Bài soạn Môn Toán Lớp 5 Tuần 21 Trường Tiểu Học Nguyễn Tri Phương

Mục đích yêu cầu:

Giúp hs củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật , hình vuông,

 

Đồ dùng dạy học:

Bảng con, bảng nhóm, băng chữ

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Môn Toán Lớp 5 Tuần 21 Trường Tiểu Học Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương Kế hoạch dạy học môn: toán Tuần 21 Ngày 29-1-2007 Bài : Luyện tập về tính diện tích Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5 Mục đích yêu cầu: Giúp hs củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật , hình vuông,… Đồ dùng dạy học: Bảng con, bảng nhóm, băng chữ Các hoạt động dạy-học chủ yếu Phương tiện I.KTBC: GV: yêu cầu hs viết công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông rồi nêu miệng cách tính II. Bài mới: 1.Giới thiệu cách tính: GV:+ gắn bảng vẽ sẵn hình tương tự ví dụ trong sgk +? Đã được học công thức tính diện tích hình này chưa? Muốn tính diện tích hình này, có thể làm như thế nào ? HS:…chia hình đã cho thành 2 hình vuông và 1 hình chữ nhật (hoặc 3 hình chữ nhật), tính diện tích từng hình rồi tính diện tích toàn bộ mảnh đất GV: yêu cầu hs tính vào nháp, 2 hs làm vào bảng nhóm để gắn HS: làm bài, nhận xét & chữa bài trên bảng GV:? Muốn tính diện tích 1 hình không có hình dạng nhất định như vậy, ta làm thế nào? HS:…ta chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích, tính diện tích từng phần nhỏ rồi tính diện tích toàn bộ hình dã cho. GV: gắn băng chữ kết luận 2.Thực hành: Bài 1: HS: đọc đề bài GV:? Để tính diện tích mảnh đất đó, em làm thế nào? HS:+! Chia mảnh đất đó thành 2 hình chữ nhật (hoặc 2 hình vuông và 1 hình chữ nhật), tính diện tích từng phần nhỏ rồi cộng lại + làm bài vào vở theo 1 trong 2 cách, 2 hs làm bảng nhóm để gắn + nhận xét, chữa bài Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1 3. Củng cố, dặn dò: HS: nêu lại cách tính diện tích những hình không có hình dạng nhất định GV: nhận xét giờ học, dặn hs chữa bài Bảng con Bảng phụ vẽ sẵn hình Bảng nhóm Băng chữ Bảng nhóm Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương Kế hoạch dạy học môn: toán Tuần 21 Ngày 30 -1- 2007 Bài : Luyện tập về tính diện tích ( tiếp theo ) Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5 Mục đích yêu cầu: Giúp hs củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật , hình tam giác, hình thang,… Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bảng tổng kết viết sẵn, bảng phụ vẽ sẵn hình Các hoạt động dạy-học chủ yếu Phương tiện I.KTBC: GV:+ yêu cầu hs nêu cách tính những mảnh đất không có hình dạng nhất định + gắn bảng tổng kết, gọi hs đọc lại + gọi hs nêu cách tính diện tích hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang II. Bài mới: 1.Giới thiệu cách tính: GV:+ gắn bảng vẽ sẵn hình tương tự ví dụ trong sgk +? Đã được học công thức tính diện tích hình này chưa? Muốn tính diện tích mảnh đất có hình này em làm như thế nào ? HS:…chia hình đã cho thành 1 hình thang & 1 hình tam giác(hoặc 3 hình tam giác, …), tính diện tích từng hình rồi tính diện tích toàn bộ mảnh đất GV:? Hãy tìm cách chia mảnh đất này thành những hình quen thuộc có thể tính diện tích HS: vẽ thử vào nháp, 2 hs lên bảng chia hình trên bảng GV:+ gắn bảng số đo +? Với các số liệu đã cho trong bảng thì nên chọn cách chia hình nào để tính được diện tích mảnh đất nhanh nhất? HS:! Nên chọn chia thành 1 hình thang & 1 hình tam giác GV:+ tô màu cách chia như hs đã thống nhất + yêu cầu hs tính diện tích mảnh đất vào nháp, gọi đọc chữa +? Muốn tính diện tích 1 mảnh đất không có hình dạng nhất định, ta làm thế nào? HS: phát biểu trả lời 2.Thực hành: Bài 1, 2: GV:! Hãy vận dụng kiến thức đó để làm bài tập 1&2 trong sgk -105, 106 HS:+ tự đọc đề bài, vẽ hình rồi giải vào vở, 1hs làm vào bảng nhóm để gắn + nhận xét, chữa bài *Với bài 1 GV:+ khuyến khích hs nêu cách giải khác +! Để tính diện tích 1 mảnh đất có hình dạng không nhất định, có nhiều cách chia hình, nên lựa chọn cách chia giúp tính nhanh nhất. 3. Củng cố, dặn dò: HS: nêu lại cách tính diện tích những mảnh đất không có hình dạng nhất định GV: nhận xét giờ học, dặn hs chữa bài Bảng phụ Bảng phụ vẽ sẵn hình Phấn màu Bảng phụ vẽ sẵn hình, bảng nhóm Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương Kế hoạch dạy học môn: toán Tuần 21 Ngày 3-2-2007 Bài : Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5 Mục đích yêu cầu: Giúp hs : -Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật . -Tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. -Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải các bài tập có liên quan. Đồ dùng dạy học: Mô hình hình HCN ( LP ), hình hộp chữ nhật có thể khai triển được, bảng nhóm, băng chữ Các hoạt động dạy-học chủ yếu Phương tiện I.KTBC: GV: Đưa ra mô hình hình HCN ( LP ), yêu cầu hs gọi tên hình và nêu các đặc điểm của hình II. Bài mới: 1.Hướng dẫn hs hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình HCN: GV: Đưa ra mô hình hình HCN ( hình nguyên, hình triển khai ) HS: Chỉ ra các mặt xung quanh ( ở các tư thế khác nhau khi đặt hộp ) GV:+! Mô tả về diện tích xung quanh của hình HCN (là tổng diện tích 4 mặt bên) + Đưa ra bài toán về tính diện tích các mặt xung quanh của hình HCN HS:+ Nêu hướng giải rồi giải bài toán + Quan sát hình khai triển, nhận xét về các mặt bên, đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình HCN. + áp dụng để làm lại bài toán vừa làm. GV:+ Gắn quy tắc tính diện tích xung quanh + Làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích t.phần 2.Thực hành: Bài 1: HS:+ đọc đề bài, vận dụng trực tiếp công thức để làm bài, 2 hs lên bảng làm + nhận xét, đổi vở chữa bài Bài 2: HS: Đọc đề bài GV:? Tính diện tích tôn dùng để làm thùng tức là tính gì? HS: +! Tức là tính diện tích toàn phần của hình HCN có kích thước đã cho + Nêu hướng giải bài toán + làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm + Nhận xét , chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: HS:nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình HCN GV: nhận xét giờ học, dặn hs chữa bài và ghi nhớ kiến thức đã học Mô hình hình HCN, LP Mô hình hình HCN Hình HCN khai triển Băng chữ Bảng nhóm Bảng nhóm Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương Kế hoạch dạy học môn: toán Tuần 21 Ngày 1-2-2007 Bài : Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương Giáo viên: Nguyễn Xuân Phương – Lớp 5 Mục đích yêu cầu: Giúp hs : -Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. -Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương. -Chỉ ra được các đặc đIểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giảI các bàI tập có liên quan. Đồ dùng dạy học: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương, bảng phụ vẽ sẵn hình Các hoạt động dạy-học chủ yếu Phương tiện I.KTBC: GV: Kiểm tra việc hs chữa bài của giờ trước II. Bài mới: 1.Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương: a, Hình thành biểu tượng về hình hộp chữ nhật: GV:+ Giới thiệu mô hình hình hộp chữ nhật + yêu cầu hs quan sát, nhận xét về các mặt của hình ( số lượng, hình dạng) HS: Hình HCN có 6 mặt : 2 mặt đáy và 4 mặt bên, đều là hình chữ nhật GV:+ Đánh số các mặt, gọi hs lên chỉ các mặt đáy, mặt bên + Gắn bảng phụ vẽ hình khai triển, gọi hs lên chỉ các mặt đáy, mặt bên GV:? Hình HCN có bao nhiêu đỉnh? Bao nhiêu cạnh? HS:+! Có 8 đỉnh > lên bảng chỉ các đỉnh +! Có 12 cạnh > lên bảng chỉ các cạnh GV: Tổng hợp : Hình HCN có 3 kích thước: chiều dàI, chiều rộng, chiều cao HS:+ Lên bảng chỉ các kích thước của hình HCN + Nêu các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình HCN. B, Hình thành biểu tượng hình lập phương: làm tương tự, gv cho hs đo độ dài các cạnh để nêu đặc điểm các mặt của hình LP 2.Thực hành: Bài 1: HS:+ đọc đề bài, làm bài vào sgk, 2 hs lên bảng làm + nhận xét, đổi vở chữa bài Bài 2: GV:+ yêu cầu hs làm phần a, đọc chữa +? Tính diện tích mặt đáy( bên) theo yêu cầu của bài tức là tính gì? HS:+! Tức là tính diện tích của các hcn MNPQ, ABNM, BCPN + làm bài, đổi vở, đọc chữa bài Bài 3: HS: Đọc đề bài, làm bài GV: Gọi hs đọc chữa bài, giải thích kết quả 3. Củng cố, dặn dò: HS: nêu lại đặc điểm của hình HCN và hình LP GV: nhận xét giờ học, dặn hs chữa bài và ghi nhớ kiến thức đã học Mô hình hình HCN Bảng phụ vẽ sẵn hình Băng chữ Mô hình hình LP Bảng phụ kẻ sẵn

File đính kèm:

  • doctoan21.doc