I. Mục tiêu:
- Học sinh nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 – 1945 và ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó.
- Kính trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ, hành chính Việt Nam.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Lớp 5 buổi 2 Tuần 11 Trường Tiểu học Hùng Lô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Thứ hai ngày 04 tháng 11 năm 2013
Lịch sử
Ôn tập : Hơn tám mươi năm chống thực dân pháp
xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 – 1945 và ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó.
- Kính trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ, hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: ? Nêu ý nghĩa lịch sử ngày 2/9/1945.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Hướng dẫn học sinh ôn tập.
? Học sinh đọc câu hỏi 1, 2, 3.
- Hướng dẫn học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên treo bảgn thống kê dán từng nội dung một.
? Gọi học sinh trình bày nội dung.
- Giáo viên bóc nội dung ở bài thống kê.
- Học sinh nối tiếp đọc câu hỏi 1, 2, 3.
- Học sinh kiểm tra bảng thống kê cá nhân đã làm ở nhà.
- Học sinh trình bày.
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản (hoặc ý nghĩa lịch sử) của sự kiện
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu
1/9/1858
Pháp nổ song xâm lược nước ta
Mở đầu quá trình Thực dân Pháp xâm lược
1859 – 1864
-Phong trào chống Pháp của Trương Định
- Phong trào nổ ra từ những ngày đầu khi Thực dân Pháp vào đánh chiếm Gia Định.
Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định
………
…………
…………
3/2/1930
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo.
…………
………
…………
8/1945
Cách mạng tháng 8
- Ngày 19/8 là ngày kỉ niệm cách mạng tháng 8 của nước ta.
2/9/1945
Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình.
- Tuyên bố với toàn thể quốc dân … quyền tự, do, độc lập.
Câu 4: ? Nêu tên sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thời gian.
b) Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi. Ô chữ kì diệu: Tuyên Ngôn độc lập.
- Giáo viên bao quát, giúp đỡ.
- Biểu dương.
4. Củng cố: - Hệ thống nội dung.
5. Dặn dò: Về học bài.
- Học sinh làm cá nhân- trình bày.
- Học sinh chia 3 đội chơi- trọng tài.
Toán (+)
Tiết 21: Luyện tập
A.Mục tiêu :
- Tiếp tục củng cố về cách tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Củng cố kĩ năng so sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
- Giáo dục HS yêu thích, say mê học toán.
B.Đồ dùng dạy học: - VBTập toán 5, Toán NC 5
C.Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu bài học
HĐ 1: Củng cố kiến thức
? Nêu các tính chất của phép cộng
? cách so sánh các số thập phân
HĐ 2: Củng cố kĩ năng
Bài 1 –VBT/63
Đặt tính rồi tính
- GV lưu ý HS khi đặt tính cần chú ý các dấu phẩy phải thẳng hàng nhau
? Bài tập củng cố kiến thức gì ?
Bài 2- VBT/64
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
- GV HD kĩ cho HS yếu
Bài 3- VBT/64
- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
? làm bài này cần thực hiện theo mấy bước
Bài 4- VBT/64
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
HĐ 3: HS khá giỏi:
Bài 78 - TNC/15 - GV gợi ý:
a. (3,07 + 5,93) + 4,5
b. (2,15 + 4,85) + (3,26 + 6,74)
c. (1,23 + 8,77) + (4,56 + 5,44)
d. (0,2 + 0,8) + (0,4 + 0,6)
e. (0,1 + 0,9) + (0,3 + 0,7) + 0,5
- GV chốt lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học
- VN làm lại bài sai.
- Hát
- HS trả lời theo nhóm bàn
- Vài HS nêu trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa
- Tính tổng nhiều số thập phân
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc đề
- HS: 3 bước: thực hiện phép tính ở hai vế, so sánh kết quả hai vế, chọn dấu để điền
- HS tự làm bài rồi chữa, giải thích cách làm
- HS đọc yêu cầu của đề, phân tích đề
- Làm bài cá nhân rồi chữa
- HS đọc đề, suy nghĩ giải bài
- HS tự làm bài rồi chữa
Tiếng việt (+)
Luyện Chính tả (nghe viết)
Mầm non
A. Mục tiêu:
- HS nghe viết đúng chính tả bài “Mầm non” - SGK TV 5/1 trang 98. trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm đúng bài tập về cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
- HS có ý thức viết đúng chính tả.
B. Đồ dùng dạy học:- Vở viết HS, VBTTNTV5/1 trang 41
- SGK TV 5/1 trang 98
C.Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới:
a. HD nghe viết chính tả
- GV đọc đoạn viết
- Cho HS đọc lại đoạn viết
- GV đọc chậm từng câu, cụm từ để HS nghe viết bài
- GV đọc cho HS soát lỗi
- GV chấm, chữa một số bài, nhận xét, sửa sai
b. HD làm bài tập chính tả
Bài 4- VBTTNTV/53
Câu nào dưới đây không có chữ viết sai chính tả?
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập 5- VBTTNTV/53
Điền vào cột phải các từ ngữ chứa tiếng cùng dòng với cột trái
- GV chốt lời giải đúng
Bài 6- VBTTNTV/53: chọn một vần phù hợp để điền vào chỗ trống trong khổ thơ
Bài 1- TVNC/16 (HS giỏi)
Điền vào chỗ trống tiếng chứa n hoặc l
- GV NX chốt câu trả lời đúng
Thứ tự các từ cần điền: nông, nước, lánh, lượn, non, lành
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ
- VN làm lại bài sai, sửa lỗi chính tả.
- Hát
- HS nghe
- HS đọc thầm lại đoạn viết, ghi nhớ những chữ dễ sai
- HS nghe viết
- HS soát lỗi chính tả
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm bài rồi chữa:
Nương lúa vàng óng
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài rồi chữa:
đinh ninh, ninh nhừ, san sẻ, san đôi, sang sông, sang trọng, màu lam, lam lũ, phương nam, nam châm, cái cân, cân nhắc, câng câng
- HS tự làm bài rồi chữa: iêng
- HS khá giỏi suy nghĩ làm bài
- 1 HS chữa bài
- Lớp NX, chốt câu trả lời đúng
Ngày soạn: 01/11/2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 05 tháng 11 năm 2013
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khoẻ (T2)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Biết vẽ tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/ AIDS, hoặc tai nạn giao thông)
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy A4 , bút màu.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b Nội dung:
. Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức về phòng tránh sử dụng chất gây nghiện…
* Chất gây nghiện:
? Nêu ví dụ các chất gây nghiện?
? Tác hại của các chất gây nghiện?
* Xâm hại trẻ em.
? Lưu ý phòng tránh bị xâm hại?
* HIV/ AIDS
? HVI là gì?
? AIDS là gì?
3.3. Hoạt động 2: Vẽ tranh:
- Cho học sinh thảo luận tranh ảnh sgk và đưa ra đề xuất rồi cùng vẽ.
- Nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Dặn về hoàn thiện và vận dụng những điều đã học.
+ Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý đều là những chất gây nghiện.
+ Gây hại cho sức khoẻ người dùng và những người xung quanh. Làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình, làm mất trật tự an toàn xã hội.
+ Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ..
+ Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
+ Không nhận quà, tiền …
+ HIV là 1 loại vi rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể sẽ bị suy giảm?
+ AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.
- Chia nhóm – chọn chủ đề.
- Học sinh vẽ.
- Trình bày sản phẩm.
- Nhận xét.
Toán (+)
Tiết 22: Luyện tập trừ hai số thập phân
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- Củng cố kĩ năng trừ hai số thập phân, giải toán có nội dung thực tế.
- Giáo dục học sinh yêu thích học toán.
B. Đồ dùng dạy học: VBT, TNC
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu tiết học
HĐ 1: Củng cố kiến thức:
- Nêu cách đặt tính và trừ hai số thập phân
HĐ 2: củng cố kĩ năng
Bài 1- VBT/65: Tính
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu
Bài 2- VBT/65: Đặt tính rồi tính
- GV nhắc nhở HS đặt tính dấu phẩy phải thẳng hàng nhau
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
- Bài 3- VBT/65
- Gợi ý để HS nêu hai cách làm:
C1: +Tính số lít dầu lấy ra sau hai lần
+ tính số lít dầu còn lại
C2: + Tính số lít dầu còn lại sau khi lấy ra lần thứ nhất
+ Tính số lít dầu còn lại sau hai lần lấy ra
- HD HS yếu làm bài
- GV chấm chữa bài sai nếu có
HĐ 3: HS khá giỏi
Bài 92- TNC/17
- GV gợi ý:
a. (7,8 – 4,68) – 0,35
b. (4,02 + 0,98) – 4,37
c. 5,43 – (2,48 + 0,52)
d. 8,5 – (4,57 – 1,07)
- GV chốt lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- VN làm lại bài sai.
- Hát
- HS trả lời theo nhóm bàn
- Vài HS nhắc lại trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu của đề
- HS tự làm bài rồi chữa, có giải thích cách làm
- HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS lên bảng làm
- Lớp làm bài trong VBT
- Chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu hai cách làm bài
- HS tự làm bài rồi chữa:
- 2 HS lên bảng mỗi HS chữa theo một cách
- Lớp nhận xét chốt lời giải đúng
- HS đọc đề, suy nghĩ làm bài
- Chữa bài
Tiếng Việt (+)
Tiết 16: Luyện tập Đại từ xưng hô
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho HS khái niệm đại từ xưng hô.
- Rèn kĩ năng nhận biết đại từ xưng hô trong đoạn văn, kĩ năng sử dụng đại từ
xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
- HS có ý thức trau dồi, chọn lọc từ ngữ khi viết văn tránh lặp lại nhiều từ giống nhau gây nhàm chán.
B. Đồ dùng dạy học:
- VBTTN TV 5, TVNC
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu MĐYC tiết học
HĐ 1: HS đại trà
Bài 1, 2- VBT TV 5/74, 75
- GV cho HS tự làm bài
- GV chấm bài, nhận xét, sửa sai cho từng em, lưu ý HS TB và HS yếu
Bài 7- BTTN/54:
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS làm bài
- NX, chữa bài
Bài 8- BTTN/54: Đại từ xưng hô trong câu: “Ta đẹp là do công cha, công mẹ chứ đâu nhờ các ngươi” thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng
Bài 1- TVNC/67: Điền tiếp các đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong bảng phân loại
- GV nhận xét, sửa sai cho HS
HĐ 2: HS khá giỏi
Bài 2- TVNC/67:
Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ, cụm danh từ bị lặp lại trong các câu
- GV chấm, chữa bài, nhận xét sửa sai cho HS
3. Củng cố, dặn dò: - GV NX giờ
-VN làm lại bài sai.
- Hát
- HS tự làm bài vào vở
- Vài HS đọc bài làm của mình
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc đề
- HS làm bài rồi chữa:
Người hay vật được nhắc tới
- HS đọc yêu cầu bài
- Suy nghĩ làm bài rồi chữa, chốt ý kiến đúng:
Kiêu căng, hợm hĩnh
- HS làm bài, lần lượt đọc những từ ngữ đã liệt kê:
- Tôi, tao, ta, tớ, mình…
- chúng tôi, chúng tao, tụi tao, bọn tớ…
- mày, cậu, bạn…
- chúng mày, các cậu, các bạn….
- nó, hắn, y….
- chúng nó, họ, tụi nó…
- HS tự làm bài rồi chữa:
Thứ tự các từ có thể thay thế như sau: nó, nó, nó, mày, chúng tao
File đính kèm:
- BAI SOAN L5._TUAN 11_BUOI 2.doc