Bài soạn Môn Kĩ thuật Lớp 5 Học kì 1 Trường Tiểu Học Nguyễn Tri Phương

 A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU : Học sinh

- Biết cách đính khuy hai lỗ.

- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

- Rèn luyện tính cẩn thận

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Sản phẩm mẫu, bộ khâu thêu, máy chiếu.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Môn Kĩ thuật Lớp 5 Học kì 1 Trường Tiểu Học Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả làm việc của nhóm: + Đo cắt vải. + Thêu trang trí trên vải. + Khâu miệng túi. + Khâu thân túi. + Khâu quai túi. + Đính quai túi . - GV nhận xét, chốt ý đúng. HĐ3: Nhóm 2. - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS - HS thực hành đo, cắt vải theo hướng dẫn: + Đặt mảnh vải lên mặt bàn, vuốt phẳng. Đo, kẻ, cắt 1 hình chữ nhật 20cmx 30cm để làm thân túi. + Đo, kẻ, cắt 1 hình chữ nhật thứ hai có kích thước 5cm x 40cm làm quai túi. - GV quan sát, giúp đỡ HS làm chậm. - Các nhóm có thể học hỏi, giúp đỡ nhau. - GV khen những em thao tác tốt. - GV nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau: Thực hành trang trí trên vải Mẫu túi . SHS, bảng nhóm. Vải, phấn, thước, kéo. Trường tiểu học NGuyễn tri phương Bài soạn môn kĩ thuật 5 Bài: thêu túi xách tay đơn giản Tuần: 15 ( Tiết 2) Ngày dạy: 14/12/2011 Người soạn: Bùi Thị Hương Sen I. Mục đích - Yêu cầu : Giúp học sinh biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản. Rèn luyện đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm được. II. Nội dung tiết học: Nội dung dạy học Phương tiện KTBC: - Nêu các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay? - GV kiểm tra một số bài thực hành của HS là tiết trước. Bài mới: - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết này. HĐ1: Cả lớp. GV yêu cầu nhắc lại các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay. HS nêu lại 6 bước thao tác. GV lưu ý: + Thêu trang trí trước khi khâu túi. + Khâu miệng túi trước rồi mới khâu thân túi. + Khâu lần lượt từng đường thân túi bằng mũi khâu thường hay khâu đột. Nên bắt đầu đường khâu từ phía miệng túi. + Đính quai túi ở mặt trái của túi. Nên khâu nhiều đường để quai túi được đính chắc chắn vào miệng túi. HĐ 2: Nhóm 2. GV yêu cầu HS đọc SHS-tr 24 phần thêu trang trí trên vải. HS thảo luận: + Nêu tên các mũi thêu đã học ở lớp 4? + Em chọn mẫu thêu nào? Thêu bằng mũi thêu nào? GV lưu ý HS bố trí hình thêu cho cân đối trên 1 nửa mảnh vải dùng để khâu túi. HS thực hành thêu trang trí trên vải. Các em có thể học hỏi, giúp đỡ nhau. GV uốn nắn các thao tác chưa đúng. HĐ3: Cả lớp. GV kiểm tra một số sản phẩm đã hoàn thành. GV khen những em thao tác tốt, sản phẩm đẹp. GV nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau: Thực hành khâu các bộ phận của túi xách. Bảng nhóm. SHS, khung thêu, vải, kim. chỉ, kéo. Trường tiểu học NGuyễn tri phương Bài soạn môn kĩ thuật 5 Bài: thêu túi xách tay đơn giản Tuần: 16 ( Tiết 3) Ngày dạy: ... / .... / 20.... Người soạn: Bùi Thị Hương Sen I. Mục đích - Yêu cầu : Giúp học sinh biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản. Rèn luyện đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy học Máy chiếu, khung thêu, chỉ màu, kéo ... III. Các hoạt động dạy học Nội dung dạy học Phương tiện KTBC: - Nêu các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay? - GV kiểm tra một số bài thực hành của HS là tiết trước. Bài mới: - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết này. HĐ1: Cả lớp. GV yêu cầu nhắc lại các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay. HS nêu lại 6 bước thao tác. GV lưu ý: + Khâu miệng túi trước rồi mới khâu thân túi. Gấp mép và khâu lược để cố định đường gấp mép ở mặt trái mảnh vải. Sau đó lật vải sang mặt phải để khâu viền đường gấp mép . + Để khâu phần thân túi cần gấp đôi mảnh vải( mặt phải úp vào, mặt trái ra ngoài). Sau đó so cho đường gấp mép bằng nhau và vuốt phẳng đường gấp cạnh thân túi. Khâu lần lượt từng đường thân túi bằng mũi khâu thường hay khâu đột. Nên bắt đầu đường khâu từ phía miệng túi. + Đính quai túi ở mặt trái của túi. Nên khâu nhiều đường để quai túi được đính chắc chắn vào miệng túi. HĐ 2: Nhóm 2. GV yêu cầu HS đọc SHS-tr 25,26,27 . HS thực hành khâu các bộ phận của túi xách tay. Các em có thể học hỏi, giúp đỡ nhau. GV uốn nắn các thao tác chưa đúng. HĐ3: Cả lớp. GV kiểm tra một số sản phẩm đã hoàn thành. GV khen những em thao tác tốt, sản phẩm đẹp. HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. Lớp nhận xét theo tiêu chí: + Khâu được các phần của túi xách tay. + Các đường khâu thẳng theo đường vạch dấu. + Thêu được hình trang trí trên túi xách tay. + Quai túi được đính chắc chắn, cân đối vào miệng túi. GV nhận xét tiết học, khen các em hoàn thành bài tốt, dặn chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu về ích lợi của việc nuôi gà. Bảng nhóm. SHS, khung thêu, vải, kim. chỉ, kéo. Bảng nhóm. Trường tiểu học NGuyễn tri phương Bài soạn môn kĩ thuật 5 Bài: Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. Tuần 17 Ngày dạy: ..... / ... / 20 ..... Người soạn: Bùi Thị Hương Sen A. Mục đích - Yêu cầu : - Đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình - Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng. B. Đồ dùng dạy học - Máy chiếu, bột số dụng cụ nấu ăn: bát, đũa, thìa, xoong, ấm, ..... III. Các hoạt động dạy học: Nội dung dạy học Phương tiện A/ Bài cũ: - Nhận xét sản phẩm túi xách của HS - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B/ Bài mới 1. Giới thiệu bài : GV dẫn HS tham quan bếp ăn của nhà trường. - GV lưu ý HS : + Khôg đùa nghịch, chạy nhẩy gây nguy hiểm + Quan sát kỹ và nhớ các dụng cụ nấu ăn mà con thấy Một số dụng cụ nấu ăn 2. Nội dung: * Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường. - Hãy kể tên các dụng cụ đun nấu ăn uống mà con vừa quan sát. - GV ghi tên các dụng cụ đó theo 5 nhóm - Ngoài các dụng cụ đó con còn biết những dụng cụ nào nữa? - GV chốt. *Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm, cách sử dụng và bảo quản. - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 5 về tác dụng, cách sử dụng bảo quản các dụng cụ vừa nêu. - HS thảo luận nhóm 5 - ghi bảng nhóm - Trình bày bổ sung - GV dùng tranh minh hoạ trong SGK để kết luận từng nội dung * Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. - HS làm bài tập 2 trong vở bài tập - 1HS nhanh nhất lên làm bảng phụ. - Nhận xét bổ sung 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau RKN: ....................... ..................... ...................... Trường tiểu học NGuyễn tri phương Bài soạn môn kĩ thuật 5 Bài: Chuẩn bị nấu ăn Tuần 18 Ngày dạy: ..... / ..... / 20 .... Người soạn: Bùi Thị Hương Sen A. Mục đích - Yêu cầu : Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn. Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình. B. Đồ dùng dạy học: - Dao, thớt, rổ, rá, xoong, nồi.... C. Hoạt động dạy học: Nội dung dạy và học Phương tiện I. KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS: Tranh (vật thật) một số loại thực phẩm thông thường như : Rau xanh, củ, quả tươi. Dao thái, dao gọt. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV: Chuẩn bị nấu ăn giúp người nội trợ thực hiện công việc nấu ăn thuận tiện, chủ động. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn và vận dụng để giúp đỡ gia đình. 2. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn. GV đặt câu hỏi: Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn. HS đọc SGK, Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn. Đại diện trình bày. Các bạn khác nhận xét, bổ sung Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn. Tìm hiểu cách chọn thực phẩm. HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 SGK tr 31.TLCH: Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn. Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn. HS trình bày kết hợp tranh ảnh và vật thật đã chuẩn bị. HS thảo luận nhóm 2 Đại diện nhóm trình bày (có kèm theo tranh). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.GV kết luận. Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm. HS đọc mục 2 và quan sát hình 2 SGK tr 32. Chọn một món ăn thông thường gia đình em hay chế biến và TLCH: ở gia đình em thường sơ chế món đó như thế nào? Qua quan sát thực tế và đọc SGK, em hãy nêu cách sơ chế thực phẩm đó.áH thảo luận nhóm 4: Mỗi bạn tự trình bày trong nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.GV kết luận. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập HS trả lời câu hỏi cuối bài. Lớp nhận xét. III. Củng cố, dặn dò: GV tuyên dương cá nhân, nhóm có ý thức học tập tốt. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Tranh (vật thật) một số loại thực phẩm thông thường như : Rau xanh, củ, quả tươi. Dao thái, dao gọt. Bảng nhóm tranh, ảnh Trường tiểu học NGuyễn tri phương Bài soạn môn kĩ thuật 5 Bài: Làm sản phẩm tự chọn (4 tiết) Tuần: 14 ( tiết ) Ngày dạy: ..... / ... / 20..... Người soạn: Bùi Thị Hương Sen I. Mục đích - Yêu cầu : - HS cần phải làm được một sản phảm khâu, thêu hoặc nấu ăn. II. Nội dung tiết học: Nội dung dạy học Phương tiện I. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra II. Bài mới: HĐ1: ôn những nội dung đã học trong chương I + Nội dung của chương I là gì? - Kỹ thuật phục vụ + Chún ta đã được học những nội dung chính nào trong chương I Một số sản phẩm - Cách đính khuy - Cách thêu - Làm túi xách đơn giản. - Một số món ăn đơn giản trong bữa ăn gia đình - Cách bày bàn ăn, thu dọn và rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống + Gọi HS nhắc lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân và những dụng cụ cần cho việc nấu ăn và ăn uống? - GV: nhận xét, tóm tắt ý của HS. HĐ2: HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành. - GV ra nhiệm vụ : HS phải chọn sản phẩm về khâu, thêu hoặc về nấu ăn. + Nếu chọn sản phẩm khâu, thêu, mỗi HS phải hoàn thành 1 sản phẩm (đo, cắt, khâu thành sản phẩm hoặc đính khuy hoặc thêu trang trí) + Nếu chọn sản phẩm nấu ăn, sẽ tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm 5 HS. Các em sẽ phải chế biến một món ăn theo SGK hoặc em đã được học ở gia đình. - GV chia nhóm và phân công vị trí làm việc của các nhóm. - Y/c HS về nhóm thảo luận chọn sản phẩm và các nhóm tự phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho từng thành viên trong nhóm (nấu ăn) - GV ghi bảng tên các sản phẩm của các nhóm chọn (nấu ăn) - GV nhắc nhở HS chuẩn bị kĩ các dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho tiết học sau. - Các nhóm gửi tên sản phẩm đăng ký và phân công công việc cho các thành viên. RKN: ........................ ........................

File đính kèm:

  • dockdfjghao9uegl;adfaghdisof (1).doc
Giáo án liên quan