Bài soạn Lớp 5 buổi 1 Tuần 26 Trường Tiểu học Hùng Lô

I. Mục tiêu:

 - Học sinh biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

 - Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.

 - Học sinh chăm chỉ học Toán.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu học tập.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Lớp 5 buổi 1 Tuần 26 Trường Tiểu học Hùng Lô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng nhờ gió. - Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập. ? Chỉ vào hình 1 để nói về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. 3.3. Hoạt động 2: Trò chơi ghép chữ vào hình. + Phát sơ đồ và thẻ từ. - Giáo viên nhận xét và khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng. 3.4. Hoạt động 3: Thảo luận - Cho học sinh làm nhóm- ghi phiếu - Đại diện lên trình bày. - Các nhóm khác góp ý, bổ sung. - Làm theo nhóm. - Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả. - Học sinh chữa bài tập. 1- a 3- b 2- b 4- a 5- b - Chia lớp làm 4 nhóm. - Từng nhóm lên trình bày. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng Hoa thụ phấn nhờ gió Đặc điểm Thường có mùi sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt … hấp dẫn côn trùng. Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có. Tên cây Dong riềng, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu bí … Các loại cây cỏ, lúa, ngô … 4. Củng cố- dặn dò: - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ.- Chuẩn bị bài sau. Thể dục Môn thể thao tự chọn. Trò chơi “chuyền và bắt bóng tiếp sức” I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn tập cầu bằng đùi, chuyển cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng 150g trúnh đích và một số động tác bổ trợ. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Học trò chơi: “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi. II. Đồ dùng dạy học: - Sân trường. - 10- 15 quả bóng 150 g và 2- 4 bảng đích. III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - Giới thiệu bài: - Khởi động: - Nêu mục tiêu, nhiệm vụ học bài. - Xoay các khớp cổ tay, chân, hông, vai. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản: 2.1. Môn thể thao tự chọn. - Cho 2 nội dung Đá cầu hoặc Ném bóng. 2.2. Trò chơi: “Chuyền bóng và bắt bóng tiếp sức” - Nêu tên trò chơi, cho 2 học sinh làm mẫu. - Giáo viên giải thích nhấn mạnh các điểm cơ bản. - Học sinh tự chọn nội dung tập. - Đá cầu: + Ôn tâng cầu bằng đùi. + Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân. - Ném bóng: + Ôn bóng bằng một tay, bắt bóng bằng 2 tay. + Ôn ném 150g trúng đích (đích cố định) 3. Phần kết thúc: - Thả lỏng - Hệ thống bài.- Nhận xét giờ. - Dặn ôn động tác tung và bắt bóng. - Hít sâu. Ngày soạn: 07/03/2014 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 14 tháng 03 năm 2014 Toán Vận tốc I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Giảng bài. * Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm vận tốc. Giáo viên nêu bài toán: ô tô: 1 giờ: 50 km Xe máy: 1 giờ: 40 km Cả 2 loại xe cùng đi từ A đến B. ? Ô tô và xe máy, xe nào đi nhanh hơn? - Học sinh trả lời. Ž Trung bình mỗi giờ đi được một quãng đường ta gọi vận tốc. Bài 1: - Học sinh đọc đề bài Ž làm và trình bày. Giải Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: 170 : 4 = 42,5 (km) Đáp số: 42,5 km Ž Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay vận tốc của ô tô là 42,5 km giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ. - Giáo viên ghi bảng: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (Km/h) Ž Đơn vị của vận tốc là km/ giờ. - Nếu gọi quãng đường: S Thời gian: t Ž Công thức tính vận tốc: V = S : t Vận tốc: V - Giáo viên lấy một số ví dụ về vận tốc một số phương tiện: Bài 2: (sgk) - Học sinh đọc yêu cầu bài. - Giáo viên nêu bài toán. - Học sinh giải. Vận tốc chạy của người đó là: 60 : 10 = 6 (m/ giây) - Vậy đơn vị của vận tốc là km/ giờ hoặc m/ giây. - Gọi 2 học sinh nhắc lại cách tính vận tốc. * Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Làm vở. - Giáo viên hướng dẫn chấm. Tóm tắt: t = 3 giờ S = 105 km V = ? km/ giờ Bài 2: Làm theo công thức. Tóm tắt: t = 2,5 giờ S = 1800 km V = ? km/ giờ Bài 3: Giáo viên hướng dẫn. Tóm tắt: t = 1 phút 20 giây S = 400 m V = ? m/ giây. - Học sinh đọc yêu cầu bài và tóm tắt. Giải Vận tốc của xe máy là: 150 : 3 = 35 (km/ giờ) Đáp số: 35 km/ giờ - Làm nháp Ž lên bảng. V = 1800 : 2,5 = 720 (km/ giờ) Ž Học sinh lên bảng và trả lời bằng miệng. - Học sinh làm nhóm: Giải 1 phút 20 giây = 80 giây Vận tốc chạy của người đó là: 400 : 80 = 5 (m/ giây) Đáp số: 5 m/ giây 4. Củng cố- dặn dò: - Nhắc lại cách tính vận tốc. - Nhận xét giờ Tập làm văn Trả bài văn tả đồ vật I. Mục đích, yêu cầu: - Học sinh biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết cách diễn đạt, trình bày. - Biết được ưu khuyết điểm của bạn và của mình khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc màn kịch “Giữ nguyên phép nước” 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Giảng bài. - Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. - Thông báo điểm số cụ thể. c) Hướng dẫn học sinh chữa bài. - Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung. - Học sinh tự sửa lỗi trong bài của mình (đổi bài) - Giáo viên đọc mẫu những đoạn văn, bài văn hay. - Học sinh chọn viết lại một đoạn văn chưa đạt. - Học sinh đọc đoạn văn viết lại. 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà viết lại bài văn. Địa lí Châu phi (Tiếp) I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: - Biết đa số dân cư Châu Phi là người da đen. - Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế Châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập. - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Ai Cập. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ kinh tế Châu Phi. - Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân Châu Phi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Phi. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Giảng bài. c) Dân cư Châu Phi * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp ? Dân cư Châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào? d) Hoạt động kinh tế: (Hoạt động cả lớp) ? Kinh tế Châu Phi có đặc điểm gì khác với Châu Âu và Châu á? ? Đời sống người dân Châu Phi có những khó khăn gì? Vì sao? e) Ai Cập (Hoạt động theo nhóm) - Em hiểu biết gì về nước Ai Cập? Giáo viên tóm tắt nội dung chính Ž Bài học (sgk) - Học sinh quan sát sgk - Hơn 1/ 3 dân cư Châu Phi thuộc là những người da đen. - Dân cư tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng sông, còn các hoang mạc hầu như không có người ở. - Kinh tế chậm phát triển chỉ tập trung trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. - Khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm. - Nguyên nhân: Kinh tế chậm phát triển ít chú ý việc trồng cây lương thực. - Học sinh quan sát bản đồ trả lời câu hỏi. - Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục á, Âu, Phi có kênh đào xuy-ê nổi tiếng. Dòng sông Nin vừa là nguồn cung cấp nước quan trọng cho đời sống sản xuất của người dân, vừa bồi đắp nên đồng bằng châu thổ màu mỡ. - Ai Cập nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ như kim tự tháp, tượng nhân sư. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Giao bài về nhà. Thể dục Môn thể thao tự chọn. Trò chơi: “chuyền và bắt bóng tiếp sức” I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tiếp tục ôn tâng cầu bằng đùi, đỡ đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng (150 g) trúng đích và một số động tác bổ trợ. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Chơi trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình. II. Đồ dùng dạy học: - Sân bãi. - Bóng ném (150 g) III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - Giới thiệu bài: - Khởi động: - Nêu mục tiêu, nhiệm vụ của bài. - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai. + Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc hoặc chạy theo hàng ngang. 2. Phần cơ bản: 2.1. Môn thể thao tự chọn. - Đá cầu. - Ném bóng: 2.2. Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức” - Giáo viên nêu tên trò chơi. + Ôn tâng cầu bằng đùi: 3 đến 4 phút. + Thi tâng cầu bằng đùi: 3 đến 4 phút + Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân: 7 đên 8 phút. + Ôn tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay. + Ôn ném bóng (150 g) trúng đích. - Nhắc học sinh tóm tác cách chơi. 3. Phần kết thúc: Thả lỏng. - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. - Dặn về tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích - Nhắc học sinh tóm tắt cách chơi. Hoạt động tập thể Sơ kết tuần Kĩ năng: Giá trị của tôi. I- Mục tiêu: - Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần 26 - Đề ra phương hướng tuần 27 - Tham gia chơi các trò chơi – giao lưu với nhau. - Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. */ Qua bài học học sinh biết các kĩ năng Giá trị của tôi II- Đồ dùng dạy ho:- Tổ trưởng, lớp trưởng tổng hợp điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ, trong lớp III- Các hoạt động dạy và học 1Tổ chức 2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các cán bộ lớp 3.Tiến hành: a. Nêu mục đích yêu cầu buổi sinh hoạt. b. Lớp trưởng cùng các cán bộ lớp đọc nội dung theo dõi thi đua theo các nội dung: *ưu điểm. * Tồn tại * Biện pháp khắc phục những nhược điểm. - Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm qua bản theo dõi thi đua. * HS đã thực hiện tốt nề : Truy bài, xếp hàng ra vào lớp, HĐGG. - Đi học chuyên cần. - Trong lớp chú ý nghe giảng, XD bài. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. - Có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập. - Cả lớp tập trung ôn thi giữa học kỳ 2 . - Phương hướng HD tuần 27 ( kế hoạch trong sổ chủ nhiệm) IV- Hoạt động nối tiếp - Vui văn nghệ hoặc chơi trò chơi - Hát - Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình - Lớp trưởng nhận xét chung. - Cả lớp lắng nghe - Nhận xét, Thảo luận bổ xung ý kiến - Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân Hs nghe. HS chơi- Lớp phó điều hành. */ Thực hành kỹ năng sống chủ đề: Kĩ năng sống. Giá trị của tôi Bài tập 2,3 SGK

File đính kèm:

  • docBAI SOAN L5._TUAN 26.doc
Giáo án liên quan