Mục tiêu giáo dục nhằm giúp học sinh “ hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc trung học cơ sở ”. Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra đòi hỏi giáo dục tiểu học phải có sự đổi mới đồng bộ. Trong đó việc đầu tiên là phải đổi mới phương pháp dạy học. vì “Tiểu học là bậc học của phương pháp”, phương pháp thường là yếu tố quyết định đến hiệu quả giáo dục đào tạo.
Đặc điểm chính của phương pháp dạy học hiện nay vẫn là:
- Giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng dạy theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn. Vì vậy, giáo viên thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
- Cả giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào các tài liệu có sẵn. Dạy học theo phương pháp như vậy đang cản trở việc đào tạo những con người lao động, năng động, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hằng ngày.
Vì vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài là: “Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh qua chương số thập phân’’.
16 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nghiên cứu khoa học Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh qua chương số thập phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy các nội dung toán Tiểu học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh
1.1. Khi dạy khái niệm toán học
Khái niện toán học bao gồm:
- Khái niện về đối tượng. VD khái niện về số thập phân
- Khái niệm về quan hệ giữa các đối tượng. VD: phép cộng, phép trừ
Để dạy học khái niệm toán học theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, giáo viên không đưa ra khái niệm ngay một cách hoàn chỉnh mà thường làm như sau:
+ Bước 1: Tổ chức cho học sinh phát hiện dần ra các dấu hiệu đặc trưng,bản chất của khái niệm.
+ Bước 2: Khái quát hoá để nêu định nghĩa khái niệm.
+ Bước 3: Hoạt động củng cố khái niệm.
Bước này giáo viên tổ chức cho học sinh :
*Hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm.Nhận dạng khái niệm nghĩa là học sinh kiểm tra xem một đối tượng cho trước có thoả mãn định nghĩa khái niệm hay không (đối tượng hoặc các quan hệ giữa các đối tượng này do giáo viên cung cấp hoặc có sẵn trong tài liệu học tập). Thể hiện khái niệm là yêu cầu học sinh tự mình phải đưa ra ví dụ (các đối tượng hoặc quan hệ giữa các đối tượng) thoả mãn định nghĩa khái niệm và kiểm tra.
*Phát triển ngôn ngữ toán học trong dạy học định nghĩa khái niệm bằng cách yêu cầu học sinh nêu các cách phát biểu khác nhau về khái niệm theo cách hiểu của mình.
*Hoạt động luyện tập củng cố vận dụng. Sau khi học sinh đó nắm được khái niệm giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động củng cố khái niệm thông qua các bài tập và vận dụng khái niệm để giải quyết các bài tập, các vấn đề có liên quan.
1.2. Khi dạy tính chất toán học
Giáo viên không cung cấp các tính chất toán học một cách hoàn chỉnh mà tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động để tự khám phá, chiếm lĩnh tính chất thông qua các bước sau:
+ Bước 1: Giúp học sinh tổ chức các hoạt động để khám phá, phát hiện ra các tính chất đặc trưng toán học cần giảng dạy.
+ Bước 2: Khái quát hoá để nêu ra các tính chất đặc trưng.
+ Bước 3: Hoạt động luyện tập củng cố các tính chất toán học
Bước này giáo viên tổ chức cho học sinh:
* Hoạt động nhận dạng và thể hiện tính chất toán học. Nhận dạng tính chất toán học nghĩa là tổ chức học sinh kiểm tra xem một tình huống toán học cho trước có thoả mãn tính chất hay không. Thể hiện tính chất toán học là yêu cầu học sinh phải tự mình đưa ra ví dụ thoả mãn tính chất và kiểm tra.
*Phát triển ngôn ngữ toán học vê tính chất toán học bằng cách yêu cầu học sinh nêu các cách phát biểu khác nhau về tính chất toán học theo cách hiểu của mình.
* Hoạt động củng cố vận dụng. Sau khi học sinh đó nắm được tính chất toán học giáo viên tổ chức luyện tập thực hành để học sinh nắm vững tính chất và vận dụng tính chất để giải các bài tập có liên quan.
1.3. Khi dạy bài tập toán học (bài toán có lời văn)
Cũng như các phần nội dung trên khi dạy bài toán có lời văn giáo viên không cung cấp sẵn bài giải cho học sinh mà dạy học sinh tìm ra đường lối giải bài toán. Cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành theo 4 bước sau:
+ Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
* Đọc bài toán trả lời câu hỏi : Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu gì?
+ Bước 2: Lập kế hoạch giải toán
* Phân tích các dữ kiện, điều kiện và các câu hỏi của bài toán
* Xác lập mối liên hệ giữa chúng
* Tìm các phép tính số học thích hợp và thực hiện chúng bằng cách: đi từ câu hỏi của bài toán đến các số liệu hoặc đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán.
+ Bước 3: Trình bày bài giải
+ Bước 4: Kiểm tra cách giải và nghiên cứu sâu lời giải.
* Kiểm tra lời giải và kết quả phép tính
* Tạo ra bài toán ngược với bài toán đó cho rồi giải bài toán ngược đó
* Giải bài toán bằng cách khác.
*Tìm các bài toán có liên quan khác.
Trong các bước trên thì bước 2 đóng vai trò quan trọng mà khi giải một bài toán nhất thiết phải thực hiện.
øng dông trong d¹y häc
Bài : Chia một số thập phân cho một số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu và phân tích được quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Áp dụng chia một số thập phân cho một số thập phân để giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5phút
15phút
1phút
14phút
8 phút
1. Kiểm tra bài cũ.
- Phát PGV: Điền số thích hợp vào ô trống
Số bị chia
125
45,8
98,5
376
789
số chia
50
12
45
22,4
12,3
Thương
- Thu và chấm nhanh một số phiếu.
- Chữa bài cho điểm.
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng học cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
2.2. Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân
Ví dụ 1:
2.2.1. Hình thành phép tính.
- GV nêu bài toán: Một thanh sắt dài 6,2dm cân nặng 23,56kg. Hỏi một dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu kg?
- Hỏi: Làm thế nào để biết được 1dm của thanh sắt đó nặng bao nhiêu kg?
2.2.2 Đi tìm kết quả
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện phép chia:
23,56 : 6,2 = ? (kg) trong phiếu .
- Hỏi: Như vậy 23,56 : 6,2 = ?
2.2.3. Giới thiệu kỹ thuật tính
- GV nêu: Để thực hiện 23,56 : 6,2 nhanh và thuận lợi hơn chúng ta có thể làm như sau:
- HS tự làm, một HS trình bày trên bảng.
- Nghỉ tại chỗ.
- Nhận xét bài của bạn.
- Lắng nghe và tiếp thu nhiệm vụ.
- Nhắc lại tên bài học.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
- HS: Lấy cân nặng của thanh sắt chia cho độ dài của cả thanh. Tức là lấy: 23,56 : 6,2.
- HS trao đổi với nhau để tìm kết quả, HS có các cách làm sau:
23,56 : 6,2 = (23,56 x 10): (6,2 x 10)
= 235,6 : 62
= 3,8
23,56 : 6,2 = (23,56 x 100) :( 6,2 x 100)
= 2356 : 620
= 3,8
- HS nêu: 23,56 : 6,2 = 3,8
- HS theo dõi và làm theo các thao tác của giáo viên
23,5,6 6,2
4 96 3,8(kg)
* Đếm thấy phần thập phân của 6,2 có một chữ số.
* Chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số được 235,6; bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được 62
* Thực hiện phép chia 235,6 : 62
* Vậy 23,56 : 6,2 = 3,8
6phút
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 23,56 : 6,2 trên PGV.
- Yêu cầu HS so sánh thương của 23,56 : 6,2 trong các cách trên.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao khi thực hiện phép tính 23.56 : 6,2 ta bỏ dấu phẩy ở 6,2 và chuyển dấu phẩy ở 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được thương đúng.
- Hỏi: Trong ví dụ trên để thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân chúng ta đã chuyển về phép chia có dạng như thế nào?
Ví dụ 2:
- Yêu cầu HS thực hiện: Đặt tính và tính: 82,55 : 1,27 = ? trên PGV.
- Một HS trình bày trên bảng (như trên).
- HS nêu: Các cách làm đều cho thương là 3,8.
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm 4 và nêu ý kiến:
+ Bỏ dấu phẩy ở 6,2 tức là đã nhân 6,2 với 10.
+ Chuyển dấu phẩy ở 23,56 sang bên phải một chữ số tức là nhân 23,56 với 10,
+ Vì nhân cả số bị chia và số chia với 10 nờn thương khụng thay đổi.
- Đã chuyển về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên rồi thực hiện chia.
- HS làm vào phiếu một HS trình bày trên bảng.,
82, 55 1, 27
6 35 65
* Đếm thấy phần thập phân của số 82,55 có hai chữ số và phần thập phân của 1,27 cũng có hai chữ số ta bỏ dấu phẩy ở hai số đó đi được 8255 và 127
* Thực hiện phép chia 8255 : 127
* Vậy 82,55 : 1,27 = 65,
5phút
5phút
5phút
5phút
5phút
2.4. Quy tắc (SGK)
- Yêu cầu HS nêu quy tắc chia hai số thập phân theo cách hiểu của mình.
- Tổ chức cho HS học thuộc quy tắc.
2.5. Luyện tập - thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm.
- Yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc và phân tích bài toán.
- Tổ chức thi giữa các nhóm (6 người)
- Gọi đại diện ba nhóm trình bày kết quả.
- GV chữa bài thống nhất hai cách giải trên.
- Tuyên dương đội thắng cuộc, cho điểm.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc và phân tích đề toán.
- Hỏi: Để biết 429,5m vải may được nhiều nhất mấy bộ quần áo và còn thừa mấy m ta làm thế nào?
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Tổng kết tiết học.
- Ra bài tập về nhà, dặn HS chuẩn bị bài mới.
- Một số HS nêu.
- HS thi học thuộc quy tắc SGK.
- HS tự làm vào vở bài tập, ba HS trình bày trên bảng.
19,7,2 5,8 ; 8,2,16 5,2;17,401,45
2 32 34 3 01 158 3 90 12
0 416 0
0
- Đọc và tóm tắt đề toán.
4,5lít : 3,42 kg
8lít : ? kg
- Các nhóm làm trên phiếu ba nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Cách 1: Bài giải
Một lít dầu hoả cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
8 lít dầu hoả cân nặng là:
0,76 x 8 = 6,08 (kg)
Đáp số: 6,08 kg
Cách 2: Bài giải
8 lít dầu hoả cân nặng là:
(3,42 : 4,5) x 8 = 6,08 (kg)
Đáp số: 6,08 kg
- HS đọc và tóm tắt đề.
- HS: Ta lấy 429,5 : 2,8
- Một HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Ta có 429,5 : 2,8 = 153(dư 1,1)
Vậy may được nhiều nhất 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1 m vải.
Đáp số: may 153 bộ.
Thừa 1,1m
- Một số HS nêu lại quy tắc.
- Lắng nghe và tiếp thu nhiệm vụ.
phÇn kÕt luËn
Qúa trình nghiên cứu lý luận kết hợp với tìm hiểu thực tiễn giảng dạy nội dung số thập phân trong trường Tiểu học tôi đã hoàn thành đề tài và thực hiện thành công các nội dung sau:
Tìm hiểu lý luận về phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học toán nói riêng.
Tìm hiểu và phân tích các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.Tên cơ sở đó giới thiệu một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học toán theo hướng tích cực.
Cuối cùng là việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực vào một số bài dạy về số thập phân trong chương trình Toán 5.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên mức độ nghiên cứu trong từng phần, từng chương của khoá luận còn chưa sâu sắc. Việc đưa ra những biện pháp sư phạm để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh mới chỉ dựa trên những kinh nghiệm có được trong học tập, trong thực tề bước đầu giảng dạy của bản thân. Tôi rất mong được sư đóng góp ý kiến hơn nữa của các thầy cô để đề tài của em hoàn thiện hơn. Sau này, khi bản thân đã có thêm kinh nghiệm giảng dạy, cũng như giao tiếp nghề nghiệp thực tế em sẽ có cơ hội mở rộng việc nghiên cứu đề tài này để góp một phần nhỏ vào sự nghiệp đổi mới giáo dục của đất nước.
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem op 45.doc