Bài soạn lớp 4 Tuần 34- Năm học 2012 - 2013 Trường tiểu học Hùng Lô

1. Tổ chức

2. Kiểm tra : kết hợp với bài học

3. Dạy bài mới

Bài 1: Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích trong đó chue yếu là chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra đơn vị bé

 

 

 

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng

Bài 2:

HD HS chuyển đổi các đơn vị lớn ra đơn vị bé và ngược lại, từ danh số phức hợp sang danh số đơn và ngược lại

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 4 Tuần 34- Năm học 2012 - 2013 Trường tiểu học Hùng Lô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc Tiết 68: Ăn mầm đá I- Mục đích, yêu cầu: 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện (người dẫn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh) 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo dăn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK trang 157 III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: SGV trang 279 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài *Luyện đọc - GV kết hợp sửa lỗi cho HS, giúp các em hiểu nghĩa các từ khó: tương truyền, thời vua Lê chúa Trịnh, túc trực, dã vị - GV đọc diễn cảm toàn bài theo gợi ý SGV trang 280 * Tìm hiểu bài - Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá? - Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? - Cuối cùng chúa có ăn mầm đá không? Vì sao? - Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng? - Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? * Luyện đọc diễn cảm - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo lối phân vai 4. Củng cố, dặn dò - Nêu nội dung chính của bài - Dặn HS chuẩn bị bài sau - Hát - 2 HS đọc bài T iếng cười là liều thuốc bổ, trả lời câu hỏi nội dung - Quan sát tranh nêu nội dung tranh. Nghe GV giới thiệu bài - HS nối tiếp đọc 4 doạn của bài (3 lượt) - 1 em đọc chú giải - HS luyện đọc theo cặp - 2-3 HS đọc cả bài - HS đọc thầm bài , trả lời câu hỏi SGK - Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy mầm đá là món lạ thì muốn ăn - Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong” Trạng bắt chúa phải chờ đến lúc đói mèm - Chúa không được ăn món mầm đá vì thật ra không hề có món đó - Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon - Trạng Quỳnh thông minh, hóm hỉnh - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài theo lối phân vai - HS luyện đọc diễn cảm theo lối phân vai - Thi đọc diễn cảm - 1 HS nêu ý nghĩa của bài Tập làm văn Tiết 67: Trả bài văn miêu tả con vật I- Mục đích, yêu cầu: 1. HS nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn và của mình khi đã được thầy cô giáo chỉ rõ. 2. Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về bố cục bài, về ý, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, biết tự chữa lỗi thầy cô yêu cầu trong bài viết của mình 3. HS có nhận thức được cái hay của bài thầy cô khen II- Đồ dùng dạy học: - SGK trang 159 - Bảng lớp viết đề bài III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: MĐYC của tiết học b. GV nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp - GV chép lên bảng đề kiểm tra - GV nhận xét kết quả bài làm: những ưu điểm chính, những thiếu sót hạn chế, thông báo điểm cụ thể, trả bài cho từng HS c. HD HS chữa bài - GV HD từng HS sửa lỗi - GV theo dõi kiểm tra HS làm việc - GV HD chữa lỗi chung: GV chép lỗi phổ biến lên bảng - GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu d. HD học tập những đoạn văn , bài văn hay - GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại - Hát - HS mở sách Nghe GV giới thiệu bài - HS đọc đề bài - Xác định thể loại bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng của đề bài, chọn đề bài cho mình - Đọc kĩ lời phê của thầy cô - HS làm việc cá nhân: Đọc lời phê, đọc lỗi, viết vào phiếu các lỗi trong bài làm theo từng loại và sửa lỗi - Đổi bài làm cho bạn để soát lỗi - HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp - HS trao đổi về bài chữa trên bảng, HS chép bài chữa vào vở - HS trao đổi thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn Ngày soạn: 26/04/2013 Ngày dạy: Thứ năm ngày 02 thỏng 05 năm 2013 (Học vào thứ 7, 4/5) Đ/C Nội dạy Ngày soạn: 26/04/2013 Ngày dạy: Thứ sỏu ngày 03 thỏng 05 năm 2013 (Học vào chiều thứ 7, 4/5) Toán Tiết 170: Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó A. Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn tập, củng cố về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - Rèn kỹ năng giải các bài toán có liên quan đến dạng toán này - HS yêu thích học toán B. Đồ dùng dạy học: - SGK trang 175 C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Tổ chức 2. Kiểm tra : 3. Dạy bài mới Bài 1: Củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - HD HS tính ra nháp rồi điền vào bảng - GV chốt lời giải đúng Bài 2: HD HS vẽ sơ đồ và giải bài, lưu ý HS đội thứ nhất là số lớn, đội thứ hai là số bé - Gọi HS chữa bài, nhận xét chốt lời giải đúng Bài 3: HD HS tính nửa chu vi sau đó mới vẽ sơ đồ Bài 4: - GV HD HS tìm tổng của hai số sau đó tìm số chưa biết Bài 5: - HD HS tìm tổng hai số, tìm hiệu hai số sau đó tìm mỗi số - Chấm một số bài, nhận xét, chữa bài - Hát 1 HS chữa bài tập số 5 trang 175 tiết trước Nhận xét - HS đọc yêu cầu của bài - 1 HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - HS làm bài cá nhân ra nháp - 1 HS lên bảng chữa bài - lớp nhận xét, chốt lời giải đúng - HS đọc yêu cầu của bài - HS tự làm bài rồi chữa - HS tự đọc đề bài - HS tự làm bài rồi chữa - HS đọc đề, phân tích đề và giải - 1 HS chữa bài - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở D. Hoạt động nối tiếp: - Một em nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - Nhận xét và đánh giá giờ học Tâp làm văn Tiết 68: Điền vào giấy tờ in sẵn I- Mục đích, yêu cầu: 1. Hiểu các yêu cầu trong điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí trong nước 2. Biết điền nội dung cần thiết vào một bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí II- Đồ dùng dạy học: - SGK trang 161 - VBT có in sẵn mẫu một bức điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết học SGV trang 285 b. Hướng dẫn HS điền những nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn Bài tập 1 - GV giải nghĩa những chữ viết tắt trong điện chuyển tiền đi - GV nhận xét, khen ngợi những em điền đúng Bài tập 2 GV giúp HS giải thích các chữ viết tắt, các từ ngữ khó: báo chí, độc giả, kế toán trưởng, thủ trưởng - GV lưu ý HS những thông tin mà đề bài cung cấp để các em ghi cho đúng - GV nhận xét - GV cho điểm những em làm bài tốt - GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung giấy đặt mua báo chí trong nước đã điền sẵn 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị cho bài sau - Hát - 1 HS đọc lại thư chuyển tiền đã điền nội dung tiết trước HS đọc thầm yêu cầu bài tập 1 và mẫu điện chuyển tiền đi - Cả lớp nghe GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu điện chuyển tiền đi - 1 HS giỏi đóng vai em HS điền giúp mẹ, nói trước lớp cách em sẽ điền như thế nào - Cả lớp làm việc cá nhân - 1 số HS đọc trước lớp mẫu điện chuyển tiền đi đã điền đầy đủ nội dung - Cả lớp nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu của bài và nội dung giấy đặt mua báo chí trong nước - 1-2 HS đóng vai người đặt mua báo chí nói trước lớp - HS viết vào giấy đặt mua báo chí - Từng em đọc nội dung giấy đặt mua báo chí của mình - Cả lớp nhận xét Thể dục Nhảy dây - Trò chơi: Dẫn bóng I. Mục tiêu: - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. - Trò chơi “Dẫn bóng” yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi… III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. - Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn. - Xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối… 2. Phần cơ bản: a. Nhảy dây: - GV quan sát các tổ, uốn nắn những đội tập sai. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. - Tập theo tổ. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại trò chơi. HS: Chơi thử 1 - 2 lần. - Chơi chính thức. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài. - Đi đều 2 - 4 hàng dọc và hát. - Tập 1 số động tác hồi tĩnh. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - Giao bài về nhà. Kỹ thuật Lắp ghép mô hình tự chọn I. Mục tiêu: - Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỹ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác. II. Đồ dùng: Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép. - GV cho HS chọn 1 mô hình lắp ghép. HS: Quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm. HS: Tự lắp ghép theo tổ, nhóm. - GV đi quan sát, giúp đỡ các nhóm. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập lắp ghép cho thuộc. Sinh hoạt tập thể Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần. I. Mục tiêu: - HS thảo luận, nhận xét để chỉ rõ những ưu điểm và tồn tại của cá nhân cũng như tập thể trong tuần qua, tìm ra cách khắc phục những tồn tại đó. - Học sinh thực hành chủ đề 7: Mục tiêu của tôi. II. Chuẩn bị: - Sổ nhật kí lớp, bảng đánh giá xếp loại của lớp trực tuần, của phụ trách Đội. III. Các hoạt động : 1.Đánh giá những ưu - khuyết điểm của cá nhân và tập thể. + Cán sự lớp đọc xếp loại thi đua của lớp trực tuần, đọc rõ những cá nhân được tuyên dương, những cá nhân còn bị nhắc nhở. + Cán sự lớp đọc nhật kí lớp. + Thảo luận của lớp chỉ ra nguyên nhân xếp loại của lớp về từng mặt: học tập, nề nếp, ý thức tự quản, chuyên cần, ý thức trong giờ học, việc giữ vở sạch - rèn chữ đẹp... + GV chủ nhiệm nhận xét: Tuyên dương HS đạt được nhiều thành tích trong các tuần. 2. Giải pháp khắc phục các tồn tại + Yêu cầu cán sự lớp làm tròn trách nhiệm, theo dõi, đôn đốc nhắc nhở bạn mắc khuyết điểm trong những tuần qua. + Tăng cường các hoạt động giúp đỡ nhau trong học tập trong giờ truy bài, lập các nhóm học tập tốt, giúp đỡ bạn học yếu. + Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lí do. + Trung thực và tự giác trong học tập. 3. Học sinh thực hành Kỹ năng sống bài tập 3 (Trang 39 - 40) 4. Vui văn nghệ: HS hát một số bài về trường, về thầy cô giáo, học sinh.

File đính kèm:

  • docBAI SOAN L4._TUAN 34.doc
Giáo án liên quan