I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm tấm.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật: Minh, bác bảo vệ, cô giáo.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
- Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.
- Học sinh đọc bài hay.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ.
2. Học sinh: Sách Tiếng Việt.
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 8 - Ma Thị Luyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trách, chỉ nhẹ nhàng xao đầu An với bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.
- Giáo viên cho học sinh nêu từ khó và rèn viết.
- Học sinh viết từ khó vào bảng con: thì thào, trìu mến,…
- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm, chữa bài.
* Hoạt động 2: Làm bài tập
+ Học sinh làm đúng các bài tập chính tả.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên khuyến khích các em tìm với mỗi vần nhiều hơn 3 từ.
- Học sinh làm miệng.
-> Giáo viên nhận xét, kết luận.
-> Nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Điền vần, tiếng vào chỗ trống.
- Giáo viên cho học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài.
+ Học sinh các dãy thi đua điền vần, tiếng.
+ Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt.
+ Nước từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn.
-> Nhận xét.
-> Nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động cuối cùng (2’):
Về nhà xem lại bài, sửa lỗi sai.
Chuẩn bị bài: Ôn tập.
Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm chung về bài chính tả và nội dung luyện tập.
********************************************************
Toán: (Tiết 40)
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
SGK:40 Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Tự thực hiện phép cộng (nhẩm hoặc viết) có nhớ, có tổng bằng 100.
Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
Học sinh thích học toán.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ, bộ số.
Học sinh: vở bài tập toán.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Ổn định 1’: Hát
Bài cũ (4’): Luyện tập
Học sinh lên bảng sửa bài 3.
Giáo viên chấm một số vở.
Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài mới (1’): Phép cộng có tổng bằng 100
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Hình thành phép tính mới
+ Học sinh tự thực hiện phép cộng (có nhớ) có tổng bằng 100.
- Giáo viên nêu phép cộng như bài học:83 + 17 =>
- Học sinh quan sát.
- Giáo viên cho học sinh nêu cách đặt tính và tính.
- 2 học sinh nêu cách đặt tính.
- Học sinh tính và 1 học sinh nêu cách tính.
83
+ 17
100
* 3 + 7 = 10, viết 0 nhớ 1.
* 8 + 1 = 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét và nhắc học sinh mỗi khi làm bài xong nhớ kiểm tra lại bài làm.
* Hoạt động 2: Luyện tập
+ Học sinh làm đúng theo yêu cầu các bài tập. (Rèn học sinh kĩ năng thực hiện các phép tính có tổng bằng 100).
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh: tính.
+ Học sinh làm bài.
+ 2 học sinh sửa bài.
-> Giáo viên nhận xét và kiểm tra việc làm bài của lớp.
-> Nhận xét.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh: Tính nhẩm theo mẫu.
+ Học sinh làm bài.
+ Học sinh sửa bài.
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét, chốt ý.
* Hoạt động 3: Điền số thích hợp
+ Học sinh biết vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính.
- Giáo viên treo bảng phụ (bài 3).
- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nêu yêu cầu.
+ Học sinh làm bài.
+ 2 dãy học sinh thi làm bài tiếp sức.
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét và kiểm tra bài làm của học sinh.
3. Hoạt động cuối cùng (2’):
Về làm bài 4.
Chuẩn bị bài: Lít.
GV nhận xét tiết học.
****************************************
Kể chuyện: (Tiết 8)
NGƯỜI MẸ HIỀN
SGK:64 Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng nói:
+ Dựa vào các tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền bằng lời của mình.
+ Biết tham gia dựng lại câu chuyện theo vai: người dẫn chuyện, Minh, Nam, bác bảo vệ, cô giáo.
Rèn kỹ năng nghe, lắng nghe bạn kể, đánh giá được lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
4 tranh minh họa truyện trong SGK.
Vật dụng cho học sinh hóa trang làm cô giáo, bác bảo vệ.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Bài cũ (5’): Người thầy cũ
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh kể lại từng đoạn của câu chuyện Người thầy cũ (hoặc 4 học sinh dựng lại đoạn 2 của câu chuyện theo các vai: người dẫn chuyện, chú bộ đội, thấy giáo và Dũng)
Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’): Người mẹ hiền
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn chuyện
- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 4 tranh, đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.
- Học sinh kể mẫu trước lớp đoạn 1 dựa vào tranh 1.
+ Hai nhân vật trong tranh là ai? Nói cụ thể về hình dáng từng nhân vật.
+ Hai nhân vật trong tranh là Minh và Nam, Minh mặc áo hoa, không đội mũ; Nam đội mũ, mặc áo sẫm màu.
+ Hai cậu trò chuyện với nhau những gì?
+ Minh thì thầm bảo Nam “Ngoài phố có gánh xiếc” và rủ Nam trốn đi xem. Nam rất tò mò muốn đi nhưng cổng trường khóa. Minh bảo cậu ta biết có một chỗ tường thủng, hai đứa có thể trốn ra.
- 1, 2 học sinh kể lại đoạn 1.
-> Giáo viên nhận xét.
- Học sinh tập kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm dựa theo từng tranh.
* Hoạt động 2: Dựng lại câu chuyện theo vai
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên cho học sinh tập kể chuyện theo các bước.
Bước 1: Giáo viên làm người dẫn chuyện.
- Học sinh thực hiện.
+ HS1: nói lời Minh.
+ HS2: nói lời Nam.
+ HS3: Bác bảo vệ.
+ HS4: Cô giáo.
-> Nhận xét.
-> Giáo viên góp ý để học sinh nói lời đối thoại tự nhiên, diễn cảm, khuyến khích các em tập diễn tả động tác, điệu bộ, như đóng kịch.
Bước 2: Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và cho các nhóm tập kể theo vai (mỗi nhóm 5 học sinh).
- Học sinh tập kể theo vai trong nhóm.
* Hoạt động 3: Thi đua thực hành
- Giáo viên cho học sinh thi kể lại truyện.
- Các nhóm học sinh thi kể (theo vai) trước lớp (các em có thể hóa trang).
-> Giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hấp dẫn, sinh động, tự nhiên nhất.
-> Nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng (3’)
1 học sinh kể lại chuyện (có phân biệt giọng kể các vai).
Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị tiết kể chuyện tuần 8.
Giáo viên nhận xét tiết học.
*******************************************************
Âm nhạc: (Tiết 8)
Ôn 3 bài hát đã học- Phân biệt âm thanh
(GV chuyên nhạc dạy)
Hát nhạc Tiết 8 ôn tập bài : “ múa vui - thật là hay - xoè hoa
A/ Mục tiêu Hát đúng giai điệu và hát thuộc lời ca . Kết hợp hát với gõ đệm hoặc múa phụ hoạ .
- Biết phân biệt âm thanh cao - thấp , dài - ngắn .
B/ Chuẩn bị : - Nhạc cụ quen dùng . Máy nghe nhạc , băng nhạc , nhạc cụ .
C / Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
Hôm nay các em sẽ ôn 3 bài hát “ Múa vui - Thật là vui - Xoè hoa “ mà các em đã học .
a) Hoạt động 1 Ôn 3 bài hát đã học :
*Ôn bài hát “ Thật là hay “.
- Yêu cầu lớp hát tập thể .
- Hát kết hợp múa vận động phụ hoạ .
- Hát kết hợp gõ đệm ( lần lượt thực hiện đệm theo phách , đệm theo nhịp 2 , đệm theo tiết tấu lời ca )
- Hát thầm tay vỗ theo tiết tấu lời ca .
* Ôn bài hát “ Xoè hoa “.
- Hướng dẫn học sinh tương tự như đối với ôn bài hát thật là hay .
* Ôn bài hát “ Múa vui “.
- Yêu cầu học sinh hát kết hợp với múa hoặc vận động phụ hoạ .
- GV gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát và đố học sinh nhận ra đó là câu nào trong bài hát .
- GV lưu ý học sinh ở hai câu hát " Cùng nhau múa xung quanh vòng , vui cùng nhau múa vui " và câu
" Cùng nhau múa xung quanh vòng vui cùng nhau múa đều " có chung một âm hình tiết tấu nên cách gõ cũng giống nhau .
*Hoạt động 2 : Phân biệt âm thanh cao - thấp , ngắn - dài .
- GV dùng đàn hoặc giọng hát để thể hiện âm cao - thấp , dài - ngắn cho HS phân biệt ở mức độ khó hơn so với ở lớp 1 .
- GV hát một âm và âm đó được ngân dài 4 phách sau đó cho HS nghe một âm thấp nhưng cũng được ngân 4 phách .
- Cho học sinh nhận xét âm nào cao âm nào thấp . Lúc giáo viên thể hiện âm phải cho HS gõ hoặc đếm theo để phân biệt độ dài ngắn của âm thanh . Sau đó chuyển sang ví dụ khác để HS phân biệt độ dài - ngắn .
- Ví dụ : GV cho HS nghe hai âm cùng một độ cao nhưng độ dài ngắn khác nhau để học sinh nghe và phân biệt
*Hoạt động 3 : Nghe nhạc
- Cho học sinh nghe nhạc do giáo viên đàn hay băng nhạc không lời .
d) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 3 em hát lại 3 bài hát vừa ôn .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn dò học sinh về nhà học bài
-Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Hai em nhắc lại tựa bài
- Cả lớp cùng hát tập thể cả bài một đến hai lần .
- Vừa hát vừa kết hợp múa HS trong các nhóm hát lần lượt luân phiên giữa các nhóm với nhau
- HS hát bài hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu .
- Hát kết hợp với múa đơn giản .
-Hát thầm tay gõ theo tiết tấu lời ca .
-Từng nhóm 5 - 6 em vừa hát vừa múa theo vòng tròn tay cầm hoa .
- Lắng nghe và trả lời các câu hát trong bài qua tiết tấu .
- Thực hiện gõ tiết tấu bài ca .
- Hai em lên hát lại bài hát trước lớp
- Lắng nhe giáo viên hát phân biệt âm cao và âm thấp .
- Thực hiện nghe và kết hợp đếm lời ngân của giáo viên để phân biệt độ dài ngắn của âm thanh
- Lắng nghe phân biệt .
- Nghe nhạc .
- Ba em hát , mỗi em một bài trong số 3 bài hát vừa ôn tập
-Về nhà tự ôn tập thuộc các bài hát xem trước bài hát tiết sau .
*********************************************************
Sinh hoạt tập thể:
Tuần 8
I. Đánh giá hoạt động tuần qua: Vườn hoa điểm 10 (Sang)
-Đa số các em đã biết tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên.Thực hiện tốt các nội qui đội.
-Bên cạnh đó vẫn còn một số em thiếu tập trung, đi học vẫn còn quen sách vở,dung cụ học tập (Hiếu, Quy). Chưa làm bài đầy đủ ( Hiếu, Khải). Quy còn đến cửa lớp khác; Thuỷ nói tục. Mang bàn chải chưa đầy đủ.
II. Phương hướng hoạt động tuần tới:
-Phát huy những mặt đạt được của học sinh.Tiếp tục ổn định nền nếp lớp học.vệ sinh trong và ngoài lớp học.đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định.
Thi đua học tốt, xây dựng bài sôi nổi, trật tự trong giờ học.
Thực hiện tốt việc chải răng.
III. Biện pháp thực hiện:
-Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhắc nhở.
- Thi đua giữa các tổ trong lớp.
Cuối tuần có nhận xét cụ thể từng nhóm, từng cá nhân.
- Tuyên dương những em thực hiện tốt.
**********************************************
File đính kèm:
- Tuan 8.doc