- GV nêu các bước giải:
- Tìm số xăng lấy ra lần sau.
- Tìm số xăng lấy ra cả hai lần.
- Tìm số xăng lúc đầu có.
- GV chấm bài cho HS.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 4 Tuần 27- Năm học 2012 - 2013 Trường tiểu học Hùng Lô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, miệng rít lên,lấy thân mình phủ kín sẻ con.
- Đó là sức mạnh của tình mẹ con khiến sẻ mẹ bất chấp nguy hiểm
- Vì hành động dũng cảm cứu con của sẻ mẹ.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 5 đoạn
- Chọn đoạn 2-3, luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Mỗi tổ cử 1 em thi đọc diễn cảm
- Lớp nhận xét
- Ca ngợi hành động dũng cảm xả thân vì con của sẻ mẹ.
Tập làm văn
Tiết 53: Miêu tả cây cối (kiểm tra viết)
I- Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối. Bài viết đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả sinh động, tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy - học:
- ảnh cây cối SGK, 1 Số tranh ảnh cây cối trong bộ tranh tập làm văn 4
- Bảng lớp viết đề bài và dàn ý bài văn miêu tả cây cối.
- Học sinh chẩn bị bút, giấy kiểm tra.
III- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Kiểm tra
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC tiết học
b. Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra
- GV đọc, chép đề bài lên bảng lớp
- Ghi dàn ý bài văn tả cây cối
- GV gắn một số tranh ảnh cây cối đã chuẩn bị (cây hoa, cây bóng mát, cây ăn quả…)
- Yêu cầu học sinh viết bài
- GV quan sát, nhắc nhở ý thức làm bài của học sinh
- Thu bài, nhận xét
3. Đề bài
- Chọn 1 trong 4 đề SGK trang 92 như sau:
Đề 1: Tả một cây có bóng mát.
Đề 2: Tả một cây hoa mà em thích.
Đề 3: Tả một luống rau hoặc vườn rau.
Đề 4: Tả một cây ăn quả.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét ý thức làm bài của học sinh
- Dặn về nhà làm lại bài.
- Hát
- Nghe, mở sách
- 2-3 em lần lượt đọc đề bài
- 1 em đọc dàn ý
- Học sinh quan sát tranh, nêu tên cây, loại cây.
- Học sinh nêu đề bài chọn
- Học sinh viết bài vào giấy kiểm tra
- Nộp bài
- Nghe
Ngày soạn: 08/03/2013
Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 thỏng 03 năm 2013
Đ/C Nội dạy
Ngày soạn: 08/03/2013
Ngày dạy: Thứ sỏu ngày 15 thỏng 03 năm 2013
Toán
Tiết 135: Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi
- Rèn kỹ năng tính diện tích hình thoi
- HS yêu thích, say mê học toán
B. Đồ dùng dạy học:
- Thước mét.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định:
2. Kiểm tra: Nêu công thức tính diện tích hình thoi?
3. Bài mới:
- Cho HS làm các bài tập trong SGK và chữa bài
- Tính diện tích hình thoi biết:
a. Độ dài các đường chéo là 19 cm ,12 cm
b. Độ dài các đường chéo là 30 cm ,7dm
Giải toán
- Đọc đề - tóm tắt đề?
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Nêu các bước giải?
- GV chấm bài nhận xét:
- Nêu cách tính.
- Nêu đặc điểm của hình thoi.
2,3 em nêu:
Bài1 : Cả lớp làm bài vào vở 2 em lên bảng chữa bài
a.Diện tích hình thoi là:
(19 x 12) : 2 =114 (cm2)
Đáp số: 114cm2
b. Đổi 7 dm = 70 cm
Diện tích hình thoi là:
(70 x 30 ) : 2 = 105 (cm2)
Đáp số 105 cm2
Bài 2: Cả lớp làm vở 1 em chữa bài.
Diện tích miếng kính hình thoi là
(14 x 10) : 2 = (70 cm2 )
Đáp số 70 cm2
Bài 3:HS dùng giấy cắt và ghép sau đó tính diện tích hình thoi
Diện tích hình thoi là:
( 6 x 4 ) : 2 = 12 ( cm2 )
Đáp số: 12 cm2
Bài 4: HS gấp tờ giấy hình thoi, kiểm tra các đặc điểm của hình thoi:
- Bốn cạnhđều bằng nhau.
- Hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
D. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Nêu cách tính diện tích hình thoi
2. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
Tập làm văn
Tiết 54: Trả bài văn miêu tả cây cối
I- Mục đích, yêu cầu:
1. Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được thầy giáo, cô giáo chỉ rõ.
2. Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, biết tự chữa những lỗi GV yêu cầu chữa trong bài viết
3. Nhận thức được cái hay của bài được khen.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung
- HS chuẩn bị phiếu học tập GV hướng dẫn kẻ sẵn theo mẫu SGV 168
III- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- GV chép đề bài lên bảng. Nhận xét bài làm của HS
+ Ưu điểm : Về bố cục, ý, diễn đạt, cách xác định đề bài, kiểu bài
+ Nhược điểm: Cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả
- GV trả bài cho từng em
3. Hướng dẫn HS chữa bài
- GV yêu cầu học sinh sử dụng phiếu học tập chuẩn bị sẵn theo mẫu
- GV theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
- GV chép các lỗi định chữa lên bảng
- GV dùng phấn màu xác định đúng, sai
4. Hướng dẫn học tập đoạn văn, bài văn hay
- GV chọn sẵn 1-2 bài văn hay và 3 đoạn văn (mở bài hay, thân bài hay, kết bài hay).
- GV gợi ý để học sinh thảo luận tìm ra ưu điểm của từng đoạn, bài hay
- Mở bài này có gì đặc biệt?
- Trong thân bài của bài viết này có sử dụng hình ảnh nào đặc sắc?
Qua kết bài của bạn em có suy nghĩ gì?
5. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những học sinh làm bài tốt, thái độ học tập nghiêm túc.
- Dặn học sinh chuẩn bị tốt bài KT GK
- Hát
- 1-2 em đọc đề bài
- Nghe GV nhận xét
- Nhận bài
- Mỗi học sinh tự đọc lời GV phê, đọc những chỗ GV ghi lỗi trong bài tự sửa lỗi vào phiếu đã chuẩn bị
- 1-2 học sinh lên bảng chữa lỗi
- Lớp trao đổi, nhận xét
- Nghe, trao đổi chung trước lớp
- Lần lượt đọc trước lớp
- Mở bài gián tiếp
- Dùng các từ gợi tả,từ so sánh, từ láy, hình ảnh sinh động, hấp dẫn
- Lời bình luận sâu sắc, tình cảm chân thật...
Thể dục
Môn thể thao tự chọn - Trò chơi: dẫn bóng
I. Mục tiêu:
- Học 1 số nội dung của môn tự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc 1 số động tác bổ trợ ném bóng. Yêu cầu biết cách chơi và thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi “Dẫn bóng” yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng:
Dây, bóng.
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- GV tập chung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Giậm chân tại chỗ, vỗ tay, hát và xoay các khớp chân, tay, đầu gối
*Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
HS: Tự ôn theo tổ, nhóm.
*Ôn nhảy dây:
HS: Nhảy cá nhân.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
* Đá cầu:
- GV làm mẫu cho HS quan sát.
HS: Tập tâng cầu bằng đùi.
- Chia tổ tập theo tổ.
- Mỗi tổ cử 1 - 2 HS thi xem tổ nào tâng cầu giỏi.
* Ném bóng:
- GV nêu tên động tác, kết hợp làm mẫu từng động tác.
HS: Tung bóng từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng .
- Tập nhiều lần.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, sau đó hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
HS: Cả lớp chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Đi đều từ 2 - 4 hàng dọc, hát vỗ tay.
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
Kỹ thuật
T27: Lắp cái đu
A. Mục tiêu :
- Học sinh chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu
- Lắp được từng bộ phận và lắp giáp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình
B. Đồ dùng dạy học
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh
III- Dạy bài mới
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
+ HĐ1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu cái đu lắp sẵn
- Cái đu có những bộ phận nào ?
+ HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
* Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết :
Tấm lớn (1), tấm nhỏ (1), tấm 3 lỗ (1), thanh thẳng 11 lỗ (5), thanh thẳng 7 lỗ (4), thanh chữ U dài (3), thanh chữ L dài (2), trục dài (1), ốc và vít ( 15 bộ ), vòng hãm (6), cờ – lê (1), tua – vít (1)
* Lắp từng bộ phận
- Lắp giá đỡ đu ( hướng dẫn làm như H2 sách giáo khoa )
- Để lắp được giá đỡ đu cần phải có những chi tiết nào ?
- Khi lắp giá đỡ đu cần chú ý gì ?
* Lắp ghế đu ( h/ dẫn như H2 – SGK )
- Để lắp ghế đu cần chọn những chi tiết nào
* Lắp trục đu vào ghế đu ( H4 – SGK )
- Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm
* Lắp giáp cái đu ( lắp H2 vào H4 )
- Hướng dẫn tháo các chi tiết
- Hát
- Học sinh tự kiểm tra
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát mẫu và trả lời :
Cần có 3 bộ phận là giá đỡ đu, ghế đu, trục đu
- Học sinh quan sát và theo dõi
- Học sinh chọn các chi tiết
- Học sinh quan sát
- Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu
- Cần chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài
- Học sinh quan sát
- Cần chọn tấm nhỏ, thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài
- Học sinh quan sát
- Cần 4 vòng hãm
- Học sinh quan sát
D. Hoạt động nối tiếp :
- Về nhà tập luyện nhiều lần để giờ sau thực hành.
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần.
I. Mục tiêu:
- HS thảo luận, nhận xét để chỉ rõ những ưu điểm và tồn tại của cá nhân cũng như
tập thể trong tuần qua, tìm ra cách khắc phục những tồn tại đó.
- Học sinh có kỹ năng kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
II. Chuẩn bị:
- Sổ nhật kí lớp, bảng đánh giá xếp loại của lớp trực tuần, của phụ trách Đội.
III. Các hoạt động :
1.Đánh giá những ưu - khuyết điểm của cá nhân và tập thể.
+ Cán sự lớp đọc xếp loại thi đua của lớp trực tuần, đọc rõ những cá nhân được tuyên dương, những cá nhân còn bị nhắc nhở.
+ Cán sự lớp đọc nhật kí lớp.
+ Thảo luận của lớp chỉ ra nguyên nhân xếp loại của lớp về từng mặt: học tập, nề nếp, ý thức tự quản, chuyên cần, ý thức trong giờ học, việc giữ vở sạch - rèn chữ đẹp...
+ GV chủ nhiệm nhận xét: Tuyên dương HS đạt được nhiều thành tích trong các tuần.
2. Giải pháp khắc phục các tồn tại
+ Yêu cầu cán sự lớp làm tròn trách nhiệm, theo dõi, đôn đốc nhắc nhở bạn mắc khuyết điểm trong những tuần qua.
+ Tăng cường các hoạt động giúp đỡ nhau trong học tập trong giờ truy bài, lập các nhóm học tập tốt, giúp đỡ bạn học yếu.
+ Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lí do.
+ Trung thực và tự giác trong học tập.
3. Học sinh thực hành Kỹ năng sống bài tập 1 (Trang 32)
4. Vui văn nghệ: HS hát một số bài về trường, về thầy cô giáo, học sinh.
File đính kèm:
- BAI SOAN L4._TUAN 27.doc