I. Mục tiêu:
- Ngày 19/ 12/ 1996 nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học:
- ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội- Huế- Đà Nẵng.
- Phiếu học tập.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Lớp 5 buổi 2 Tuần 13 Trường Tiểu học Hùng Lô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/ 12/ 1996 nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học:
- ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội- Huế- Đà Nẵng.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: ? Bài học bài vượt qua tình thế hiểm nghèo.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta.
? Sau ngày CM tháng 8 thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?
? Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
? Đảng và chính phủ quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến khi nào?
? Ngày 20/ 12/ 1946 có sự kiện gì xảy ra?
? Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
c) Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
? Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đo Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
? ở các địa phương khác nhân dân ta đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?
? Bài học; sgk (29)
- Học sinh thảo luận.
- Thực dân Pháp đã quay lại nước ta.
+ Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ.
+ Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.
+ Ngày 18/ 12/ 1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ …
- … Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
- Học sinh đọc sgk.
- … Đêm 18, rạng sáng 19/ 12/ 1946
- Ngày 20/ 12/ 1946. Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- … cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.
- Học sinh quan sát tranh ảnh- sgk.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh thuật lại.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- … cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt. Nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin “kháng chiến nhất định thắng lợi”.
- Học sinh nối tiếp đọc.
3. Củng cố: - Nội dung bài.
- Liên hệ - nhận xét.
4. Dặn dò: - Học bài.
Toán (+)
Luyện tập chung
A. Mục tiêu :
- Tiếp tục củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân, nhân một tổng các số tập phân với một số thập phân.
- Củng cố kĩ năng làm tính với số thập phân.
- Giáo dục HS yêu thích, say mê học toán.
B. Đồ dùng dạy học: - VBTập toán 5, Toán NC 5
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu bài học
HĐ 1: Củng cố kiến thức
? Nêu quy tắc cộng, trừ, nhân với số thập phân
HĐ 2: Củng cố kĩ năng
Bài 1 –VBT/75
Tính
- GV chốt kết quả đúng
- Củng cố phép cộng, phép trừ, nhân STP
Bài 2- VBT/75: - Tính nhẩm
- GV HD kĩ cho HS yếu phép nhân:
8,37 10 = 83,7 (lùi dấu phẩy sang phải một chữ số )
Bài 3- VBT/75: Củng cố về giải toán tỉ lệ thuận
Bài 4- VBT/76
a. HD HS tính sau đó điền vào bảng, rút ra dạng tổng quát
b. Nêu nhận xét từng trường hợp, vận dụng làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
HĐ 3: HS khá giỏi:
Bài 107 - TNC/18 - GV gợi ý:
B1: Mỗi chai sữa cân nặng là:
1,05 0,75 + 0,2 = 0,9875 (kg)
B2: 160 chai sữa cân nặng là:
0,9875 160 = 158 (kg)
- GV chốt lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- VN làm lại bài sai.
- Hát
- HS trả lời theo nhóm bàn
- Vài HS nêu trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc đề
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc yêu cầu của đề, phân tích đề
- Làm bài cá nhân rồi chữa
- HS đọc đề, suy nghĩ giải bài
- HS tự làm bài rồi chữa
Tiếng việt+
Luyện đọc Người gác rừng tí hon
A. Mục đích yêu cầu: Tiếp tục luyện cho học sinh:
- Củng cố kĩ năng đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hàn động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.
- Rèn kĩ năng đọc thầm và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài .
B. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức
2. Dạy bài mới: Nêu MĐYC
* Luyện đọc: - GV đọc mẫu bài văn
- Hướng dẫn đọc, chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ra bìa rừng chưa?
Đọc giọng kể chậm rãi, đúng ngữ điệu lời cậu bé tự thắc mắc: Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?- giọng băn khoăn
Đọc đúng ngữ điệu câu hỏi gian giảo của một tên trộm: Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?- hạ giọng thì thào, bí mật
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thu lại gỗ
Đọc giọng nhanh, hồi hộp, gấp gáp, đọc đúng ngữ điệu câu trả lời của chú công an qua điện thoại: A lô, Công an huyện đây !- giọng rắn rỏi, nghiêm trang
+ Đoạn 3: Phần còn lại
Đọc giọng nhanh, hồi hộp, gấp gáp, đúng ngữ điệu câu khen ngợi của chú công an: Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !- giọng vui vẻ khen ngợi
- GV nghe nhận xét, sửa giọng đọc phù hợp với từng đoạn
- Cho thi đọc phân vai giữa các nhóm
* Tìm hiểu bài: - GV nêu câu hỏi
? Điều gì khiến bạn nhỏ phát hiện ra bọn ăn trộm gỗ?
? Chi tiết nào cho thấy là bạn nhỏ rất dũng cảm?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng
4. Củng cố, dặn dò:- GV NX tiết học
- Về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Hát
HS lắng nghe
- HS mở SGK và theo dõi
- Phát âm: loanh quanh, rắn rỏi, bành bạch, sợi dây chão, loay hoay, rô bốt
- Các em nối tiếp đọc bài (3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cá nhân lần lượt
- Thi đọc phân vai giữa các nhóm đọc
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất
- HS đọc thầm bài,TLCH theo nhóm
- Những dấu chân người lớn hằn trên đất
- Lần theo dấu chân lạ hằn trên đất, chạy theo đường tắt về quán bà Hai, lao ra khi nghe thấy tiếng bàn bạc của xe chở gỗ trộm
Ngày soạn: 15/11/2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2013
Khoa học
Nhôm
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Quan sát và phát hiện 1 vài tính chất của nhôm.
- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kể các đồ dùng là đồng và hợp kim của đồng?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc với sách, tranh ảnh.
- Cho học sinh tự giới thiệu với nhóm mình các thông tin và tranh ảnh về nhôm.
" Kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo các dụng cụ làm bếp; làm cơ của nhiều hộp; làm khung cửa và 1 số bộ phận của phương tiện giao thông như ô tô, tàu thuỷ.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
- Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ.
- Kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
Hoạt động 3: Phát phiếu học tập cho học sinh.
- Chấm bài.
- Chữa
- Chia lớp làm 6 nhóm.
- Đại diện lên trình bày.
- Học sinh quan sát và phát hiện 1 số tính chất của nhôm.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận.
- Nhóm khác bổ xung, nhận xét.
Nhóm
Nguồn gốc
Có ở quặng nhôm
Tính chất
- Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm nhẹ, dẫn điện nhiệt tốt.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
Toán+
Luyện tập nhân một số thập phân với một số thập phân
A. Mục tiêu:
- Củng cố cách nhân một số thập phân với một số thập phân; tính chất giao hoán của phép nhân
- Rèn kĩ năng vận dụng tính chất của phép nhân để tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS yêu thích, say mê học toán
B. Đồ dùng dạy học: - VBT Toán 5/ 1, TNC 5
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu bài học
HĐ 1: Củng cố kiến thức
? Nêu cách nhân hai số thập phân
? các tính chất giao hoán của phép nhân
HĐ 2: Củng cố kĩ năng
Bài 1-VBT/72
Đặt tính rồi tính
- GV sửa cho HS còn sai
Bài 2- VBT/72
Viết tiếp vào chỗ trống cho thích hợp
- GV cho HS xác định tên gọi thành phần của a, b
- Gợi ý để HS nhận xét và rút ra dạng tổng quát tính chất giao hoán
Bài 3- VBT/72
- GV HD mẫu cho HS yếu
- Gọi 1 HS lên chữa , chốt lời giải đúng
Bài 104- TNC/18 (HS giỏi):
Tính bằng cách thuận tiện nhất
- GV gợi ý:
a. 3,4 2,3 + 3,4 7,7 = 3,4 (2,3 + 7,7)
b. 0,03 1,5 + 1,5 0,07 = 1,5 (0,03 + 0,07)
c. 4,9 14,9 – 4,9 9,4 = 4,9 (14,9 + 9,4)
d. 0,36 0,4 – 0,4 0,26 = 0,4 (0,36 – 0,26)
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, về nhà làm lại bài sai.
- VN làm lại bài sai.
- HS trả lời theo nhóm bàn
- Vài HS nhắc lại trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm bài rồi chữa
- 1 HS chữa bài trên bảng.
- Lớp nhận xét, chốt kết quả đúng
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Lớp làm bài vào vở
- 2 HS làm bảng.
- Lớp nhận xét, chốt câu trả lời đúng
- Vài HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân
- HS đọc đề
- 2 HS nêu cách làm
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm bài rồi chữa
Tiếng Việt (+)
Luyện tập tả người
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức về đoạn văn tả người.
- HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một bạn nhỏ chăm ngoan, học giỏi mà em yêu quý.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả người.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt.
B. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập tiếng việt, TVNC, trắc nghiệm TV 5/1
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: nêu MĐYC tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK
- Gọi học sinh đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc đoạn văn
- Nêu yêu cầu viết đoạn văn
- Giáo viên nhắc nhở thêm :
* Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình. Cũng có thể viết một đoạn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu
- Cho học sinh tự viết bài
- Gọi học sinh đọc đoạn văn đã viết
- Giáo viên nhận xét đánh giá và chấm điểm những đoạn viết hay
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài học sau.
- Hát
- Vài học sinh trình bày
- Học sinh lắng nghe
- Vài học sinh đọc nối tiếp
- Học sinh đọc lại gợi ý và trả lời
+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn
+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình của người chọn tả. Thể hiện được tình cảm đối với người đó
+ Cách sắp sếp các câu trong đoạn hợp lý
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hành viết đoạn văn
- Vài học sinh đọc
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
File đính kèm:
- BAI SOAN L5._TUAN 13_BUOI 2.doc