CƠ THỂ CHÚNG TA
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng
-Rèn thói quen ham thích hoạt động để phát triển cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK,VBT tự nhiên xã hội
II. Các hoạt động dạy học:
1: Bài cũ:GTB
2 Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát tranh (trang 4)
-Mục tiêu: HS gọi đúng tên các bộ phận ngoài của cơ thể
Bước 1: HS hoạt động theo cặp GV cho HS quan sát các hình ở trang 4 SGK.
-HS nói tên và chỉ bộ phận bên ngoài của cơ thể
Bước 2: Hoạt động cả lớp
GV cho HS xung phong chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể .
HS nhận xét – GV nhận xét sửa sai
*GV kết luận: Cơ thể chúng ta có: Đầu, mình, tay, chân, mắt, mũi,tai, miệng
Hoạt động 2: Quan sát tranh (trang 5 SGK)
-Mục tiêu: HS quan sát tranh vẽ hoạt động của một số bộ phận trên cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu mình và tay chân.
B1: Làm việc theo nhóm nhỏ.Quan sát tranh ở T5 SGK cho biết các bạn trong tranh đang làm gì? Qua các hoạt động của các bạn, em hãy cho biết cơ thể ta gồm mấy phần?
HS trả lời –HS nhận xét –GV nhận xét
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Tự nhiên xã hội dạy lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu HS quan sát H. – Thảo luận cặp đôi
- Tại sao đi dưới trời nắng bạn phải đội mũ, nón?
- Chúng ta làm gì để khỏi bị ướt mưa?
* Chốt : Khi đi dưới trời nắng phải đội mũ tránh bị cảm sốt, khii đi dưới trời mưa phải mang ô, mặc áo đi mưa để tránh bị ướt dẫn đến cảm sốt.
3.Củng cố :
Vẽ tranh về trời nắng, trời mưa
Thu bài chấm - Nhận xét
4.Dặn dò:
- Chuẩn bị : Thực hành : Quan sát bầu trời
-Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung :
…………………………………………………………………………………………...............................................................................................................................................................................................................................................................................................---------------------------o0o0o0o--------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 31
THỰC HÀNH: QUAN SÁT BẦU TRỜI
SGK: 64-65/ Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu:
-Biết mô tả khi quan sát bầu trời những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng mưa.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Khi trời nắng bầu trời như thể nào ?
Khi trời mưa bàu trời như thế nào ?
-Nhận xét - nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: GTB – ghi bảng
* Hoạt động1: Quan sát bầu trời.
+GV nêu nhiện vụ của HS khi ra ngoài trời quan sát.
Quan sát bầu trời:
-Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy Mặt Trời và những khoảng trời xanh không?
-Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ? -Những đám mây đó có màu gì ? Chúng đúng yên hay chuyển động ?
-Sân trường, mọi vật lúc này khô ráo hay ướt ?
-Em có trông thấy ánh nắng vàng (hoặc những giọt mưa rơi) không +Sau khi HS được thực hành quan sát, GV cho HS vào lớp thảo luận câu hỏi:
-Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì ?
HSTL câu hỏi – GV bổ sung.
Kết luận: Quan những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa…
* Hoạt động 2 : Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
Các em lấy VBT và bút màu đã đem theo để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
-Sau khi HS vẽ xong, GV yêu cầu các em giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh. GV chọn một số bức vẽ để trưng bày, giới thiệu với cả lớp.
3.Củng cố :
Khi đi dưới trời nắng, trời mưa em cần làm gì ?
4.Dặn dò:
- Xem lại bài học
-Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung :
…………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................---------------------------o0o0o0o--------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 32
GIÓ
SGK: 66/ Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu:
- Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió.
- Giáo dục HS cảnh giác và biết phòng trừ khi có gió mạnh, gió xoáy
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong bài 32 SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Hôm nay trời mưa hay trời nắng ? Khi đi dưới trời nắng em cần làm gì? Đi dưới trời mưa em cần làm gì ?
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: GTB – ghi bảng
* Hoạt động1: Quan sát tranh
+Bước 1:
-GV hướng dẫn HS tìm bài 32 SGK.
-HS quan sát tranh theo cặp, hỏi và trả lời các câu hỏi trang 66 SGK.
-GV gợi ý: so sánh trạng thái của các lá cờ để tìm ra sự khác biệt vào những lúc có gió và không có gió. Cũng tương tự như vậy đối với những ngọn cỏ lau. Từ đó các em sẽ suy nghĩ để giải thích được có sự khác biệt đó là do gió gây ra.
-Đối với câu hỏi: “Nêu những gì bạn nhận thấy khi gió thổi vào người”. GV yêu cầu các em lấy cái quạt hoặc quyển vở quạt vào mình và đưa ra nhận xét. Tuỳ vào thời tiết của buổi học đó các em sẽ nói ra những cảm nhận cụ thể.
-Sau đó, GV yêu cầu các em trở lại quan sát hình vẽ cậu bé đang cầm quạt phe phẩy trong SGK và nói với nhau về cảm giác của cậu bé trong hình vẽ.
+Bước 2:
-GV yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp. Các HS khác bổ sung.
*Kết luận: Khi trời lặng gió, cây cối đứng im. Gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngả…
3.Củng cố :
- Vì sao em biết là trời có gió ?
4.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung :
…………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................---------------------------o0o0o0o--------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 33
Trời nóng - Trời rét
SGK: 67/ Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu:
- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nóng, rét.- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng, rét.
- Kể về mức độ nóng, rét của địa phương nơi em sống.
GDKNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì khi trời nóng, trời rét.
- Kĩ năng tự bảo vệ: Bảo vệ sức khoẻ của bản thân(ăn mặc phù hợp với trời nóng, rét)
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong bài 33 SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: - Kiểm tra bài: Gió.
-Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: GTB – ghi bảng
* Hoạt động1: Quan saùt tranh
+Bước 1:
-HS quan sát tranh theo nhóm, (mỗi nhóm 4 em).
-GV yêu cầu HS các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em sưu tầm mang đến lớp để riêng những tranh, ảnh về trời nóng; những tranh ảnh về trời rét.
-Trước hết, lần lượt mỗi HS trong nhóm nêu lên một dấu hiệu của trời nóng (vừa nói vừa chỉ vào những tranh mô tả trời nóng mà nhóm đã xếp riêng). Tiếp theo, mỗi HS mỗi HS nêu lên một dấu hiệu của trời rét (vừa nói vừa chỉ vào những tranh mô tả trời rét mà nhóm đã xếp riêng).
+Bước 2:
-GV yêu cầu đại diện các nhóm đem những tranh, ảnh về trời nóng đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp. Các nhóm đem những tranh, ảnh về trời rét đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp. Các HS khác bổ sung.
*Kết thúc hoạt động này GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
+Hãy nêu cẩm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét).
+Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (hoặc bớt rét)
*Kết luận:
+ Trời quá nóng, thường thấy trong người bức bối, toát mồ hôi…Người ta thường mặc áo tay ngắn, màu sáng. Để làm cho bớt nóng, cần dùng quạt hoặc dùng máy điều hoà nhiệt độ để làm giảm nhiệt độ trong phòng…
-Trời quá rét có thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên…Người ta cần phải mặc nhiều quần áo vải dày…
* GDKNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì khi trời nóng, trời rét.
- Kĩ năng tự bảo vệ: Bảo vệ sức khoẻ của bản thân(ăn mặc phù hợp với trời nóng, rét)
3.Củng cố :
HS trả lời lại các câu hỏi trong bài học.?
4.Dặn dò:
- Nghỉ chiều học tiếp.
-Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung :
…………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................---------------------------o0o0o0o--------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 34
Thời tiết
Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu:
- Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ về thời tiết ở những tiết trước.
- Bìa chữ ghi tên đồ dùng theo thời tiết.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Kiểm tra bài “Trời nóng, trời rét”
- Kể tên các đồ dùng để làm bớt nóng?
- Tại sao chúng ta phải ăn mặc phù hợp với thời tiết ?
2.Bài mới: GTB – ghi bảng
* Hoạt động1: Tìm hiểu về thời tiết.
- Các nhóm mang tranh sưu tầm được để lên bàn, sau đó xắp xếp các tranh ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn thay đổi.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 2: Ích lợi của dự báo thời tiết.
- Vì sao em biết ngày mai nắng hoặc mưa, nóng hoặc rét?
- Em mặc thế nào khi trời nóng? Trời rét?
Kết luận: Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do có bản tin dự báo thời tiết. Phải mặc phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
3.Củng cố :
- Trò chơi “Nhận biết nhanh” cách chơi như tiết trước.
4.Dặn dò:
- Nghỉ chiều học tiếp.
-Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung :
…………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................---------------------------o0o0o0o--------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 35
Ôn tập: Tự nhiên. SGK/57
Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu:
Biết quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về bầu trời, cảnh vật tự nhiên xung quanh.
- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ về thời tiết ở những tiết trước.
- Bảng con ghi tên đồ dùng theo thời tiết
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Kiểm tra bài “Thôøi tieát”
- Vì sao em biết ngày mai trời sẽ nắng hoặc mưa?
- Em phải mặc như thế nào khi trời nóng, trời rét?
2.Bài mới: GTB – ghi bảng
* Hoạt động1: Quan sát thời tiết
Cho HS quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh - Thảo luận theo gợi ý:
+ Bầu trời hôm nay màu gì?
+ Có mây không ? Mây có màu gì ?
+ Trời có gió hay lặng gió ? Gió mạnh hay gió nhẹ ?
+ Thời tiết hôm nay nóng hay rét?
Sau đó đại diện các nhóm trình bày – nhận xét
Kết luận : Thời tiết luôn thay đổi có lúc nắng, lúc mưa hoặc là nóng, rét, . . . Cần mặc phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
*Hoạt động 2: Quan sát cây cối xung quanh.
- Giaùo vieân cho hoïc sinh ñi xung quanh tröôøng quan saùt caây coái, con vaät. Daønh thôøi gian cho hoïc sinh ñoá nhau :
+ Cây đó là cây gì? Trồng để làm gì?
+ Con vật đó là con gì?
Giaùo vieân vaø caùc baïn nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố :
GV cho HS trả lời lại các câu hỏi, nhận xét và tuyên dương những học sinh trả lời tốt.
4.Dặn dò:
- Nhắc nhở học sinh học bài chưa kĩ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung :
…………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................---------------------------o0o0o0o--------------------
File đính kèm:
- tu nhien xa hoi lop 1.doc