Giáo viên là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Vì vậy, Đảng, Nhà Nước ta đặc biệt quan tâm đến công cuộc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Một trong những nội dung được chú trọng trong công tác này là bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Năm học 2013- 2014, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã biên soạn nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thành các MODULE cụ thể, tiện cho việc tiếp thu theo chủ đề. Qua thời gian tự học tôi đã nắm được những vấn đề sau:
I, PHẦN CHUNG:
MODULE THPT 1 ( Nguyễn Đức Sơn): Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT.
Module này giúp giáo viên xác định được sự tác động của hoàn cảnh xã hội đối với sự phát triển tâm lí của lứa tuổi học sinh THPT trong tàn bộ quá trình phát triển tâm lí của cá nhân. Đồng thời nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh THPT ở các phương diện: nhận thức- trí tuệ, tình cảm- ý chí, nhân cách, một số vấn đề tâm lí nổi bật của giai đoạn lứa tuổi THPT như quan hệ giới tình, căng thẳng tâm lí hay một số rắc rối mà lứa tuổi này có thể mắc phải như: chống đối xã hội, tự tử, lạm dụng các chất kích thích Qua đó, giúp giáo viên vận dụng các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT để tổ chức dạy học và giáo dục một cách hiệu quả nhất. Đồng thời mỗi giáo viên cũng phải có thái độ khách quan và khoa học trong việc nhìn nhận, đánh giá học sinh THPT.
MODULE THPT 2 ( Trần Quốc Thành): Hoạt động học tập của học sinh THPT.
Module này giúp giáo viên hiểu rõ bản chất của hoạt động học tập và vai trò của hoạt động học tập đối với sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng. Khi giáo viên đã nắm vững các đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh THPT, giáo viên có thể hình thành và đưa ra được các biện pháp giúp đỡ học sinh từ thích học tập đến học tập có kết quả tốt nhất. Qua Module này giáo viên phải hiểu rằng: tôn trọng và khuyến khích tính chủ động, tính độc lập của học sinh trong hoạt động học tập là cơ sở, điều kiện để học sinh đạt được kết quả cao. Đồng thời giáo viên phải luôn chia sẻ với học sinh về các áp lực trong thành tích học tập của học sinh.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Năm học 2013-2014 - Lê Thị Tuyết Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học 2013-2014
Họ và tên: Lê Thị Tuyết Nhung
Tổ: Văn- Anh
NỘI DUNG THU HOẠCH
Giáo viên là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Vì vậy, Đảng, Nhà Nước ta đặc biệt quan tâm đến công cuộc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Một trong những nội dung được chú trọng trong công tác này là bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Năm học 2013- 2014, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã biên soạn nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thành các MODULE cụ thể, tiện cho việc tiếp thu theo chủ đề. Qua thời gian tự học tôi đã nắm được những vấn đề sau:
I, PHẦN CHUNG:
MODULE THPT 1 ( Nguyễn Đức Sơn): Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT.
Module này giúp giáo viên xác định được sự tác động của hoàn cảnh xã hội đối với sự phát triển tâm lí của lứa tuổi học sinh THPT trong tàn bộ quá trình phát triển tâm lí của cá nhân. Đồng thời nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh THPT ở các phương diện: nhận thức- trí tuệ, tình cảm- ý chí, nhân cách, một số vấn đề tâm lí nổi bật của giai đoạn lứa tuổi THPT như quan hệ giới tình, căng thẳng tâm lí hay một số rắc rối mà lứa tuổi này có thể mắc phải như: chống đối xã hội, tự tử, lạm dụng các chất kích thíchQua đó, giúp giáo viên vận dụng các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT để tổ chức dạy học và giáo dục một cách hiệu quả nhất. Đồng thời mỗi giáo viên cũng phải có thái độ khách quan và khoa học trong việc nhìn nhận, đánh giá học sinh THPT.
MODULE THPT 2 ( Trần Quốc Thành): Hoạt động học tập của học sinh THPT.
Module này giúp giáo viên hiểu rõ bản chất của hoạt động học tập và vai trò của hoạt động học tập đối với sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng. Khi giáo viên đã nắm vững các đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh THPT, giáo viên có thể hình thành và đưa ra được các biện pháp giúp đỡ học sinh từ thích học tập đến học tập có kết quả tốt nhất. Qua Module này giáo viên phải hiểu rằng: tôn trọng và khuyến khích tính chủ động, tính độc lập của học sinh trong hoạt động học tập là cơ sở, điều kiện để học sinh đạt được kết quả cao. Đồng thời giáo viên phải luôn chia sẻ với học sinh về các áp lực trong thành tích học tập của học sinh.
MODULE THPT 3 ( Nguyễn Thanh Bình): Giáo dục học sinh THPT cá biệt.
Module này giúp giáo viên hiểu rõ trong một tập thể lớp học luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và nhứng học sinh khó giáo dục, luôn xuất hiện những hành vi không mong đợi, hoặc những học sinh mà chúng ta quen gọi đó là học sinh cá biệt. Bởi vậy, để những học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan, có ích cho xã hội là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà trường, gia đình và xã hội. Qua nội dung tự học giáo viên sẽ liệt kê được các phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt, các phương pháp giáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt. Từ đó sử dụng và phối hợp được các phương pháp thu thập thông tin về hócinh cá biệt, các phương pháp giáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt có tính đến đặc điểm lứa tuổi của học sinh THPT và đặc điểm cá nhân. Đặc biệt qua nội dung tự bồi dưỡng này giáo viên tích luỹ được kinh nghiệm và có phương pháp linh hoạt trong giáo dục học sinh cá biệt. Giáo viên có thể tham khảo những cách thức giáo dục học sinh cá biệt:
+ Giáo viên cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với học sinh cá biệt.
+ Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
+ Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen, hành vi cũ.
+ Giáo viên cần phải quan tâm hỗ trợ vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt.
+ Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
+ Tránh sử dụng củng cố tiêu cực.
+ Sử dụng hệ quả tự nhiên và logic.
+ Phương pháp ứng xử đối với một số loại hành vi có mục đích điển hình.
+ Lập kế hoạch phát triển cá nhan, khơi dậy hoài bãovaf ý thức tự giáo dục của học sinh.
+ Áp dụng mô hình thay đổi nhận thức, hành vi để cải thiện niềm tin, suy nghĩ chưa hợp lý của học sinh cá biệt.
+ Áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với cả tập thể lớp và học sinh cá biệt.
+ Thiết lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi, chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh.
Từ đó, giáo viên nên phối hợp các cách thức đó như thế nào để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả nhất.
MODULE THPT 10 ( Nguyễn Quang Uẩn, Phạm Thanh Bình): Rào cản học tập của các học sinh THPT.
Module này giúp giáo viên hiểu rõ học sinh ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng đồng thời cũng chịu nhiều áp lực tâm lí từ phía gia đình, nhà trường, xã hội đối với hoạt động học tập và các hoạt động khác. Nắm bắt được những vấn đề khái quát chung về rào cản tâm lí trong học tập, khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của rào cản tâm lí đến học tập của học sinh THPT. Từ đó biết cách phát hiện và phòng tránh những rào cản tâm lí trong học tập để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Nắm được phương pháp và kĩ năng hỗ trợ tâm lí cho học sinh, phát hiện và phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập.
Từ việc nắm bắt được những kiến thức cần thiết về lí thuyết, giáo viên sẽ vận dụng được các kiến thức về khó khăn tâm lí, rào cản tâm lí để nhận biết được những biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THPT; Vận dụng các phương pháp, kĩ năng để hỗ trợ một cách tốt nhất cho học sinh trong học tập đặc biệt giáo viên có thể áp dụng những biện pháp sau để giúp học sinh tránh được những rào cản tâm lí trong học tập:
Luôn luôn làm chủ cảm xúc của bản thân bởi khi mất kiểm soát về cảm xúc học sinh sẽ dễ đưa ra những quyết định sai lầm hoặc có hành vi lệch lạc.
Quản lí được những căng thẳng của ản thân
Giảm mức độ cao của stress để có sức khoẻ tốt cho việc học và thi.
Giáo viên có thể tham gia tư vấn trực tiếp cho học sinh hoặc hướng dẫn học sinh tham gia tư vấn từ người khác như: cha mẹ, bạn bè, anh chị.
MODULE THPT 11 ( Nguyễn Thị Hương): Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số THPT.
Module này giúp giáo viên có hiểu được khái niệm, nội dung của hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tâm lí đối với học sinh đặc biệt là học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số THPT và vai trò giáo viên khi chăm sóc hỗ trợ tâm lí học sinh; Nội dung, hình thức chăm sóc, hỗ trợ tâm lí đối với học sinh đặc biệt là học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số THPT. Từ đó biết vận dụng những kĩ năng cần thiết để lên kế hoạch cá nhân khi chăm sóc hỗ trợ tâm lí đối với học sinh đặc biệt là học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số THPT.
Nội dung tư vấn tâm lí cho học sinh nữ, học sinh ở trường dân tộc thiểu số có thể áp dụng cụ thể như sau:
Giáo dục giới tính.
Hỗ trợ học sinh nữ, học sinh vùng dân tộc thiểu số vượt qua những rào cản tâm lí và những khó khăn mà học sinh gặp phải.
Giúp học sinh tự ý thức về khả năng và năng lực học tập.
Tạo cơ hội cho học sinh chủ động và bình đẳng với học sinh khác trong học tập.
Qua chuyên đề này giáo viên sẽ nâng cao năng lực chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ và học sinh dân tộc thiểu số để góp phần quan trọng cho việc thành công trong thực hiện mục tiêu dạy học.
MODULE THPT 12 ( Nguyễn Quang Ẩn, Phạm Thanh Bình): Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập của học sinh THPT.
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của khoa họcnội dung học tập của học sinh ngày càng phong phú, đa dạng, phức tạp với nhiều chiều tác động. Hoạt động của học sinh mở rộng, vị trí trong gia đình, xã hội biến đổi cả về chất lẫn về lượng, tâm lí phức tạp, học tập căng thẳng rồi áp lực thi cửDo vậy, hiện tượng stress luôn luôn nảy sinh trong quá trình học tập của học sinh.
Module này giúp giáo viên nắm được những nội dung:
Khái quát chung về căng thẳng tâm lí( stress) nói chung và những căng thẳng tâm lí trong học tập; Khái niệm, nguyên nhân và những ảnh hưởng của stress đến học tập của học sinh THPT.
Biểu hiện và mức độ của stress trong học tập của học sinh THPT.
Phương pháp và kĩ năng ứng phó với stress trong học tập. Các phương pháp hỗ trợ tâm lí cho học sinh phát hiện và ứng phó với stress trong học tập của học sinh THPT.
Từ việc nắm vững những nội dung trên, giáo viên sẽ vận dụng được những kiến thức về stress trong học tập để nhận biết những biểu hiện stress của học sinh trong học tập để có những biện pháp, kĩ năng phù hợp giúp học sinh ứng phó kịp thời.
Như vậy, với 6 Module bồi dưỡng thường xuyên giành cho giáo viên THPT đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt các mục tiêu dạy học, giúp cho giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nghề dạy học luôn luôn là nghề cao quý nhất. Tuy nhiên bên cạnh những chuyên đề chung, Bộ giáo duc và đào tạo cần có những chuyên đề cụ thể cho từng phân môn giúp giáo viên tiếp cận thường xuyên, cập nhật những vấn đề trong chuyên môn giảng dạy.
II, PHẦN RIÊNG:
File đính kèm:
- BAI THU HOACH BDTX THPT.doc