I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm tấm.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật: Minh, bác bảo vệ, cô giáo.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
- Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.
- Học sinh đọc bài hay.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ.
2. Học sinh: Sách Tiếng Việt.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 8 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian) khóa biểu đã lập.
Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài mới (1’): Tiết 8
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Tập nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
+ Học sinh biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
Bài 1: Giáo viên giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài.
- Học sinh nêu yêu cầu: Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với bạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập nói theo tình huống.
- Từng cặp học sinh trao đổi thực hành theo các tình huống.
- Giáo viên khuyến khích học sinh nói nhiều câu có cách diễn đạt khác nhau; nhắc các em: nói lời nhờ bạn với thái độ biết ơn; đề nghị bạn giữ trật tự với giọng khẽ, ôn tồn để khỏi làmồn lớp học và bạn dễ tiếp thu.
- Học sinh thi nói theo từng tình huống.
-> Giáo viên nhận xét, bình chọn người biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với bạn đúng đắn, lịch sự nhất.
-> Nhận xét.
* Hoạt động 2: (Làm miệng) Luyện nói
+ Học sinh biết trả lời câu hỏi về thầy giáo.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Lớp đọc thầm.
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết 4 câu hỏi; mời 4 học sinh nêu lần lượt 4 câu hỏi.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau trả lời.
-> Giáo viên khuyến khích học sinh trả lời hồn nhiên, chân thực về thầy cô giáo của mình. Khi trả lời nhìn vào người hỏi, nói to, tự nhiên.
-> Giáo viên nhận xét, khen ngợi những ý hay.
* Hoạt động 3: Làm bài viết
+ Học sinh biết viết một đoạn văn ngắn kể về thầy cô.
Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Giáo viên quan sát và chấm một số bài đã xong.
- Nhiều học sinh đọc bài trước lớp.
-> Nhận xét, (sửa chữa về cách dùng từ, đặt câu).
-> Nhận xét.
-> Tuyên dương bài làm tốt.
3. Hoạt động cuối cùng (2’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Tiết 9.
GV nhận xét tiết học.
***
Toán: (Tiết 40)
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
SGK:40 Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Tự thực hiện phép cộng (nhẩm hoặc viết) có nhớ, có tổng bằng 100.
Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
Học sinh thích học toán.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ, bộ số.
Học sinh: vở bài tập toán.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Ổn định 1’: Hát
Bài cũ (4’): Luyện tập
Học sinh lên bảng sửa bài 3.
Giáo viên chấm một số vở.
Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài mới (1’): Phép cộng có tổng bằng 100
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Hình thành phép tính mới
+ Học sinh tự thực hiện phép cộng (có nhớ) có tổng bằng 100.
- Giáo viên nêu phép cộng như bài học:83 + 17 =>
- Học sinh quan sát.
- Giáo viên cho học sinh nêu cách đặt tính và tính.
- 2 học sinh nêu cách đặt tính.
- Học sinh tính và 1 học sinh nêu cách tính.
83
+ 17
100
* 3 + 7 = 10, viết 0 nhớ 1.
* 8 + 1 = 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét và nhắc học sinh mỗi khi làm bài xong nhớ kiểm tra lại bài làm.
* Hoạt động 2: Luyện tập
+ Học sinh làm đúng theo yêu cầu các bài tập. (Rèn học sinh kĩ năng thực hiện các phép tính có tổng bằng 100).
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh: tính.
+ Học sinh làm bài.
+ 2 học sinh sửa bài.
-> Giáo viên nhận xét và kiểm tra việc làm bài của lớp.
-> Nhận xét.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh: Tính nhẩm theo mẫu.
+ Học sinh làm bài.
+ Học sinh sửa bài.
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét, chốt ý.
* Hoạt động 3: Điền số thích hợp
+ Học sinh biết vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính.
- Giáo viên treo bảng phụ (bài 3).
- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nêu yêu cầu.
+ Học sinh làm bài.
+ 2 dãy học sinh thi làm bài tiếp sức.
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét và kiểm tra bài làm của học sinh.
3. Hoạt động cuối cùng (2’):
Về làm bài 4.
Chuẩn bị bài: Lít.
GV nhận xét tiết học.
***
Tập viết: (Tiết 8)
Chữ hoa G
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết chữ:
+ Biết viết chữ. G hoa theo cỡ vừa và cỡ nhỏ.
+ Biết viết cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối con chữ đúng qui định.
Học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: chữ mẫu, bảng phụ.
Học sinh: vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Khởi động (1’): Hát
Bài cũ (5’):
Giáo viên cho học sinh rèn viết lại chữ E, Ê cỡ nhỏ và cỡ vừa.
Học sinh nhắc lại câu ứng dụng và rèn viết chữ Em.
Giáo viên nhận xét bài tập viết trước, cho học sinh xem vở mẫu.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’): Chữ hoa G
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ G
+ Học sinh viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ G
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ G
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu cấu tạo của chữ G
Và nêu nhận xét.
+ Cao 8 li.
+ Gồm 2 nét:
* Nét 1: Kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ.
* Nét 2: Nét khuyết ngược.
- Giáo viên dùng tay viết lên con chữ.
- Học sinh quan sát, nêu cách viết.
- Giáo viên viết mẫu và nêu lại cách viết.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết bảng con.
+ 1 học sinh viết bảng lớp.
-> Nhận xét.
-> Nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cụm từ ứng dụng
- GV giới thiệu cụm từ: Góp sức chung tay.
- Học sinh quan sát, đọc cụm từ ứng dụng.
- Giáo viên cho học sinh giải nghĩa.
- Cùng nhau đoàn kết để làm việc.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nêu nhận xét.
- Chữ cao 1 li: o, ư, e, u, n, a.
- Chữ cao 1,25 li: s.
- Chữ cao 1,5 li: t.
- Chữ cao 2 li: p.
- Chữ cao 2,5 li: h, g, y.
- Chữ cao 4 li: G.
- Giáo viên nhắc học sinh giữ khoảng cách giữa các chữ cái.
- Giáo viên viết và hướng dẫn cách viết.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vở
- 1 dòng chữ G, cỡ vừa.
- 1 dòng chữ G, cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ Góp, cỡ vừa.
- 1 dòng chữ Góp, cỡ nhỏ.
- 1 dòng từ ứng dụng: Góp sức chung vai, cỡ chữ nhỏ.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em viết chưa đẹp, chưa đúng.
- Chấm, chữa bài.
3. Hoạt động cuối cùng(3’):
Học sinh thi đua viết lại G cỡ nhỏ, cỡ vừa cho đúng và đẹp.
Về rèn viết lại cho đẹp hơn.
Chuẩn bị bài: Tiết 9 (chữa H ).
Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Tự nhiên xã hội: ( Tiết 8)
ĂN, UỐNG SẠCH SẼ
SGK:18 Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
Hiểu được phải làm gì để thực hiện ăn, uống sạch sẽ.
Ăn uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Hình vẽ trong SGK trang 18, 19.
Học sinh: Sách Tiếng Việt.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Ổn định (1’): Hát
Bài cũ (5’): Ăn uống đầy đủ
Hằng ngày các bạn ăn mấy bữa?
Mỗi bữa ăn những gì và ăn bao nhiêu?
Ngoài ra, các bạn có ăn, uống thêm gì?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu (1’): Aên, uống sạch sẽ
b. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK và thảo luận: Phải làm gì để ăn sạch?
Bước 1: Động não.
- Ai có thể nói được để ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm những việc gì?
- Học sinh suy nghĩa.
- Học sinh trả lời.
-> Nhận xét.
-> Giáo viên ghi lên bảng ý kiến của các em.
Bước 2: Làm việc với SGK theo nhóm.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Rửa tay như thế nào là sạch và hợp vệ sinh?
+ Rửa bằng nước sạch và rửa bằng xà phòng.
+ Rửa quả như thế nào là đúng?
+ Rửa dưới vòi nước chảy hoặc rửa nhiều lần với nước sạch.
+ Bát, đĩa, thìa trước và sau khi ăn phải làm gì?
+ Phải để nơi cao ráo, sạch sẽ. Sau khi ăn, bát đĩa được rửa bằng nước sạch với xà phòng.
* Hoạt động 2: Phải làm gì để uống sạch
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ: nêu ra những đồ uống mà mình thường uống trong ngày hoặc ưa thích.
- Học sinh thảo luận nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện một sô 1nhóm phát biểu ý kiến
-> Nhận xét.
- Giáo viên căn cứ vào tình huống sư phạm nảy sinh để phân tích, uốn nắn.
-> Kết luận: Để nước uống hợp vệ sinh, ta phải lấy nước từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm đun sôi để nguội.
* Hoạt động 3: Ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Học sinh thảo luận: Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ?
- Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh nêu ví dụ về tác hại của việc ăn uống mất vệ sinh.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến các nhóm khác bổ sung.
-> Kết luận: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như: đau bụng, ỉa chảy, giun sán.
3. Hoạt động cuối cùng (2’):
Về nhà xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Đề phòng bệnh giun.
Giáo viên nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Nguyet-Tuan 8.doc