Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 3 và module 31

Phương pháp học:

+ Tải tài liệu trên trang web

+ Đọc tài liệu

+ Thực hiện theo hướng dẫn tự học và trả lời câu hỏi theo module bài học.

+ Áp dụng vào thực tiễn, và từ thực tiễn kiểm nghiệm lại các phương pháp thực hiện và các cơ sở lý thuyết. Đồng thời suy ngẫm và cảm nhận để rút ra những bài học kinh nghiệm cho chính mình

 

doc14 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 16082 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 3 và module 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm mạnh, có giá trị cần phải nổ lực khai thác, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, chứa đựng sự cảm thông chia sẻ, hợp tác, yêu thương, tôn trọng, được thừa nhận không phân biệt đối xử. Giúp học sinh nhận thấy mình có giá trị, mình có khả năng, mọi người yêu quý tôn trọng và tin tưởng mình sẽ thay đổi. Cuộc sống và tương lai của bản thân, của gia đình đang rất cần sự cố gắng và thay đổi của chính em. Củng cố tích cực: khi các em thể hiện sự cố gắng thường nhận được nhiều nụ cười và sự quan tâm từ những người xung quanh. Khi học sinh có những phản ứng tích cực thì người lớn chú ý củng cố những hành vi tích cực đó để dần hình thành thói quen. Nếu thói quen không được củng cố nó sẽ thay đổi. Sử dụng tối đa sự khích lệ: giúp nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho HS Việc có thật và cụ thể, chân thành, luôn để lại cảm xúc tích cực. Khen thưởng, khích lệ: một số kỹ năng khen thưởng, khích lệ: + Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh + Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của học sinh + Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo hướng khác + Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của học sinh. Tránh sử dụng củng cố tiêu cực: hầu hết mọi người thường nhìn nhận đang có vấn đề về hành vi, hoặc cảm xúc một cách tiêu cực hơn thực tế, khi đó làm cho các em cảm thấy chán nản, giận dữ, bất lực, và có khi trầm cảm, các em dần mất sự cố gắng. Sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic: Hệ quả tự nhiên: là những gì xảy ra một cách tự nhiên không có sự can thiệp của người lớn. Ví dụ như: chơi game, không hài hòa giữa học tập, lao động, giải trí, sẽ dẫn đến căng thẳng (stress). Hệ quả logic: là có sự can thiệp của giáo viên. Ví dụ như: nếu không làm bài tập ở nhà sẽ bị điểm kém Xây dựng bản kế hoạch giáo dục cá nhân”: với các nội dung: Nội dung Liệt kê các nội dung Nhu cầu . Sở thích . Khả năng nhận thức .. Niềm tin .. Suy nghĩ . Tính cách .. Hành vi thói quen chưa tốt Sức khỏe .. Khả năng khác .. Thực hiện kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, và đánh giá kết quả. 9. Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực: Triết lí của giáo dục kỷ luật tích cực là dựa trên điều chỉnh bên trong hơn là kiểm soát bên ngoài, dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho học sinh, mang tính phòng ngừa, tôn trọng trẻ, không làm tổn thương đến thể xác & tinh thần của các em. 10. Thiết lập mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh. Sau khi đọc và tìm hiểu hoạt động 5 trong module bài học và hoạt động thực hành ở mục này có các câu hỏi sau: a/ Vì sao cần tiếp cận cá nhân và khích lệ học sinh cá biệt? Nhớ lại 10 câu nói không khích lệ mà bạn hay đồng nghiệp thường sử dụng và thay bằng 10 câu nói có tính khích lệ học sinh? Trả lời: ở đây tôi không trình bày lại lý thuyết vì sao cần tiếp cận cá nhân và khích lệ học sinh cá biệt, nhưng qua thực tế công tác giảng dạy tại lớp 11A3 năm học 2013-2014 tại trường THPT Hòa An – nơi tôi đang công tác, lớp này có rất nhiều đối tượng học sinh yếu kém và cũng có một vài học sinh thuộc cá biệt như: em Mai Thiện Thái, em Hồ Hoàng Vẹn, em Nguyễn Hoàng Huân, em Nguyễn Văn Linh, em Phạm Thị Cơ,Ngay từ những ngày đầu tiếp nhận lớp và tiếp xúc giảng dạy ngoài những học sinh kể trên còn khá nhiều học sinh trong lớp vẫn không biết ước mơ, vẫn không hiểu vì sao phải đi học,Và rõ ràng là người giáo viên chúng ta mong muốn các em hiểu được, và nhận ra những giá trị xung quanh các em để các em có niềm vui thật sự ý nghĩa. Và để làm được điều đó, thì sự cần thiết tiếp cận cá nhân các em và khích lệ các em là một việc làm trước hết. 10 câu nói không khích lệ học sinh thì tôi sẽ không liệt kê ra đây, nhưng tôi nhớ có lần vì có một học sinh (HS nữ lớp 11A3 hiện nay) kém quá mà cứ lo copy bài bạn để ghi điểm số, mà khi ghi sai lại không thừa nhận sai lại hay trả lời với cô là “sai có chút xíu mà cô, kèm theo thái độ không tích cực”. Vì vậy sau lần trả bài kiểm tra tôi có ghi cho em một lời khuyên: “Hãy chấp nhận sự dốt nát của chính mình, có như vậy em mới tiến bộ được”. Sau khi phát bài kiểm tra, tôi quan sát em không nói gì, vẻ mặt buồn, thái độ không tích cực nhưng cũng không tỏ vẻ tiêu cực. Tôi đã hơi ngần ngại khi sử dụng từ “dốt nát” trong lời khuyên của mình dành cho em ấy. Có thể cho rằng lời khuyên trên không mang tính khích lệ lắm. Vài câu nói làm khích lệ học sinh mà tôi đã dùng mỗi khi chấm bài kiểm tra cho các em 1- Lời khuyên lần đầu tiên cho em Huân (em bị điểm 0 và không làm bài): “triết gia Socrate là bậc thầy vĩ đại đã khẳng định rằng: tất cả mọi người là thông minh như nhau nhưng sự thông minh ấy ở trạng thái ngái ngủ, và cô là một giáo viên có nhiệm vụ đánh thức trạng thái ngái ngủ đó. Vì vậy cô tin là em sẽ làm được)” 2- Lời khuyên lần thứ hai cho em Huân (em được 1 điểm): “1 điểm cô xem đây là bước tiết bộ của em, cô tin là em sẽ tiến bộ. Hãy có niềm tin” 3- Lời khuyên lần thứ nhất cho em Thiện Thái: “em là học sinh lưu ban học lại, nhưng em có năng lực, hãy phát huy và phấn đấu đạt loại khá năm nay” 4- Lời khuyên lần thứ nhất cho em Thị Cơ: “Hãy chấp nhận sự yếu kém của chính mình, và hãy học để mình được sáng suốt hơn, thông minh hơn, như vậy em sẽ tiến bộ” 5- Lời khuyên đầu tiên cho hầu hết các em học sinh sau lần kiểm tra thứ nhất: “Hãy tự ngẫm nghĩ xem mình ước mơ gì? Và hãy học vì điều đó” “Hãy nghĩ đến những người yêu thương chúng ta, và hãy học vì họ” “Dạo này chúng ta hơi lơ là, chúng ta cần nghiêm túc và tốt trở lại” “Chúng ta mỗi ngày mỗi lớn, mà khi ta lớn ta chỉ có thể trở nên tốt hơn mà thôi. Vì vậy hãy trở nên tốt hơn” b/ Hãy liệt kê những hành vi của học sinh cá biệt có thể áp dụng hệ quả logic và những hành vi áp dụng hệ quả tự nhiên? Trả lời: - Hệ quả tự nhiên: là những gì xảy ra một cách tự nhiên không có sự can thiệp của người lớn. - Hệ quả logic: là những gì xảy ra một cách tự nhiên không có sự can thiệp của người lớn Bảng liệt kê các hành vi và hệ quả áp dụng: Hành vi Hệ quả áp dụng - Nhắn tin điện thoại với bạn thâu đêm dẫn đến mất ngủ, không tập trung trong giờ học. - Chơi game - Áp dụng hệ quả tự nhiên: nguyên tắc là câu châm ngôn: “trải nghiệm là người thầy tốt nhất” hay “ cuộc sống là trường học lớn nhất”. - Không đi lao động sẽ bị phạt đỗ rác một tuần. - Đi học trễ sẽ không được vào lớp - Áp dụng hệ quả logic, vì có sự can thiệp của giáo viên. Nguyên tắc là có sự tôn trọng, công bằng, và hợp lí. c/ Hãy vận dụng mô hình nhận thức- hành vi để tham vấn, tác động làm thay đổi hành vi tiêu cực của học sinh cá biệt? Tình huống Suy nghĩ-thái độ Hệ quả Điều chỉnh - Học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, giáo viên yêu cầu nộp điện thoại - Có thể sẽ bị phạt vào giờ sinh hoạt lớp & không được dùng điện thoại nữa; thái độ không muốn giao nộp điện thoại - Có thể nộp - Có thể không chịu nộp điện thoại. - Giáo viên nở một nụ cười và nói “hãy đưa cho cô rồi cô sẽ gửi lại sau 3 ngày”. HS đưa điện thoại cho giáo viên mà không cảm thấy khó chịu mà chấp nhận mà nghiêm túc trở lại. 4/ Lập kế hoạch giáo dục cho một học sinh cá biệt cụ thể trong lớp học của bạn? Giúp em Hoàng Huân Nhận ra ý nghĩa của việc học và các giá trị cuộc sống Rèn viết chữ ngay hàng thẳng lối Trực tiếp xem và giảng dạy bài tập ngay tiết dạy và cho phép lên bảng thể hiện lại khi em có nhu cầu xung phong. Khích lệ nhắc nhở việc đi học nhóm nhỏ để có cơ hội tiến bộ Duy trì thái độ tích cực bằng cách giúp em có tri thức thật sự và trở nên ham thích. Câu 4: Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong công tác chủ nhiệm của cấp THPT. Phân tích và giải quyết một tình huống sư phạm trong số các tình huống đã nêu trên. Trả lời: Tình huống 1: Trong một buổi sinh hoạt chủ nhiệm lớp 10A1 năm học 2012-2013, em Nam sử dụng điện thoại di động bị giáo viên phát hiện và yêu cầu em giao nộp điện thoại vì em Nam làm sai với quy định lớp học. Em Nam tỏ ý không vâng theo lời giáo viên. Trong tình huống này giáo viên xử lý như thế nào? Tình huống 2: Trong năm học 2011- 2012 cô Xí Mại được phân công chủ nhiệm lớp 11A2 trường THPT Hòa An, lớp có nhiều học sinh yếu kém và cá biệt, đa phần các em ít tập trung trong giờ học, hay nói chuyện lanh chanh và mất trật tự khiến các giáo viên bộ môn rất phiền lòng. Sau mỗi tiết dạy các giáo viên bộ môn thường thông báo cho cô chủ nhiệm biết về tình hình lớp. Hỏi: nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm bạn sẽ xử lý việc này như thế nào? Tình huống 3: Vào đầu năm học 2012-2013 sau khi nhận chủ nhiệm lớp 10A1 và bầu chọn ban cán sự lớp hoạt động được gần một tháng. Vào tuần thứ 3, bạn lớp trưởng Nguyễn Thị Kim Nhiên đã xin cô chủ nhiệm từ chức lớp trưởng với lý do chưa đủ khả năng, và nước mắt đằm đìa. Sau khi tìm hiểu cô chủ nhiệm biết rằng giữa lớp trưởng và các bạn trong lớp chưa hiểu nhau và có tí không thích vì lớp trưởng học không giỏi bằng các bạn khác. Theo bạn là giáo viên chủ nhiệm bạn sẽ giải quyết như thế nào? Giải quyết tình huống 3: - Trước tiên làm cho bầu không khí giữa lớp trưởng và các bạn bớt căng thẳng bằng cách: kể cho các em nghe về câu chuyện “vị thánh nhân”- nội dung câu chuyện nói về một người từng phạm sai lầm nhưng chịu sữa đổi và cuối cùng ông ta trở thành vị thánh nhân, sau đó cho cả lớp ghi vào sổ tay “bạn sai hãy chờ bạn sửa sai, nếu mình sai hãy tha thứ cho chính mình để mình tốt trở lại”. Bầu không khí lớp trở nên lắng dịu, các em như hòa nhau, các bạn có vẻ thương lớp trưởng và kế bên có bạn đang an ủi để lớp trưởng thôi khóc. - Tiếp theo giáo viên nhận định chắc chắn với lớp rằng “lớp trưởng vẫn là lớp trưởng chúng ta hãy cùng nhau phấn đấu với lớp trưởng để lớp mình ngày một tốt hơn”. Xong rồi, nếu các em không có ý kiến gì chúng ta sẽ lên kế hoạch cho tuần tiếp theo. Cuối buổi lớp trưởng ở lại gặp cô một tí, các em có thể ra về. - Giáo viên ở lại tâm sự và nở nụ cười khích lệ “Kim Nhiên, em hãy cố lên, em có thể làm được vì chúng ta chưa quen việc đó thôi, cố lên em nhe, lớp trưởng! nào về nhà thôi”. Trên đây là phần bài viết thu hoạch BDTX module 3 & module 31 THPT Hết

File đính kèm:

  • docBAI THU HOACH BDTX MODULE3 31.doc
Giáo án liên quan