Bài tập nâng cao môn giáo dục công dân Lớp 9

BÀI 1: Trong giờ học thực hành ngoại khóa môn GDCD, Cô giáo đã đưa nội dung thảo luận liên quan đến bài học “Quyền tự do ngôn luận”.

" Theo các em hành vi gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?"

 Trong quá trình thảo luận, Hoàng có ý kiến : Hành vi gửi đơn kiện ra toà án đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận .

 Nam thắc mắc : Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi.

 Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao ?

a. Em hãy giúp 2 bạn giải quyết vấn đề trên.

b. Tại sao khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ?

Trả lời:

a- Khẳng định ý kiến của Hoàng là đúng .

- Giải thích : vì quyền tự do ngôn luận có 2 đặc điểm :

+ Bàn bạc ,thảo luận,bày tỏ ý kiến (mang tính dân chủ công khai)

+ Vì vấn đề chung.

- Hành vi đòi quyền thừa kế có bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình nhưng không phải vì vấn đề chung nên không thể hiện quyền tự do ngôn luận.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nâng cao môn giáo dục công dân Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Trả lời: Trong giai đoạn hiện nay tuổi trẻ đang đứng trước những thời cơ, thách thức: -Thời cơ: xu thế hội nhập..., sự phát triển kinh tế - chính trị xã hội của đất nước... -Thách thức: trình độ ngoại ngữ..., những cám dỗ..., sự cạnh tranh..., -Trách nhiệm: -Xác định lý tưởng sống đúng đắn, chủ động vượt qua mọi khó khăn, thách thức... -Tận dụng những thời cơ mà đất nước, xã hội đang tạo cho tất cả mỗi người đặc biệt là đối với thanh thiếu nhi... -Ra sức học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị... -Có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kỹ năng, phát triển các năng lực, có ý thức rèn luyện sức khoẻ, -Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, lao động sản xuất, xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, -Liên hệ bản thân BÀI 15: a/ Tạo sao để trở thành một công dân chân chính, mỗi người cần phải có lí tưởng sống cao đẹp ? Lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì ? b/ Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường (9/1945) Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” . - Câu nói trên có đề cập tới vấn đề thuộc về lí tưởng không ? - Tại sao học tập được coi là nội dung quan trọng để thực hiện lí tưởng. Trả lời : - Mỗi người cần phải có lí tưởng sống cao đẹp vì khi lý tưởng của mỗi người phù hợp với lí tưởng chung của dân tộc, của đảng thì hành động của họ sẽ góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung và chính họ sẽ được xã hội, nhà nước tạo điều kiện để phát triển khả năng của mình + Người sống có lí tưởng cao đẹp sẽ được mọi người tôn trọng . - Lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay là : Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập , dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. b) - Câu nói trên có vấn đề thuộc về lí tưởng là: Bác Hồ đã khẳng định vai trò to lớn của các cháu học sinh là phải phấn đấu học tập để đưa đất nước bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đó chính là lí tưởng cao đẹp của học sinh. *Học tập là nội dung quan trọng để thực hiện lí tưởng vì: - Học tập là con đường ngắn nhất để thực hiện lí tưởng - Học tập giúp chúng ta tiếp thu tri thức nhân loại, thành tựu khoa học kỹ thuật, những tinh hoa văn hoá nhân loại để vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước nhằm phát triển đưa đất nước đi lên. - Học tập và rèn luyện về mọi mặt để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm thực hiện lí tưởng sống cao đẹp . BÀI 16: - Phân biệt tài sản nhà nước với tài sản tập thể (hợp tác xã)? Cho ví dụ cụ thể. Trả lời: - Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân giao cho các cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý. Ví dụ: Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, kho bạc nhà nước, ngân hàng quốc gia.. -Tài sản tập thể là tài sản của các hợp tác xã hay các hình thức tổ chức kinh tế do người lao động lập ra, gồm vốn bằng tiền hoặc hiện vật mà xã viên, tổ viên góp và lợi tức tích luỹ được. BÀI 17: /Phân tích ý nghĩa của việc kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tôn trọng, học hỏi , cũng như hợp tác quốc tế. Chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về các vấn đề đó. Trả lời: - Sức mạnh của việc kết hợp giữa kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc với việc tôn trọng học hỏi và hợp tác quốc tế : là điều kiện thuận lợi cho các quốc gia, dân tộc phát triển . Ngày nay thế giới đang có xu thế như vậy + Kế thừa , phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là làm theo, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành từ rất lâu đời. Nhờ có việc kế thừa, phát huy truyền thống đó mà chúng ta giữ được bản sắc riêng của mình, không bị đánh mất mình. Thực tế cho thấy những quốc gia dân tộc bỏ qua yếu tố này sẽ dễ dàng bị lệ thuộc. Nứơc ta đã chiến thắng biết bao kẻ thù bởi nhờ có việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như : truyền thống yêu nước, căm thù giặc, yêu hòa bình, yêu tự do, độc lập, đoàn kết, cần cù trong lao động, anh dũng, mưu trí trong chiến đấu....Không nói đâu xa, trước năm 1945 thực dân pháp muốn đồng hoá dân tộc ta, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới . Nhưng tất cả đều bị đánh bại, vẫn còn một Việt Nam máu đỏ, da vàng, cong cong hình chữ S , độc lập , thống nhất, muôn người như một.(HS có thể lấy dẫn chứng thêm) + Tôn trọng, học hỏi, hợp tác quốc tế cũng không thể bỏ qua trên con đường xây dựng nước nhà. Bởi lẽ thế giới có nhiều kinh nghiệm quý báu về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá. Một lẽ đương nhiên ai cũng thấy, có tôn trọng tôi tôi mới tôn trọng anh, có tôn trọng tôi thì tôi mới sẵn sàng chia sẻ với anh. Hơn nữa, chúng ta học hỏi, hợp tác quốc tế chúng ta sẽ thu hoạch đựoc nhiều kinh nghiệm, giải quyết đựơc các vấn đề cấp bách. Nhờ học hỏi, hợp tác chúng ta có kinh nghiệm trong xây dựng cầu, đường, những ngôi nhà cao tầng, giáo dục, y tế , những bộ trang phục đến cách trang trí, rồi công nghệ thông tin....: cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, cầu Mỹ Thuận mang lợi đến hàng tỉ đồng, đường quốc lộ Bắc Nam thông suốt, rồi đổi mới SGK, phương pháp dạy học được cải tiến nhiều để rồi ta đạt nhiều giải vàng quốc tế, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam Dung Quất - Quảng Ngãi, các ca mổ tim, ghép gan, ghép thận..... rồi tần số phát sóng kênh truyền hình nâng cấp, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS, truy tìm tội phạm nguy hiểm quốc tế (HS có thể lấy dẫn chứng thêm) + Tuy nhiên chúng ta học hỏi cần phải có chọn lọc, phù hợp với đất nước con người Việt Nam. Nếu không học hỏi sẽ tự bó mình, cô độc, tự cung tự cấp và đương nhiên không phát triển. Nếu học hỏi, hợp tác một cách thoái qúa(sính ngoại), ta sẽ đánh mất mình. Nếu ta cứ khư khư giữ lại những gì của dân tộc không còn phù hợp (xã hội luôn phát triển) thì ta lại trở thành một đất nước, dân tộc lạc hậu, mà lạc hậu thì dễ bề bị cai trị.Hiện nay thế giới đang có xu thế hội nhập, nếu ta cứ bó mình là đi ngược lại xu thế. - Chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về các vấn đề đó : + Tích cực tuyên truyền , giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong nhân dân để nhân dân hiểu, học tập và làm theo. + Khuyến khích phát triển những làng nghề truyền thống, cho phép khôi phục lại những nét văn hoá tiêu biểu nhớ ơn cội nguồn...., dẹp bỏ, bài trừ các tập tục lạc hậu như chữa bệnh bằng cúng bái, hành nghề mê tín dị đoan, cưới hỏi linh đình.... + Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; bình đẳng cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng, hoà bình; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường. BÀI 18: /Em hãy trình bày những hiểu biết của mình khi quan sát bức ảnh sau: Trả lời: -Bức ảnh phản ánh 1 hiện tượng của thiên tai đó là lũ lụt... -Những thiệt hại to lớn của nó đối với đời sống con người và xã hội: con người, tài sản, môi trường và sự phát triển của xã hội... -Nêu được những nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên: chủ quan; khách quan. -Nêu được một số biện pháp khắc phục: ý thức của con người; các chủ trương chính sách của Nhà nước (tuyên truyền, giáo dục; ban hành các quy định...); -Liên hệ. BÀI 19:/Tại sao Hiến pháp 1992 khẳng định: Bản chất nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân? So sánh sự khác nhau về bản chất nhà nước ta với một nhà nước khác mà em biết. Trả lời: - Nhà nước ta là liên minh giữa hai giai cấp công nhân và nông dân, đội ngũ tri thức. - Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, nhà nước không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. b, So sánh - Nhà nước ta bản chất của dân, do dân, vì dân: Phục vụ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhân dân lao động - Có thể nhà nước phong kiến, nhà nước tập quyền, pháp luật bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị... BÀI 20: Khẩu hiệu hành động của mọi công dân Việt nam là “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ: a.Hiến pháp là gì? b.  Pháp luật là gì ? c.  Vì sao phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật? d.  Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên như thế nào ? Trả lời: + Hiến pháp là Luật cơ bản của Nhà nước , có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt nam . Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng , ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp , không được trái với Hiến pháp. + Pháp luật là các quy tắc xử sự chung , có tính bắt buộc , do Nhà nước ban hành , được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục , cưỡng chế + Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật vì : - Nhà nước ta là nhà nước của dân , do dân và vì dân ; Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật , không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa , mọi công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định . Như vậy , mỗi công dân chúng ta phải tuân theo pháp luật và bắt buộc phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” + Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên là : ( Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau ) - Trong học tập luôn thực hiện nhửng điều thầy , cô giao cho , thực hiện đúng nội quy nhà trường - Trong gia đình phải kính trọng , lễ phép , vâng lời ông bà , biết ơn và chăm sóc ông bà , cha mẹ - Thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật . thực hiện đúng Luật giao thông , phòng chống tệ nạn xã hội , thực hiện nếp sống văn hoá , văn minh nơi đô thị , đảm bảo trật tự an toàn xả hội như không gây gỗ , đánh nhau , không nói tục , chửi thề , bảo vệ môi trường sống --------------------------HẾT----------------------------

File đính kèm:

  • docbai tap nang cao GDCD.doc
Giáo án liên quan