A-KTBC:
HS:+ Chữa trên bảng bài 2, 4 (SGK - tr 164)
+ Đọc chữa bài 1, 3 (tr 164)
+ Nêu nhận xét về phép chia hết và phép chia có dư.
B- BÀI MỚI:
I. Luyện tập các bài tập ở SGK trang 164, 165:
Bài 1:
HS:+ đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở
+ 6 hs làm bảng con gắn chữa trên bảng
+ nhận xét, chữa bài
GV: yêu cầu hs nêu cách tính một số phép tính
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Môn Toán Lớp 5 Tuần 32 Trường Tiểu Học Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 32 Ngày 23- 4-2007
Bài 156: Luyện tập
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
A. Mục tiêu bài dạy:
Giúp HS củng cố kỹ năng thực hành phép chia: viết kết quả phép chia dưới dạng
phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng con, bảng phụ viết sẵn
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương tiện
A-KTBC:
HS:+ Chữa trên bảng bài 2, 4 (SGK - tr 164)
+ Đọc chữa bài 1, 3 (tr 164)
+ Nêu nhận xét về phép chia hết và phép chia có dư.
B- Bài mới:
I. Luyện tập các bài tập ở SGK trang 164, 165:
Bài 1:
HS:+ đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở
+ 6 hs làm bảng con gắn chữa trên bảng
+ nhận xét, chữa bài
GV: yêu cầu hs nêu cách tính một số phép tính
Bài 2, 3:
HS:+ đọc yêu cầu của bài, làm vào vở
+ đọc chữa (Bài 3 làm theo mẫu)
GV: yêu cầu hs nêu cách tính nhẩm một số phép tính
Bài 4:
HS:+ đọc yêu cầu, giải vào vở, khoanh vào kết quả đúng ở SGK
+ 1 hs lên bảng giải để chữa
II. Làm bài tập: (nếu còn thời gian)
* Ghi kết quả đúng của bài toán sau:
a) Thương của 21,9835 và 0,001 là
A. 2198,35 B. 21983,5.
b) Cho 625,17 : ……. = 6,2517
Số thích hợp điền vào chỗ trống là:
A. 100 B. 0,01 C. 3. 0,1 D.10
III. Tổng kết bài:
GV: nhắc hs cần biết vận dụng phép chia cho 0,1; 0,01; 0,001; 0,25; 0,5… để tính nhẩm được nhanh.
Bảng con
Bảng phụ viết sẵn
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 32 Ngày 24- 4-2007
Bài 157: Luyện tập
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
A. Mục tiêu bài dạy:
Giúp HS củng cố:
Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng con, bảng nhóm
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương tiện
A-KTBC:
HS:+ Chữa trên bảng bài 1, 4 (SGK - tr 164, 165)
+ Đọc chữa bài 2, 3 (tr 164)
+ Nêu cách chia nhẩm cho 0,1; 0,01; 0,5; 0,25
B- Bài mới:
I. Luyện tập các bài tập ở SGK trang 165:
Bài 1:
HS:+ đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở
+ 4 hs làm bảng con gắn chữa trên bảng
+ nhận xét, chữa bài
GV: yêu cầu hs nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
Bài 2:
HS:+ đọc yêu cầu của bài, làm vào vở
+ đọc chữa
Bài 3:
HS:+ đọc đề bài, giải vào vở
+ 2 hs làm bài trên bảng ( mỗi hs 1 phần), nêu cách làm.
+ nhận xét , chữa bài
Bài 4:
HS:+ đọc đề bài, giải vào vở
+ 2 hs làm bài vào bảng nhóm theo 2 cách khác nhau.
+ nhận xét, chữa bài
II. Tổng kết bài:
GV: nhắc hs cần biết vận dụng cách tính tỉ số phần trăm để vân dụng giải toán được nhanh.
Bảng con
Bảng nhóm
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 32 Ngày 25- 4-2007
Bài 158: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
A. Mục tiêu bài dạy:
Giúp HS củng cố kỹ năng tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải bài toán.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn bài tập, bảng con.
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương tiện
A-KTBC:
HS:+ Chữa trên bảng bài 4 (SGK - tr 165)
+ Đọc chữa bài 1, 2, 3 (tr 165)
B- Bài mới:
I. Luyện tập các bài tập ở SGK trang 165, 166:
Bài 1:
HS:+ đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở
+ đọc chữa
GV:+ Lưu ý HS về đặc điểm của mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian
+ yêu cầu hs nêu chú ý khi thực hiện phép nhân, chia số đo thời gian
Bài 2:
HS:+ đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở
+ đọc chữa phép nhân, 2hs lên bảng chữa phép chia
GV:? Khi chia số đo thời gian nếu còn dư, ta làm thế nào để chia tiếp?
HS:! Đổi 1 đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.
Bài 3, 4:
HS:+ đọc đề bài cả 2 bài, giải vào vở
+ chữa trên bảng đồng thời cả 2 bài.
II. Làm bài tập: (nếu còn thời gian)
GV: gắn bảng phụ viết bài tập sau, yêu cầu hs giải ra nháp, 2hs lên bảng điền để chữa:
Việt và Nam chạy thi 500m. Thời gian chạy thi của mỗi bạn được ghi lại
như bảng sau:
Việt
Nam
Chạy 200m đầu tiên
0,9 phút
55 giây
Chạy 200m tiếp theo
58 giây
0,9 phút
Chạy 100m cuối cùng
0,5 phút
35 giây
Như vậy: a- Việt chạy hết……. phút……. giây
b- Nam chạy hết…… phút……. giây
III. Tổng kết bài:
GV: nhắc HS cần nắm chắc các phép tính với số đo thời gian, biết cách tính thời gian đi trên đường.
Bảng phụ viết sẵn
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 32 Ngày 26- 4-2007
Bài 159: Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
A. Mục tiêu bài dạy:
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kỹ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã
học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình
thoi, hình tròn).
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn các hình đã học, bảng con, bảng nhóm
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương tiện
A-KTBC:
HS:+ Chữa trên bảng bài 4 (SGK - tr 166)
+ Đọc chữa bài 1, 2 (tr 165); bài 3 (tr 166).
B- Bài mới:
I. Ôn tập các công thức tính chu vi, diện tích một số hình:
GV:+ gắn bảng phụ có vẽ các hình đã học:
+ yêu cầu hs lần lượt viết lại công thức tính chu vi, diện tích của từng hình
HS:+ viết lại công thức tính chu vi, diện tích của từng hình vào bảng con.
+ 1hs lên điền vào bảng phụ công thức tính P, S vào các hình tương ứng với cả lớp.
+ 2 HS đọc lần lượt các công thức đã được ghi lại trên bảng phụ.
II. Luyện tập:
Bài 1:
HS:+ đọc đề bài, giải vào vở
+ nêu cách tính chu vi, diện tích khu vườn (hình chữ nhật)
+ đọc chữa.
Bài 2:
HS:+ đọc đề bài, giải vào vở
GV: yêu cầu hs nêu các cách làm: bài có 2 cách làm và thường là làm theo cách 1:
Cách 1: Tính độ dài thực của mảnh đất rồi tính diện tích.
Cách 2: Tính diện tích của mảnh đất như trên hình vẽ rồi nhân kết quả
đó với 1.000.000 (vì mỗi cạnh ứng với tỉ lệ 1: 1000) và đổi đơn
vị đó ra mét vuông).
HS: đọc chữa trên bảng.
Bài 3:
HS:+ đọc đề bài, giải vào vở
+ 2hs làm bài vào bảng nhóm để gắn chữa ( mỗi hs 1 phần)
GV: khuyến khích hs nêu các cách giải phần a: diện tích hình vuông ABCD có thể tính bằng diện tích tam giác vuông nhân 4 hoặc tính theo công thức tính diện tích hình thoi).
HS: nhận xét, chữa bài
III. Tổng kết bài:
GV: nhắc hs cần nắm chắc các qui tắc và công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học.
Bảng phụ
Bảng con
Bảng nhóm
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
Kế hoạch dạy học môn: toán
Tuần 32 Ngày 28- 4-2007
Bài 160: Luyện tập
Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5
A. Mục tiêu bài dạy:
Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn luyện kỹ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
B. Đồ dùng dạy học:
Bảng nhóm
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương tiện
A-KTBC:
HS:+ Chữa trên bảng bài 1 (SGK - tr 166)
+ Đọc chữa bài 2, 3 (tr 167)
+ Nêu lại công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình thang.
B- Bài mới:
I. Luyện tập các bài tập ở SGK trang 167:
Bài 1:
HS: đọc đề bài, nêu cách giải
GV: lưu ý HS nên tìm kích thước thật của sân bóng rồi áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật để tính.
HS:+ giải vào vở
+ 2 hs làm vào bảng nhóm để gắn chữa (mỗi HS 1 phần)
Bài 2:
HS:+ đọc đề bài, giải vào vở
+ đọc chữa.
Bài 3:
HS: đọc đề bài, nêu cách giải
GV: Lưu ý HS nên vận dụng bước tìm tỉ số để tính được số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng.
HS:+ giải vào vở
+ 1 hs chữa trên bảng
Bài 4:
HS:+ đọc đề bài, nêu cách giải (vận dụng công thức tính diện tích hình thang để từ đó tìm ra chiều cao của hình thang)
+ 1 HS chữa trên bảng
III. Tổng kết bài:
GV: nhắc HS cần biết vận dụng các công thức tính diện tích các hình để suy ra cách tìm các cạnh, chiều cao.
Bảng nhóm
File đính kèm:
- toan32.doc