I/ Mục tiêu:
Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các bảng nêu trong sgk, kẻ sẵn vào bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: (5')
Gọi HS nêu : Thế nào là phân số thập phân?
B/ Bài mới: (25')
1/ Giới thiệu bài:
2/Nội dung:
* Giới thiệu khái niệm về số thập phân.
a) Hướng HS nêu nhận xét để nhận ra:
- Có 0m 1dm tức là có 1dm; viết lên bảng: 1dm = m.
- GV giới thiệu: 1dm hay m còn được viết thành 0,1m. GV viết lên bảng.
- Tương tự với 0,01m; 0,001m.
- GV giúp HS nêu: Các phân số thập phân ; ; được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Lớp 5 Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết số thập phân
I/ Mục tiêu:
Biết
- Tên các hàng của số thập phân
- Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ HD HS làm bài tập ở vở bài tập:
Bài 1: HD HS đọc và viết các hàng vào chổ chấm cho hoàn chỉnh bài tập 1.
Bài 2: HS viết số thập phân
KQ: 3,9 ; 72,54; 280,975; 102,416.
Bài 3: Chuyển số thập phân sau thành hỗn số có chứa phân số thập phân (theo mẫu)
a. 3,5 =
b. 8,06 =
3/ Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS nhắc các hàng của số thập phân
Nhận xét giờ học
Luyện Tiếng việt :
Luyện tập về Từ nhiều nghĩa
I/ Mục tiêu:
Củng cố cho hs nắm vững về từ nhiều nghĩa
Hiểu nghĩa chuyển của một số từ biết đặt câu.
II/ Hoạt động dạy học:
GV HD hs làm một số bài tập sau:
Bài 1: Gạch dưới các từ nhiều nghĩa trong các từ in đậm sau đây:
Chân:
Cầu thủ bóng đá bị ngã gãy chân
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Năm nay,chân ruộng này cấy nếp cáihoa vàng.
Mẻ:
Canh chua nấu mẻ.
Sứt đầu mẻ trán.
Mấy cái chén mẻ này giữ làm gì.
Hồ:
Nước Hồ Gươm xanh thắm.
Có bột mới gột nên hồ.
Người Hồ ở phía bắc Trung Quốc.
Bài 2: Trong mỗi câu thơ sau, từ lợi được dùng với nghĩa như thế nào?
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quả lấy chồng được chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lơị nhưng răng không còn.
Bài 3: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ chua:
Có vị như vị của chanh, dấm.
Lời nói gay gắt,khó nghe.
2/ GV Chấm - chữa bài
3/ Dặn dò:
Nhận xét giờ học
Thể dục
Bài 14 Đội hình đội ngũ - Trò chơi: “Trao tín gậy”
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng dóng thẳng hàng( ngang, dọc)
- Thực hiện dúng cách điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái,
- Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi "Trao tín gậy". Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 1 còi, 4 tín gậy, kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút.
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, vai: 1 - 2 phút.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát: 1 - 2 phút.
- Kiểm tra bài cũ: 1 - 2 phút.
2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a) Đội hình đội ngũ: 10 - 12 phút.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái - đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển lớp tập: 1 - 2 phút. Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển: 3 - 4 phút. GV quan sát, nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. Tập hợp lớp cho các tổ thi đua trình diễn, GV cùng HS nhận xét, biểu dương thi đua: 3 - 4 phút.
- Cả lớp tập dưới sự điều khiển của GV để cũng cố 1 - 2 phút.
b) Trò chơi vận động: 8 - 10 phút.
- Chơi trò chơi: “Trao tín gậy”
- Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cho cả lớp thi đua chơi, GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ hoặc HS tích cực trong khi chơi và chơi đúng luật.
3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
- Thực hiện một số động tác thả lỏng: 1 - 2 phút.
- Hát 1 bài vỗ tay theo nhịp. 1 - 2 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài: 1 phút.
GV nhận xét kết quả giờ học và công bố nội dung kiểm tra để HS về nhà tự ôn tập: 2 - 3 phút.
Thứ sáu, ngày 9 tháng 10 năm 2009.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I/ Mục tiêu:
Biết chuyển một phần của dàn ý( thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước, rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả
II/ Đồ dùng dạy học:
- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS.
- Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
- HS nói vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn, đọc câu mở đoạn của em - BT3.
B/ Bài mới:
1/GV giới thiệu bài:
- Trong các tiết TLV trước, các em đã quan sát một cảnh sông nước, lập dàn ý cho bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn.
2/ HDHS luyện tập:
- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS.
- HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài.
- Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- HS viết đoạn văn.
- HS trình bày đoạn văn. GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn hay.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị cho bài sau: Luyện tập tả cảnh ở địa phương. Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp ở địa phương.
------------------------------------
Địa lí
Ôn tập
I/Mục tiêu
- Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ.
- Biết các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình,khí hậu, sông ngòi, đát, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II/ Đồ dùng dạy học
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III/ Hoạt động dạy học
1/HĐ1 : Làm việc lớp
- HS làm bài tập ở vở BT,tô màu và điền tên vào lược đồ.
- HS chỉ trên bản đồ vị trí và mô tả giới hạn của nước ta.
2/HĐ2 : Trò chơi "Đối đáp nhanh"
- GV gọi một số HS chia thành hai nhóm, mỗi em được gắn một số thứ tự từ 1 cứ hai em số thứ tự giống nhau thì đứng đối diện nhau.Cứ 1em nêu tên một con sông hoặc một dãy núi , một đồng bằng mà em đã học. Em só2 của nhóm kia sẽ chỉ trên bản đồ đối tượng địa lí đó.Nếu chỉ đúng thì đợc 2 điểm, nếu sai em khác trong nhóm bổ sung thì được 1 điểm.
- GV và cả lớp theo dõi nhận xét.
3/HĐ3: Làm việc nhóm.
- HS hoàn thành câu 2 SGK.
- HS các nhóm cử đại diện trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét.
- GV chốt lại đặc điểm chính đã nêu trong bảng.
4/ Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học và giao bài về nhà.
Toán
T35 luyện tập
I/ Mục tiêu
Biết
- Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
II/ Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2 . HDHS làm bài tập rồi chữa bài
Bài 1: a) GVHDHS chuyển một phân số thập phân thành hỗn số:
b) HD chuyển hỗn số thành số thập phân.
; ; ;
Bài 2: GVHDHS tự chuyển các phân số thập phân thành số thập phân.
; ; ; ...
Bài 3: GVHDHS chuyển từ 2,1 m thành 21dm. HS tự làm bài rồi chữa bài.
- 5,27m = 527cm; 8,3 m = 830 cm; 3,15 m = 315 cm.
Bài 4: Giúp HS chuẩn bị cho bài sau:
a) b) c)
3/ Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 7
1/ GV tổ chức cho các tổ nhận xét đánh giá tổ mình trong tuần qua về các mặt
2/ Sau đó GV đánh giá chung những mặt đạt được và những tồn tại trong tuần qua cần khắc phục .
-Tuyên dương những học sinh có thành tích trong tuần: Hằng, Linh, Hầng, Dần,
- Phê bình em Hoài thứ 2 giờ chào cờ không có khăn quàng đỏ, mũ ca-lô, mặc chưa đúng đồng phục Hoàng, Nam. Ngồi học chưa chú ý trong học tập em Vũ, chưa nghiêm túc em Huyền. Khi phát biểu giơ tay chưa đúng cách em Khánh
- Thu nạp các khoản nhanh nhưng chưa đủ.
- Lao động phụ huynh đi chưa đủ còn vắng 5 phụ huynh
3/ Kế hoach tuần tới:
- Nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp và thể dục giữa giờ; trong giờ sinh hoạt 15 phút không được nói chuyện. Cần sinh hoạt có chất lượng hơn, giao cho các tổ tự quản các thành viên trong tổ thực hiện nghiêm túc hơn.
- Quán triệt HS mặc đúng đồng phục. Đổ rác đúng nơi quy định
- Học tập: Tích cực phát biểu xây dựng bài ;
Về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ.
Ngồi học chăm chú nghe giảng không nói chuyện riêng.
- Các hoạt động khác: + Thu - nạp các khoản tiền theo quy định
+Thực hiện tốt các hoạt động khác của trường đề ra.
Lao động chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
BuổI chiều Kĩ thuật
Nấu cơm (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách nấu cơm
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình
II/ Đồ dùng dạy học
- Nồi, gạo, bếp.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/HĐ1: Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
GV nêu câu hỏi về các cách nấu cơm ở gia đình- HS nêu các cách đó.
GVKL:
3/ HĐ 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong nồi trên bếp.
GV chia nhóm thảo luận - đại diện nhóm trình bày
Nhận xét và HD HS cách nấu cơm bằng bếp đun
+ Nên chọn nồi nấu cơm có đế ày để không bị cháy.
+ Cho lượng nước vừa phải
+ Đun lửa to và đều
Cho Hs nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun
HD về giúp gia đình nấu cơm.
Cả lớp theo dõi.
3/ Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- Nhận xét giờ học
Luyện toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu
Biết
- Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
II/ Hoạt động dạy học
1/ Giới thiệu bài:
2/ Nội dung luyện tập:
Bài 1: GV HD HS Cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân.( theo mẫu)
a. ; ; b. ;
Bài 2: HD tương tự bài 1
Bài 3: HD HS đổi các đơn vị đo từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
2,1m = 21dm ; 9.75m = 975cm ; 7.08m – 780cm
b, 4.5m = 45dm ; 4.2m = 420cm ;1.01m = 101cm
Bài 4: HD HS viết dựa vào cách so sánh.
KQ: ; ( Vì 0.9 = 0.90)
3/ Củng cố, dặn dò:
GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài
Nhận xét giờ học
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập làm đơn
I/ Mục tiêu
Giúp HS nắm được mẫu đơn đúng quy định
Biết cách trình bày lí do ngắn gọn dễ hiểu
II/ Hoạt động dạy học
GV HD HS trình bày một mẫu đơn đúng quy định.
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Vào nghề
Va- li –a được bố mẹ cho đi xem xiếc.Em thích nhất tiết mục: “ cô gái phi ngựa giỏi, đánh đàn”và ước mơ trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy.
Em xin vào học nghề tại rạp xiếc.Ông giám đốc rạp xiếc giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa.Em ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời.
Va- li –a giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học.
Về sau, Va – li – a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.
Va- li – a có ước mơ gì?
Va- li – a đã làm gì để thực hiện được ước mơ đó?
Bài 2: Giả sử em là Va – li- a,em hãy Viết đơn xin học nghề tại rạp xiếc.
Gọi học sinh nhắc lại cách trình bày đơn .
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 7.doc