dài hơn một tháng
- Các bệnh bạch huyết
- ỉa chảy kéo dài hơn một tháng (thỉnh thoảng hoặc liên tục)
- Trầy xước da
- Mệt mỏi kéo dài
- Ra nhiều mồ hôi khi ngủ
- Ho khan kéo dài
Ở giai đoạn cuối cùng là AIDS, người nhiễm có thể sẽ mắc ho lao, viêm phổi, ỉa chảy và các truyền nhiễm mãn tính, thường được gọi là các nhiễm trùng cơ hội. Người nhiễm thường chết vì các bệnh này.
5. Xét nghiệm HIV là gì?
Xét nghiệm HIV là xét nghiệm xem có kháng thể chống lại vi rút HIV hay không. Các xét nghiệm kháng thể chính được sử dụng để phát hiện sự có mặt của vi rút HIV trong cơ thể lả xét nhiệm ELISA và xét nghiệm Western Blot. Một người sau khi bị nhiễm HIV thường sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại vi rút. Đây chính là thời kỳ “cửa sổ”; tức thời kỳ vi rút mới xâm nhập vào cơ thể. Ở giai đoạn này, người nhiễm HIV sẽ không có bất kỳ triệu chứng gì. Ở một số trường hợp khác, sau khoảng từ 2 đến 8 tuần hay thậm chí lâu hơn, người nhiễm HIV có thể có một vải triệu chứng như sốt, ra mồ hôi, đau đầu, đau cơ, ho khan, mạch máu ở cổ và nách sưng phù, và da trầy xước.
Nếu xét nghiệm vào thời điểm này để tìm sự có mặt của kháng thể HIV thì kết quả có thể sẽ là âm tính (HIV-), tuy nhiên người nhiễm HIV này vẫn có thể làm lây truyền sang người khác. Thời kỳ “cửa sổ” có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Do vậy một xét nghiệm được tiến hành trong thời kỳ cửa sổ có thể có kết quả âm tính giả. Chỉ những xét nghiệm được tiến hành sáu tháng kể từ ngày có quan hệ tình dục không được bảo vệ (không sử dụng bao cao su đúng cách) hoặc dùng chung kim tiêm thì mới có thể chắc chắn kháng thể có xuất hiện hay không.
Giai đoạn nhiễm bệnh không có triệu chứng: Nếu xét nghiệm để tìm kháng thể HIV, kết quả xét nghiệm có thể sẽ là dương tính. Người nhiễm HIV ở giai đoạn này, giai đoạn có thể kéo dài từ ½ năm đến 10 năm, không có biểu hiện bệnh nào cả. Trong giai đoạn này, một số chủng bệnh có thể rút ngắn giai đoạn chuyển hoá huyết thanh và đẩy nhanh sang giai đoạn AIDS.
Giai đoạn AIDS: xuất hiện các triệu chứng lâm sàng chủ yếu để chuẩn đoán được chính xác AIDS. Những triêu chứng này bao gồm các nhiễm trùng cơ hội và ung thư, mà kết cục dẫn đến tử vong.
File đính kèm:
- BÀI TÌM HIỂU VỀ HIV.doc