I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
HS cần phải:
- Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
- Nhận biết câu ghép trong đoạn văn; xác định các vế câu ghép. Đặt được câu ghép
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ
33 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Môn Luyện từ và câu Lớp 5 Học kì 2 Trường Tiểu Học Nguyễn Tri Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....
Trường tiểu học NGuyễn tri phương Bài soạn môn Luyện từ- Câu 5
Bài: MRVT: Trẻ em.
Tuần: 33 ( Tiết 1) Ngày dạy: ..... / ... / 20.....
Người soạn: Bùi Thị Hương Sen
I/ Mục đích yêu cầu
HS cần phải:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II/ Đồ dùng dạy HọC
- máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy và học
Phương tiện
I/ KTBC:
2HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm, cho ví dụ.
Lớp nhận xét. GV cho điểm.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng hệ thống hóa, mở rộng, vận dụng các từ ngữ về trẻ em.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu + nội dung bài.
HS làm việc cá nhân, khoanh vào ý đúng trong SGK (SGK tr 147).
HS nêu lí do vì sao không chọn ý a, b, d.
Bài 2:
HS đọc yêu cầu. Lớp thảo luận N2. Đại diện nhóm trình bày.
GV ghi bảng các từ đồng nghĩa với trẻ em.
HS đặt câu vào vở. 3 - 4HS đọc câu của mình. Các bạn khác nhận xét.
HS lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
1HS đọc yêu cầu.
HS lớp thảo luận N6. 3 nhóm nhanh gắn bảng.
GV làm trọng tài để HS bình chọn nhóm tìm được nhiều hình ảnh so sánh đúng và hay.
Bài 4:
1HS đọc yêu cầu.
HS thảo luận N4. Đại diện hai nhóm gắn bảng, trình bày.
Lớp nhận xét.
GV chốt ý đúng, cho điểm.
HS nhẩm học thuộc những thành ngữ, tục ngữ. 4HS đọc thuộc.
III. Củng cố , dặn dò:
Lớp hát bài: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
GV dặn HS ghi nhớ những từ ngữ, câu ở bài 2, 4.
Dặn dò bài sau: Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép).
máy chiếu
Bảng nhóm
Bảng nhóm
Trường tiểu học NGuyễn tri phương Bài soạn môn Luyện từ- Câu 5
Bài: Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép).
Tuần: 33 (Tiết 2) Ngày dạy: ..... / ... / 20.....
Người soạn: Bùi Thị Hương Sen
I/ Mục đích yêu cầu
HS cần phải:
- Củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép; nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II/ Đồ dùng dạy HọC
- máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy và học
Phương tiện
I/ KTBC:
2HS chữa lại bài 2, 4 tiết MRVT: Trẻ em.
1HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép(Đã học ở lớp 4).
Lớp nhận xét. GV cho điểm.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn lại cách sử dụng dấu ngoặc kép.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 1HS đọc nội dung bài.
2HS nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép (Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật; đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật; đánh dấu những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt).
HS làm bút chì vào SGK. 1HS làm bảng phụ. Chữa bài.
HS nêu rõ tác dụng của dấu ngoặc kép vừa điền.
2-3HS nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
Bài 2:
1HS đọc nội dung bài. HS thảo luận N2, dùng bút chì đánh dấu vào SGK. Đọc chữa.
GV ghi nhanh những chỗ dùng dấu ngoặc kép.
Bài 3: 1HS đọc yêu cầu.
2HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
HS viết đoạn văn vào vở. 2HS viết bảng nhóm. Gắn bảng chữa.
GV gắn tiêu chí nhận xét:
Đúng nội dung.
Có sử dụng dấu ngoặc kép đúng.
Các câu liên kết chặt chẽ, có hình ảnh.
Lớp nhận xét bài bạn theo tiêu chí trên.
2 HS đọc lại đoạn văn. Vài HS đọc đoạn văn của mình trong vở.
Lớp bình chọn bạn viết đoạn văn đúng yêu cầu, hay, có nhiều hình ảnh hay cho em học tập.
III. Củng cố , dặn dò:
HS nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép .
GV nhận xét tiết học.
GV dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu ngoặc kép để sử dụng cho đúng.
Dặn dò bài sau: MRVT: Quyền và bổn phận.
Bảng phụ
máy chiếu
Bảng nhóm
Trường tiểu học NGuyễn tri phương Bài soạn môn Luyện từ- Câu 5
Bài: MRVT: Quyền và bổn phận.
Tuần: 34 (Tiết 1) Ngày dạy: ..... / ... / 20.....
Người soạn: Bùi Thị Hương Sen
I/ Mục đích yêu cầu
HS cần phải:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ , hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung và bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
- Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật út Tịch.
II/ Đồ dùng dạy HọC
- máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy và học
Phương tiện
I/ KTBC:
2HS đọc lại đoạn văn bài tập 3 ở tiết trước. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
Lớp nhận xét. GV cho điểm.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng hệ thống hóa, mở rộng, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung và bổn phận của thiếu nhi nói riêng. Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật út Tịch.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu + nội dung bài. HS giải nghĩa những từ còn chưa hiểu.
HS làm bút chì ghi chữ a, b trên mỗi từ.2HS lên bảng xếp từ vào hai nhóm.
2HS nêu lại nghĩa của tiếng Quyền.
Mỗi nhóm chọn 1 - 2 từ để đặt câu.
Bài 2: HS đọc yêu cầu. Lớp thảo luận N2. Đại diện nhóm trình bày.
GV ghi bảng các từ đồng nghĩa với bổn phận.
HS đặt 1câu vào vở. 3 - 4HS đọc câu của mình. Các bạn khác nhận xét.
HS lớp nhận xét, bổ sung. 2HS nêu nghĩa của từ bổn phận.
Bài 3: 1HS đọc yêu cầu. 2HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy.
1HS đọc bài: “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
HS lớp thảo luận N2. HS trình bày miệng phần bài làm của mình.
Bài 4: 1HS đọc yêu cầu và TLCH: Truyện út Tịch nói điều gì?
HS viết đoạn văn vào vở. 2HS viết bảng nhóm, gắn bảng chữa.
Vài HS đọc đoạn văn của mình trong vở.
Lớp bình chọn bạn viết đoạn văn đúng yêu cầu, hay, có nhiều hình ảnh hay cho em học tập.
III. Củng cố , dặn dò:
GV khen những HS làm bài tốt. GV dặn những HS chưa hoàn thành bài cần cố gắng hoàn thành nốt bài viết đoạn văn.
Dặn dò bài sau: Ôn tập về dấu câu (dấu gạch ngang).
Thẻ từ
máy chiếu
Bảng nhóm
RKN: .......................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Trường tiểu học NGuyễn tri phương Bài soạn môn Luyện từ- Câu 5
Bài: Ôn tập về dấu câu (dấu gạch ngang).
Tuần: 34 (Tiết 2) Ngày dạy: ..... / ... / 20.....
Người soạn: Bùi Thị Hương Sen
I/ Mục đích yêu cầu
HS cần phải:
- Củng cố kiến thức về dấu gạch ngang; nêu tác dụng của dấu gạch ngang.
- Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
II/ Đồ dùng dạy HọC
- máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy và học
Phương tiện
I/ KTBC:
2HS đọc lại đoạn văn đã viết trong bài tập 4 của tiết MRVT: Quyền và bổn phận.
1HS nêu tác dụng của dấu gạch ngang(Đã học ở lớp 4).
Lớp nhận xét. GV cho điểm.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn lại cách sử dụng dấu gạch ngang.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu của bài.
2HS nêu lại tác dụng của dấu gạch ngang.
GV đưa bảng phụ ghi lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang:
Đánh dấu tại chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại;
Đánh dấu phần chú thích trong câu;
Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Nhiều HS nhắc lại tác dụng của dấu gach ngang.
HS thảo luận N4: Mỗi tổ chia 3 nhóm; mỗi nhóm làm một phần; ghi bảng nhóm. 3 nhóm nhanh gắn bảng trình bày(mỗi phần 1 nhóm gắn bảng).
Lớp nhận xét, bổ sung. 2HS nêu lại tác dụng của dấu gạch ngang.
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu.
1HS đọc đoạn văn: “Cái bếp lò”
GV gắn bảng bài Photo phóng to.
HS lên bảng chỉ từng dấu gạch ngang và nêu tác dụng của dấu gạch ngang đó.
III. Củng cố , dặn dò:
HS nêu lại tác dụng của dấu gạch ngang .
GV nhận xét tiết học.
GV dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu gạch ngang để sử dụng cho đúng.
Dặn dò bài sau: Ôn tâp cuối năm.
Bảng phụ
Bài 2 phóng to.
RKN:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Trường tiểu học NGuyễn tri phương Bài soạn môn Luyện từ- Câu 5
Bài: Ôn tập về từ loại
Tuần: 34 (Tiết 1 ) Ngày dạy: ..... / ... / 20.....
Người soạn: Bùi Thị Hương Sen
I/ Mục đích yêu cầu
HS cần
1. Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ, đại từ.
3. Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng xác định từ loại trong câu, trong đoạn văn..
II/ Đồ dùng dạy HọC : - máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy và học
Phương tiện
I/ KTBC: - Thế nào là DT, ĐT, TT, QHT, ĐT ?
- Từng HS trả lời.
- Lớp nhận xét. GV cho điểm.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn lại cách xác định từ loại.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu của bài.
Xếp các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở dưới:
ánh đèn từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sáng đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời đang chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
Động từ
Danh từ
Tính từ
Quan hệ từ
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu.
Chữa các câu sai sau bằng cách thay cặp từ chỉ quan hệ:
a. Dù hoa gạo đẹp nhưng cây gạo gọi đến rất nhiều chim.
b. Vì người yếu nên mẹ tôi lúc nào cũng thức khuya dậy sớm.
c. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gia đình họ rất hạnh phúc.
Bài 3: Gạch dưới các đại từ có trong đoạn văn sau:
Một buổi sáng, Đực ôm cổ mẹ:
- Cho con đi tân binh má à.
- Người mày có một khúc mà đi đâu?
- Con ăn cơm ít hôm rồi nó lớn mừ...
- ừ, ráng ăn cơm nhiều nhiều rồi má cho đi.
HS làm bài - GV chốt lại đáp án đúng.
III. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
máy chiếu
bảng nhóm
phấn màu
phấn màu
File đính kèm:
- Luyen tu cau HK2.doc