Bài soạn lớp 4 buổi 2 Tuần 34- Năm học 2012 - 2013 Trường tiểu học Hùng Lô

- Tiếp tục giúp HS ôn tập củng cố các đơn vị đo diện tích đã học và quan hệ giữa các đơn vị đó

- Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan

- HS yêu thích học toán

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 4 buổi 2 Tuần 34- Năm học 2012 - 2013 Trường tiểu học Hùng Lô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào mẫu thư - 1 HS giỏi đóng vai em HS điền giúp mẹ - Cả lớp điền nội dung vào mẫu thư chuyển tiền trong vở bài tập - 1 số HS đọc trước lớp - 1 HS đọc yêu cầu của bài - 1-2 HS đóng vai người nhận tiền nói trước lớp - HS viết vào mẫu thư chuyển tiền - Từng em đọc nội dung thư của mình - Cả lớp nhận xét - Vài HS đọc lại mẫu thư đã điền Khoa học Ôn tập: Thực vật và động vật I. Mục tiêu: HS củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết: + Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. + Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Hình 134, 135, 136, 137 SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn. * Bước 1: Làm việc cả lớp. HS: Tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK và trả lời câu hỏi. ? Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào * Bước 2: Làm việc theo nhóm. - GV chia nhóm, phát giấy bút. HS: Các nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của 1 nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã. *Bước 3: - Các nhóm treo sản phẩm. - Cử đại diện lên trình bày. - GV nhận xét, kết luận (SGV). 3. Hoạt động 2: Xác định vai trò con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên. * Bước 1: Làm việc theo cặp. HS: Quan sát hình trang 136, 137 SGK kể tên những gì được vẽ trong hình. - Dựa vào các hình trên bạn hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người? * Bước 2: Hoạt động cả lớp. HS: Một số em lên trả lời các câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên. Ngày soạn: 26 /04/2013 Ngày dạy: Thứ ba ngày 30 thỏng 04 năm 2013 (Học vào thứ 5, 2/5) Kể chuyện Tiết 34: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I- Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - HS chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách của nhân vật, hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật - Trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ 2. Rèn kĩ năng nghe: - Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK trang 156 III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: SGV trang 277 b. HD học sinh hiểu yêu cầu của đề - GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng để HS không kể lạc đề - GV nhắc nhở HS: + Nhân vật trong câu truyện của mỗi em là một người vui tính mà em biết trong cuộc sống thường ngày. + Có thể kể chuyện theo hai hướng: * Giới thiệu một người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách đó. Nên kể hướng này khi nhân vật là người thật, quen * Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính. Nên kể hướng này khi nhân vật là người em biết không nhiều c. HD HS thực hành kể 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS đọc trước, chuẩn bị cho bài sau - Hát - 1HS kể lại chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tinh thần lạc quan yêu đời, nói ý nghĩa câu chuyện - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - HS mở sách -1HS đọc đề bài - HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK - 1 số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên truyện, nhân vật trong câu chuyện mình sẽ kể - Từng cặp HS kể chuyện trao đổi ý nghĩa câu chuyện - Thi kể trước lớp, kể xong nói ý nghĩa của chuyện - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất Địa lý Ôn tập học kỳ I. Mục tiêu: - HS chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, … - So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người… - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của thành phố lớn. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Làm việc cá nhân hoặc theo cặp. * Bước 1: HS: Làm câu hỏi 3, 4 SGK. * Bước 2: HS: Trao đổi kết quả trước lớp và chuẩn xác đáp án. Đáp án câu 4: 4.1) ý d 4.2) ý b 4.3) ý b. 4.2) ý b. 4.4) ý b. 4.3) ý b. 4.4) ý b. 4.1) ý d 4.2) ý b 4.3) ý b. 4.4) ý b. 3. Làm việc cá nhân hoặc theo cặp. * Bước 1: HS: Làm câu hỏi 5 trong SGK. * Bước 2: HS: Trao đổi kết quả trước lớp và chuẩn xác đáp án. Đáp án câu 5: Ghép 1 với b; Ghép 2 với c; Ghép 3 với a; Ghép 4 với d; Ghép 5 với e; Ghép 6 với đ. - GV tổng kết, khen ngợi các em chuẩn bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học. HS: 3 – 4 em đọc lại. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thể dục Nhảy dây- trò chơi: Lăn bóng I. Mục tiêu: - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Trò chơi “Lăn bóng” yêu cầu chơi nhiệt tình, rèn sự khéo léo… II. Địa điểm - phương tiện: Còi, dây nhảy. III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. HS: Chạy nhẹ nhàng, đi vòng tròn, hít thở sâu. Ôn các động tác tay, chân, lườn… - Trò chơi khởi động. 2. Phần cơ bản: - GV chia lớp thành 2 tổ. Tổ 1: Chơi nhảy dây. Tổ 2: Chơi trò chơi. - Sau 1 vài lần lại đổi địa điểm. a. Nhảy dây: - Nhảy dây kiểu chân trước chân sau. HS: Tập cá nhân. - Thi giữa các bạn. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. HS: Chơi thử 1 - 2 lần sau đó chơi thật. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài. - Đi đều 2 - 4 hàng dọc và hát, vỗ tay. - Tập 1 số động tác hồi tĩnh. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. Ngày soạn: 26/04/2013 Ngày dạy: Thứ tư ngày 01thỏng 05 năm 2013 (Học vào thứ 6, 3/5) Toán (tăng) Tiết 68: Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó A. Mục tiêu: - Tiếp tục giúp học sinh ôn tập hai dạng bài tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỷ số của hai số đó - Rèn kỹ năng giải hai loại toán này - HS yêu thích học toán B. Đồ dùng dạy học: - VBT trang 110, 111 C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Tổ chức 2. Kiểm tra : 3. Dạy bài mới Bài 1: Rèn kĩ năng tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó Bài 2: Rèn kĩ năng tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó - Cách tổ chức tương tự bài 1 Bài 3: củng cố về giải toán - GV HD HS làm bài rồi chữa Bài toán cho gì? bài toán hỏi gì? - GV nhận xét, chữa bài Bài 4: - GV giúp HS hiểu nếu số bé tăng 76 đơn vị thì được số lớn nghĩa là hiệu của hai số là 76 - GV chấm một số bài, nhận xét, sửa sai - Hát Kết hợp - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài cá nhân - 1 HS lên bảng chữa bài - lớp nhận xét, chốt lời giải đúng - HS đọc yêu cầu của bài - HS tự làm bài rồi chữa - HS đọc đề, phân tích vẽ sơ đồ, tự làm bài rồi chữa - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng chữa bài D. Hoạt động nối tiếp: - 1 em nhắc lại cách làm hai dạng bài tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỷ số của hai số đó - Nhận xét và đánh giá giờ học Tiếng việt (Tăng) Tiết 68: Luyện tập mở rộng vốn từ: Lạc quan - Yêu đời I- Mục đích, yêu cầu: 1. Củng cố cho HS vốn từ về tinh thần lạc quan- yêu đời 2. Rèn kĩ năng đặt câu với các từ đó II- Đồ dùng dạy học: VBT trang 104, 105 III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: nêu MĐYC của tiết học b. HD làm bài tập bài 1 - GV HD HS làm bài - GV chốt câu trả lời đúng: + Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, mua vui + Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui, vui tính, vui nhộn, vui tươi + Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu - GV nhận xét, khen những em đặt câu đúng, hay Bài tập 3: - GV nhắc HS tìm từ miêu tả tiếng cười- tả âm thanh - GV ghi nhanh lên bảng lớp các từ ngữ đúng - GV khen những em có câu đúng và hay 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Nhắc HS về nhà ôn bài - Hát Kết hợp - HS mở VBT trang 104 - HS tiếp nối nhau đọc bài tập 1 - HS làm phép thử đê biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến - cả lớp nhận xét chốt câu trả lời đúng - HS chữa bài đúng vào vở bài tập - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài, tiếp nối nhau đọc câu văn của mình - HS đọc yêu cầu bài tập - HS trao đổi với bạn, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi em nêu một từ - HS viết từ tìm được vào vở Lịch Sử Tổng kết - ôn tập I. Mục tiêu: - Học xong bài này HS hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX. - Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Nguyễn. - Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, băng thời gian III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên đọc bài giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV đưa ra băng thời gian, giải thích bằng thời gian. HS: Điền nội dung các thời kỳ, triều đại vào ô trống cho chính xác. - Dựa vào kiến thức đã học làm bài. 3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. GV đưa ra 1 số danh sách các nhân vật lịch sử: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ HS: Ghi tóm tắt công lao của các nhân vật lịch sử. 4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử văn hóa có đề cập trong SGK. HS: Điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh, di tích lịch sử đó. + Lăng vua Hùng. + Thành Cổ Loa. + Sông Bạch Đằng. + Thành Hoa Lư. + Thành Thăng Long 5. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài.

File đính kèm:

  • docBAI SOAN L4._TUAN 34_BUOI 2.doc