Bài soạn Mĩ thuật 2 Trường TH Mỹ Phú

- Nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.

- Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh.

HS khá giỏi:

Tạo được 3 độ đậm nhạt trong bài trang trí, bài vẽ tranh.

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Mĩ thuật 2 Trường TH Mỹ Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tranh “Tiếng đàn bầu”: Tranh “Tiếng đàn bầu” được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam Cụ Nguyễn Thị Mộc (vợ họa sĩ Sỹ Tốt) giới thiệu cho du khách về bức tranh “Tiếng đàn bầu” tại Bảo tàng của gia đình (làng Cổ Đô – Ba Vì – Hà Tây). - Chia HS làm 4 nhóm. - Phát câu hỏi gợi ý và yêu cầu HS thảo luận: + Nêu tên bức tranh và tên họa sĩ? + Tranh vẽ bằng chất liệu gì? + Trong tranh có những hình ảnh gì? + Hình ảnh chính trong tranh? + Anh bộ đội và em bé đang làm gì? + Đề tài của bức tranh? + Nêu những màu sắc có trong tranh? + Em có thích bức tranh này không? Vì sao? - Nhận xét. * Tóm tắt: Tranh “ Tiếng đàn bầu” là một bức tranh đẹp, thể hiện tình cảm quân dân. Hình ảnh trong tranh gần gũi, cô gái trong tranh vừa hong tóc vừa lắng nghe tiếng đàn, các em bé chăm chú lắng nghe đàn bên chú bộ đội, bức tranh dân gian Gà mái làm cho nội dung bức tranh phong phú hơn. - Giới thiệu sơ lược về họa sĩ Sỹ Tốt và các tác phẩm khác của ông: + Họa sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô, Huyện Ba Vì, Hà Tây. Đây là một làng quê nổi tiếng với nghề vẽ tranh, còn được gọi là “làng họa sĩ”. Hoạ sĩ Nguyễn Sỹ Tốt được coi như là ông Tổ nghề hoạ của làng Cổ Đô. Sỹ Tốt sinh năm 1920, thuở nhỏ ông đã mê vẽ. Vẽ từ cổng đình, cổng chùa, các con vật... Khi ông đi bộ đội, được học trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam (nay là trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội) do danh hoạ Tô Ngọc Vân trực tiếp giảng dạy. Ngay sau đó Sỹ Tốt đã trở thành một trong những hoạ sĩ tài danh của nền mĩ thuật Việt Nam. Các tác phẩm của ông như “Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng” đã tham gia Triển lãm Mĩ thuật toàn quốc năm 1954, “Em nào cũng được học cả” đoạt giải Nhì tại Triển lãm Mĩ thuật toàn quốc năm 1958, sau này được trưng bày tại Triển lãm Mĩ thuật ở Thủ đô Matxcơva của Nga. Với những đóng góp đó, ông đã được giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Tháng 9 năm 2006, gia đình ông thành lập “Bảo tàng mỹ thuật Sỹ Tốt và gia đình” (được UBND tỉnh ra quyết định thành lập). - Chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV và thảo luận. - Tranh “Tiếng đàn bầu” của họa sĩ Sỹ Tốt. - Sơn dầu. - Chú bộ đội, hai em bé, cô gái, bức tranh trên tường nhà… - Chú bộ đội và hai em bé. - Chú bộ đội đánh đàn bầu, hai em bé chăm chú lắng nghe. - Đề tài bộ đội. - Màu xanh nhạt, vàng,… - Nêu theo cảm nhận của bản thân. 4. Nhận xét, đánh giá: (4 phút) - Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập, làm việc theo nhóm của lớp. - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu ý kiến, xây dựng bài. - Nhận xét chung. - Nhận xét. 4. Dặn dò: (1 phút) Chuẩn bị bài 9: Vẽ theo mẫu VẼ CÁI MŨ. ----------------------- Môn: Mĩ thuật Bài 9: Vẽ theo mẫu VẼ CÁI MŨ I. MỤC TIÊU: - Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ (nón). - Biết cách vẽ cái mũ (nón). - Vẽ được cái mũ (nón) theo mẫu. HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên Học sinh - Một vài cái mũ với hình dáng, đặc điểm khác nhau. - Bài vẽ của HS năm trước. - SGV, Vở tập vẽ 2. - Vở tập vẽ 2. - Cái mũ. - Bút chì, màu vẽ,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định, tổ chức lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra dụng cụ học tập: (1 phút). 3. Bài mới: Mục tiêu, nội dung từng hoạt động – Thời gian Các hoạt động dạy học Giáo viên Học sinh 1. Quan sát, nhận xét: (8 phút) - HS hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ (nón). - Giới thiệu mũ (nón): 1 2 3 4 5 6 + Gọi tên các loại mũ? + Hình dáng, đặc điểm của các loại mũ? + Các bộ phận của mũ? + Màu sắc của mũ? - Nhận xét. + Em hãy nêu các loại mũ khác mà em biết? - Nhận xét. * Mũ dùng để che nắng, bảo vệ đầu. Mũ có nhiều loại với hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau. - Quan sát. - 1/ Mũ rộng vành; 2/ Mũ lưỡi trai; 3/ Mũ bộ đội; 4/ Mũ bảo hiểm; 5/ Mũ em bé; 6/ Mũ bảo hộ. - Nêu. - Chóp mũ, vành mũ, quai. - Xanh la, trắng, xanh lá, hồng, vàng. - Mũ nỉ, mũ rơm, mũ công an,… 2. Cách vẽ: (8 phút) - HS biết cách vẽ cái mũ (nón). - Bày một số mũ để HS chọn vẽ. - Minh họa cách vẽ: + Quan sát và vẽ hình dáng chung của mũ trước (nét thẳng). + Vẽ chi tiết (vẽ nét cong). + Vẽ màu. - Giới thiệu một số cách sắp xếp: lệch trái, phải, trên, dưới để tránh. - Giới thiệu một số bài vẽ mũ của HS để các em hiểu bài hơn. - Chọn mũ. - Quan sát. - Quan sát và nhận xét. 3. Thực hành: (17 phút) - HS vẽ được cái mũ (nón) theo mẫu - Gợi ý cách sắp xếp đối với những HS còn chậm. - Yêu cầu HS làm bài theo hướng dẫn. Vẽ màu theo cảm nhận riêng. - Bao quát lớp. - Thực hành theo hướng dẫn của GV. 4. Nhận xét, đánh giá: (4 phút) - Gợi ý HS nhận xét bài vẽ về: + Cách sắp xếp. + Hình vẽ. + Màu sắc. - Nhận xét, bổ sung ý kiến của HS. - Đánh giá bài vẽ. - Nhận xét chung. - Nhận xét. 4. Dặn dò: (1 phút) Chuẩn bị bài 10: Vẽ tranh Đề tài TRANH CHÂN DUNG. Môn: Mĩ thuật Bài 10: Vẽ tranh Đề tài TRANH CHÂN DUNG I. MỤC TIÊU: - Tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người. - Biết cách vẽ chân dung đơn giản. - Vẽ được một tranh chân dung theo ý thích. HS khá giỏi: Vẽ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên Học sinh - Tranh chân dung. - Bài vẽ của HS năm trước. - SGV, Vở tập vẽ 2. - Vở tập vẽ 2. - Bút chì, màu vẽ,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định, tổ chức lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra dụng cụ học tập: (1 phút). 3. Bài mới: Mục tiêu, nội dung từng hoạt động – Thời gian Các hoạt động dạy học Giáo viên Học sinh 1. Quan sát, nhận xét: (10 phút) - HS tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người. - Giới thiệu tranh chân dung. + Tranh chân dung là tranh vẽ gì? - Nhận xét. * Tranh chân dung là tranh vẽ người, chủ yếu là diễn tả khuôn mặt người. Có thể chỉ vẽ khuôn mặt, vẽ một phần thân hay toàn thân. - Gợi ý về khuôn mặt: + Khuôn mặt người có hình gì? + Những bộ phận chính trên khuôn mặt? + Mắt, mũi, miệng,… của mỗi người như thế nào? - Gợi ý về tóc, da. - Nhận xét. + Em hãy tả khuôn mặt người thân; ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè,... - Quan sát. - Tranh vẽ người. - Hình trái xoan, hình vuông, hình tròn, dài,… - Mắt, mũi, miệng,… - Mắt to/ nhỏ. Miệng rộng/ hẹp. Mũi cao/ thấp. - Tóc thẳng/ xoăn/ ngắn/ dài/ đen/ vàng/… Da xạm đen/ trắng/… - Tả người thân. 2. Cách vẽ: (5 phút) - HS biết cách vẽ chân dung đơn giản. - Minh họa cách vẽ: + Vẽ hình khuôn mặt cân đối với tờ giấy. + Vẽ cổ, vai. + Vẽ tóc, mắt, mũi, miệng, tai và các chi tiết. + Vẽ màu theo ý thích. - Giới thiệu một số tranh chân dung của HS lớp trước để các em hiểu bài hơn. - Quan sát. - Quan sát. 3. Thực hành: (17 phút) - HS vẽ được một tranh chân dung theo ý thích. - Gợi ý cách sắp xếp, hình vẽ, màu sắc đối với những HS còn chậm. - Yêu cầu HS làm bài theo hướng dẫn. Vẽ màu theo cảm nhận riêng. - Bao quát lớp. - Thực hành theo hướng dẫn của GV. 4. Nhận xét, đánh giá: (4 phút) - Gợi ý HS nhận xét bài vẽ về: + Cách sắp xếp. + Hình vẽ. + Màu sắc. - Nhận xét, bổ sung ý kiến của HS. - Đánh giá bài vẽ. - Nhận xét chung. - Nhận xét. 4. Dặn dò: (1 phút) Chuẩn bị bài 11: Vẽ trang trí VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU. --------------------- Môn: Mĩ thuật Bài 11: Vẽ trang trí VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU I. MỤC TIÊU: - Nhận biết cách trang trí đường diềm cơ bản. - Vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào đường diềm. HS khá giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên Học sinh - Một số đồ vật có trang trí đường diềm. - Bài vẽ của HS năm trước. - SGV, Vở tập vẽ 2. - Vở tập vẽ 2. - Bút chì, màu vẽ,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định, tổ chức lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra dụng cụ học tập: (1 phút). 3. Bài mới: Mục tiêu, nội dung từng hoạt động – Thời gian Các hoạt động dạy học Giáo viên Học sinh 1. Quan sát, nhận xét: (10 phút) - HS nhận biết cách trang trí đường diềm cơ bản. - Giới thiệu vật dụng có trang trí đường diềm: + Các họa tiết được sắp xếp kéo dài xung quanh dĩa, chậu được gọi là gì? + Các vật được trang trí đường diềm như thế nào? + Các họa tiết trên đường diềm được sắp xếp như thế nào? + Các họa tiết giống nhau thì vẽ như thế nào? + Màu sắc các họa tiết, màu sắc nền của đường diềm như thế nào? - Nhận xét. + Em hãy nêu các vật dụng có trang trí đường diềm mà em biết? - Nhận xét. - Quan sát. - Đường diềm. - Đẹp hơn. - Sắp xếp nhắc lại, xen kẽ. - Vẽ bằng nhau. - Họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau. Màu nền khác màu họa tiết: Màu họa tiết nhạt – Màu nền đậm và ngược lại. - Chén, giấy khen, áo,… 2. Cách vẽ: (5 phút) - HS vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào đường diềm. - Yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 ở VTV2. Nêu yêu cầu của bài: + Hình 1: Chúng ta làm thế nào để hoàn chỉnh bài? - Nhận xét. + Hình 2: Hãy nhìn họa tiết mẫu để vẽ tiếp họa tiết vào các ô còn lại. Cố gắng vẽ họa tiết cho đều. - Hướng dẫn HS vẽ màu: + Chọn khoảng 2 – 3 màu để vẽ đường diềm. + Họa tiết giống nhau, vẽ màu giống nhau. + Vẽ màu nền khác màu họa tiết, có đậm nhạt. - Giới thiệu bài vẽ của HS năm trước để các em hiểu bài hơn. - Quan sát. - Vẽ theo nét chấm để hoàn chỉnh đường diềm và vẽ màu. - Lắng nghe. - Quan sát. - Quan sát và nhận xét. 3. Thực hành: (17 phút) - HS vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào đường diềm. - Nhắc nhở HS vẽ họa tiết cho đều, chọn từ 2 – 3 màu; vẽ màu có đậm nhạt. - Yêu cầu HS làm bài theo hướng dẫn. Vẽ màu theo cảm nhận riêng. - Bao quát lớp. - Thực hành theo hướng dẫn của GV. 4. Nhận xét, đánh giá: (4 phút) - Gợi ý HS nhận xét bài vẽ về: + Hình vẽ. + Màu sắc. - Nhận xét, bổ sung ý kiến của HS. - Đánh giá bài vẽ. - Nhận xét chung. - Nhận xét. 4. Dặn dò: (1 phút) Quan sát các loại cờ. Chuẩn bị bài 12: Vẽ theo mẫu VẼ CỜ TỔ QUỐC HOẶC CỜ LỄ HỘI. ---------------------

File đính kèm:

  • docmithuat 2-b11.doc
Giáo án liên quan