1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
· Đọc lưu loát được cả bài.
· Đọc đúng các từ ngữ mới , các từ khó , các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
· Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ .
· Biết phân biệt lời của các nhân vật khi đọc .
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu :
· Hiểu ý nghĩa các từ trong bài : búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm khen, quẹo, bánh lái, mái chèo.
· Hiểu nội dung : Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con.
3. Thái độ :
· Giáo dục HS luôn có tinh thần giúp đỡ mọi người lúc gặp khó khăn.
· Hỗ trơ : Đọc đúng búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm khen, quẹo
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Tuần 26 Lớp 2 Trường tiểu học Bùi Thị Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h minh họa sau đó yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu các hỏi :
+Bức tranh vẽ cảnh gì ?
+Sóng biển như thế nào ?
+Tên mặt biển có những gì ?
+Trên bầu trời có gì ?
-Yêu cầu học sinh viết 1 đoạn văn theo các câu trả lời của mình .
*Ví dụ : Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp . Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh . Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng . Đàn hải âu chao lượn , những đám mây trắng bồng bềnh trôi .
-Gọi học sinh đọc bài mình viết . Giáo viên chú ý sửa câu cho từng học sinh .
-Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh .
3.Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Nhắc nhở học sinh luôn đáp lại các lời đồng ý lịch sự , có văn hoá , về nhà viết lại bài văn vào vở .
-4 em :Trang, K Sửu,K Oanh, Phước.
-2 cặp lên đóng vai và diễn lại 1 tình huống trong bài. Học sinh cả lớp theo dõi .
-Học sinh mở sách giáo khoa và đọc lại yêu cầu của bài .
-1 học sinh đọc bài lần 1 và 2 học sinh phân vai đọc bài lần 2 .
-Học sinh lên thực hành .
-Học sinh đọc .
-Học sinh thảo luận.
-Từng cặp học sinh trình bày trước lớp theo hình thức phân vai . Sau mỗi lần các bạn trình bày , cả lớp nhận xét và đưa ra phương án khác nếu có .
-Học sinh nối tiếp nhau trả lời .
-Học sinh viết từ 7 đến 10 phút .
-Một số học sinh đọc .
Toán
LUYỆN TẬP
| Mục tiêu
Giúp học sinh
Củng cố biểu tượng về chu vi của hình tam giác , hình tứ giác.
Rèn luyện kỹ năng tính chu vi của hình tam giác , hình tứ giác thông qua việc tính tổng độ dài các cạnh của hình đó .
Củng cố Kỹ năng vẽ hình qua các điểm cho trước .
Bổ trợ : Tính chu vi của hình tam giác , hình tứ giác thông qua việc tính tổng độ dài các cạnh của hình đó .
II.Đồ dùng dạy học
Các hình vẽ tam giác , tứ giác như trong sách giáo khoa .
II.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ 5-7 phút
-Gọi học sinh lên bảng tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là :
3 cm , 4 cm , 5 cm .
5 cm . 12 cm , 9cm .
8 cm , 6 cm , 13 cm .
-Chữa bài và cho điểm học sinh .
2.Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu phần a .
*Nối các điểm để được 1 đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng .
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ tự làm bài
-Gọi học sinh đọc yêu cầu phần b, c và làm bài.
-Yêu cầu học sinh đọc tên của các cạnh của hình tam giác và hình tứ giác vẽ được ở phần b và c.
*Hình tam giác MNP có các cạnh là :MN, NP, PM .
Hình tứ giác ABCD có các cạnh là : AB, BC, CD, DA .
-Nhận xét và cho điểm học sinh .
Bài 2 :
-Gọi 1 học sinh đọc đề bài sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài .
*Chu vi hình tam giác ABC là :
2 + 5 + 4 = 11 ( cm )
Đáp số : 11 cm.
-Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi của hình tam giác .
*Bằng tổng độ dài các cạnh của hình đó .
-Nhận xét và cho điểm học sinh .
Bài 3 : Tiến hành tương tự như bài 2 .
Bài 4 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
Hãy so sánh độ dài đường gấp khúc ABCDE và chu vi hình tứ giác ABCD ?
èMỗi hình tam giác , tứ giác đều được tạo bởi một đường gấp khúc có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau . Chu vi của 1 hình cũng chính là độ dài đường gấp khúc tạo thành hình .
3.Củng cố , dặn dò :
-Trò chơi : Thi tính chu vi .
Giáo viên chuẩn bị 1 số hình vẽ : Hình tam giác , hình tứ giác có ghi số đo các cạnh . Chia lớp thành 4 nhóm , yêu cầu các nhóm thảo luận để chọn hình theo nguyên tắc , chọn hình có chu vi lớn nhất . Mỗi nhóm được chọn 3 hình vẽ sau đó tính chu vi các hình này . Nhóm nào có tổng chu vi lớn nhất là nhóm thắng cuộc .
-Tổng kết trò chơi tuyên dương nhóm thắng cuộc .
-Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau .
-Hai học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-1 học sinh đọc .
-1 số học sinh lên bảng trình bày cách vẽ và đọc tên các đoạn thẳng có trong mỗi trường hợp.
-1 học sinh đọc .
-1 số học sinh đọc .
-1 học sinh làm bài trên lớp , cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-1 vài em nhắc lại .
-1 học sinh đọc .
-Hai học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập.
-1 số em phát biểu .
-Cả lớp chơi trò chơi .
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 26
*Nội dung :
-Giáo viên nêu yêu cầu của buổi sinh hoạt.
-Lớp trưởng điều khiển.
-Các thành viên có ý kiến. Lớp trưởng báo cáo.
-Giáo viên nhận xét chung .
1.Nề nếp :
-Nhìn chung các em duy trì được nề nếp học tập chuyên cần, đầy đủ đúng giơ, học bài , làm bài trước khi tới lớp.
-Còn 1 số em quên đồ dùng học tập như em : K Sửu
2. Học tập :
-Các em đều có tinh thần học tập tốt, hăng hái phát biểu xây dựng bài . Có nhiều em giành được nhiều hoa điểm 10 . Như em :Phước, Hưng,.
-Tuyên dương những em có tiến bộ trong tuần : Cúc
-Nhưng còn 1 số em đọc còn chậm , viết còn sai những lỗi chính tả và xấu như em: Ka Xoan, Ka Thuyên.
*Phương hướng tuần 27 :
-Duy trì nề nếp học tập .
-Thi đua dạy tốt , học tập tốt .
-Tích cực rèn vở sạch chữ đẹp.
-Tích cực học bài và ôn tập để thi giữa kì 2.
-Đóng góp các khoản tiền.
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Tập đọc ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG .
Tiết 5
I. Mục tiêu
Kiểm tra đọc (lấy điểm )
-Nội dung :Các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26 .
-Kỹ năng đọc thành tiếng :Phát âm rõ , tốc độ tối thiểu 50 chữ / phút , biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và và giữa các cụm từ .
-Kỹ năng đọc hiểu :Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc .
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : như thế nào ?
Ôn luyện cách đáp lời Khẳng định , phủ định của người khác .
II. Đồ dùng dạy và học
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học .
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng .
-Cho 7 học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc và trả lời câu hỏi .
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc .
-Giáo viên nhận xét cho điểm trực tiếp từng học sinh .
3.Luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : như thế nào?
Bài 2 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
*Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi : như thế nào ?
-Câu hỏi “ như thế nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
*Dùng để hỏi về đặc điểm .
-Hãy đọc câu văn trong phần a .
*Đọc : Mùa hè hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông .
-Mùa hè , hai bên bờ sông hoa phượng vĩ nở như thế nào ?
*Mùa hè hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
-Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi : như thế nào?
*Đỏ rực .
-Yêu cầu học sinh tự làm phần b.
Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
*Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
-Gọi học sinh đọc câu văn trong phần a .
*Đọc : Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.
-Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ?
*Bộ phận : trắng xoá .
-Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ?
*Câu hỏi :Trên những cành cây chim đậu như thế nào ? /Chim đậu như thế nào trên những cành cây ?
-Yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu . Sau đó, gọi một số cặp học sinh lên trình bày trước lớp .
*Đáp án :Bông cúc sung sướng như thế nào?
-Nhận xét cho điểm học sinh .
4.Ôn luyện cách đáp lời khẳng định , phủ định của người khác .
-Giáo viên nói :Bài tập yêu cầu các em đáp lời khẳng định hoặc phủ định của người khác . Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống , 1 học sinh nói lời cả khẳng định (a,b) và phủ định ( c ) , 1 học sinh nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp học sinh lên trình bày trước lớp .
*Đáp án :
a.Ôi thích qúa . / Cảm ơn ba đã báo cho con biết ./ Thế ạ ? Con chờ để xem nó . / Cảm ơn ba ạ. /… b.Thật à ? Cảm ơn cậu đã báo với tớ tin vui này . / Ôi , thật thế hả ? Tớ cảm ơn bạn , tớ mừng qúa . / Ôi , tuyệt qúa . Cảm ơn bạn . / …
c.Tiếc qúa , tháng sau chúng em sẽ cố gắng nhiều hơn ạ . / Thưa cô , tháng sau nhất định chúng em sẽ cố gắng để đoạt giải nhất ./Cô đừng buồn , chúng em hứa tháng sau sẽ cố gắng nhiều hơn ạ ./ …
-Nhận xét cho điểm từng học sinh .
5.Củng cố dặn dò .
-Câu hỏi “ như thế nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
*Dùng để hỏi về đặc điểm .
-Khi đáp lời khẳng định hay phủ định của người khác , chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ?
*Thể hiện sự lịch sự , đúng mực .
-Về ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “ như thế nào ?” và cách đáp lời khẳng định , phủ định của người khác .
-Học sinh lắng nghe .
-Lần lượt từng học sinh lên gắp thăm được bài nào thì đọc ngay và trả lời câu hỏi .
-Theo dõi và nhận xét.
-Học sinh suy nghĩ trả lời.
-Suy nghĩ và trả lời : nhởn nhơ .
-1 học sinh đọc .
-Một số học sinh đọc .
-Một số học sinh trả lời .
-Một số học sinh trình bày , cả lớp theo dõi và nhận xét .
-Một số cặp trình bày , cả lớp theo dõi , nhận xét bạn trình bày .
-Một số học sinh trả lời .
File đính kèm:
- Giao anLOP 2tuan 26.doc