*Tập đọc :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: hốt hoảng, vùng vẫy, tức cánh, leo lẻo, cứng cỏi, biểu lộ, cởi trói,.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
41 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Tuần 24 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chỉ một loáng thì gánh quạt đã bán hết. Rồi người mua mách nhau đến hỏi rất đông. Nhiều người còn hỏi mua với giá ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẩn tiếc ngơ.
Trên đường về, bà nghĩ bụng: có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế.
Theo Lê Văn Yên
Giáo viên kể lần 2, lần 3 và hỏi :
Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
Giáo viên cho 3 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung câu chuyện.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm. Cả lớp bình chọn Cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
Giáo viên chốt: người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Ở ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn miếu Quốc tử giám ở thủ đô Hà Nội có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ.
Hát
Học sinh đọc
Học sinh quan sát và đọc
Học sinh lắng nghe
Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà không có cơm ăn.
Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt.
Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt.
Học sinh tập kể.
Học sinh kể chuyện theo nhóm
Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Kể về lễ hội.
Toán
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh
Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm ).
Biết xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút ).
Kĩ năng: Biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV: mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa ( có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia giờ, chia phút )
Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài )
Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập.
HS: vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thực hành xem đồng hồ ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút )( 8’ )
Mục tiêu: giúp học biết cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút )
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại
Giáo viên giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ có các vạch chia phút
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi học sinh:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài:
+ Nêu vị trí của kim ngắn và kim dài ?
Giáo viên: khoảng thời gian kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2 là 13 phút
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ ba để học sinh nêu được thời điểm theo 2 cách : 6 giờ 56 phút, 7 giờ kém 4 phút
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc giờ thứ hai: xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ để sau đó tính được thời điểm của đồng hồ.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thi đua, trò chơi
Bài 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn: bài này yêu cầu các em nêu giờ ứng với mỗi mặt đồng hồ.
Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ thứ nhất và hỏi :
+ Nêu vị trí kim ngắn ?
+ Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng
GV gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS làm bài.
GV cho HS cử đại diện 3 dãy lên thi đua sửa bài : Giáo viên phát cho mỗi bạn 1 mô hình đồng hồ. Giáo viên hô: “9 giờ 6 phút” thì học sinh nhanh chóng quay kim đồng hồ đến đúng thời điểm Giáo viên nêu ra. Giáo viên nêu tiếp các thời điểm: 11 giờ 32 phút, 1 giờ kém 14 phút.
Bài 3: Nối theo mẫu :
Cho HS đọc yêu cầu bài
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Giáo viên cho mỗi dãy cử 6 bạn thi đua sửa bài, dãy nào thực hiện nhanh, đúng, chính xác thì dãy đó thắng
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh lắng nghe
Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút
Cá nhân
Kim ngắn chỉ qua số 6 một chút, kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2
Cá nhân
Học sinh quan sát và nêu
HS đọc.
Học sinh quan sát
Kim ngắn chỉ qua số 1, kim dài ở vạch nhỏ thứ tư sau số 4
Vậy đồng hồ chỉ 1 giờ 24 phút
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét
HS đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
HS làm bài.
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo )
GV nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết:
Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
Kĩ năng : HS nêu được chức năng của hạt và kể ra những lợi ích của quả.
Thái độ : HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của cây trồng.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 92, 93 trong SGK, sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp, phiếu bài tập
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Hoa ( 4’ )
Hoa có chức năng gì?
Hoa thường được dùng để làm gì ?
Nhận xét
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Quả (1’)
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 7’ )
Mục tiêu:
Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
Kể tên các bộ phận thường có của một quả
Phương pháp : thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các quả trong SGK trang 92, 93, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả
+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào ? Nói về mùi vị của quả đó.
+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau:
+ Quan sát bên ngoài : nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
+ Quan sát bên trong:
Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt
Bên trong quả gồm có những bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả đó.
Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
Hoạt động 2: Thảo luận ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả
Phương pháp : thực hành, thảo luận
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Quả thường được dùng để làm gì ? nêu ví dụ.
+ Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn ?
+ Hạt có chức năng gì ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc như:
+ Ăn tươi
+ Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp
+ Làm rau dùng trong bữa ăn
+ Ép dầu
Nhận xét, tuyên dương
Hát
Học sinh nêu
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 49 : Động vật .
Rèn chữ viết
GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết.
Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa R, Ph, H cỡ nhỏ
Cho học sinh viết: Rừng vàng, biển bạc
Cho HS luyện viết ở vở
Nhận xét
HS viết bảng con.
HS viết vào vở.
File đính kèm:
- tuan 24.doc