Bài soạn lớp 2 Tuần 4 - Đặng Thị Anh Nguyệt

1. Kiến thức:

- Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn đối thoại trong bài.

- Luyện viết đúng qui tắc chính tả với iê/yê (iên/yên), làm đúng các BT phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (r, d, gi) hoặc (ân/ âng).

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh viết đúng, đẹp.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 4 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với từng tình huống a, b, c. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm. - Học sinh thảo luận và trình bày bằng tiểu phẩm. - Giáo viên nhận xét và cho học sinh nêu: Ta cần xin lỗi khi nào? Nêu thái độ khi xin lỗi - Học sinh nhận xét. - Học sinh nêu. * Hoạt động 2: Tập tạo đoạn văn - Giáo viên treo tranh, nêu yêu cầu quan sát tranh, đoán xem việc gì xảy ra. Sau đó kể lại sự việc trong mỗi tranh bằng 3, 4 câu. Nhớ dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp. - Nhiều học sinh nói về nội dung từng tranh. - Giáo viên nhận xét sửa chữa. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên cho học sinh viết lại nội dung các bức tranh. - Vài học sinh đọc lại bài làm của mình. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. 3.Hoạt động cuối cùng(3’): VN: Xem lại bài. CBB: Thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi. Giáo viên nhận xét tiết học. Toán: (Tiết 20) 28 + 5 SGK: 20 Thời gian: 35’-37’ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 28 + 5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm toán nhanh, chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ. II. Chuẩn bị: Giáo viên: 2 bó 1 chục que tính và 13 que tính. Học sinh: VBT. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên: a. Ổn định 1’: Hát b. Bài cũ 5’: 8 cộng với 1 số 2 học sinh lên bảng sửa bài 3, 4/19. Giáo viên chấm 1 số vở. Giáo viên nhận xét. 2.Hoạt động dạy bài mới: a. Giới thiệu bài mới 1’: Hôm nay, các em học dạng toán: 28 + 5. b. Phát triển các hoạt động 30’: * Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 28 + 5 + Mục tiêu: Học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng 28 + 5. - Giáo viên nêu bài toán để dẫn ra phép tính 28 + 5. - Học sinh có thể tìm ra kết quả phép tính. - Giáo viên cho học sinh nêu cách thực hiện. - Học sinh nêu. - Giáo viên chốt lại: gộp 8 que tính với 2 que tính rời được 1 chục que tính với 3 que tính rời, 2 chục que tính thêm 1 chục que tính là 3 chục que tính, thêm 3 que tính rời là 33 que tính. Vậy 28 + 5 = 33. - Học sinh quan sát thao tác giáo viên làm. - Giáo viên cho học sinh nêu cách đặt tính. - Học sinh nêu và thực hiện 28 + 5 - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính: - Học sinh lặp lại. 28 * 8 + 5 = 13, viết 3 nhớ . + 5 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3. 33 * Hoạt động 2: Luyện tập. + Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức vừa mới học. Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh nêu. - Học sinh làm vở. - Học sinh sửa bài thi đua. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. Bài 2: GV hướng dẫn các em có thể thực hiện nhẩm hoặc trên nháp để tìm ra kết quả. - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh làm vở. - 2 dãy thi đua sửa bài trên bảng phụ. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. Bài 3: Giáo viên yêu cầu 1 học sinh hướng dẫn. - 1 học sinh đọc đề. - 1 học sinh tóm tắt. - Lớp làm VBT. - 1 học sinh sửa bảng. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. Bài 4: Giáo viên nhắc lại các bước để vẽ. - Học sinh theo dõi và thực hiện vẽ đoạn thẳng dài 5cm. - 1 học sinh vẽ bảng. - Giáo viên nhận xét. - Lớp nhận xét. 3. Hoạt động cuối cùng(3’) VN: Xem lại bài. CBB: Giáo viên nhận xét tiết học. *** Tập viết: (Tiết 4) Chữ hoa:C Thời gian: 40’-42’ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Rèn kĩ năng viết chữ. Viết chữ C hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng: “Chia ngọt sẻ bùi”; cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, liền nét và nối chữ đúng qui định. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh thói quen viết đẹp, cẩn thận, tỉ mỉ. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Mẫu chữ, bảng phụ. Học sinh: Vở TV. III. Các hoạt động: 1. Hoạt động đầu tiên: a. Ổn định 1’: Hát b. Bài cũ 5’: Chữ B hoa Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh. 2 học sinh viết bảng lớp B, Bạn. Giáo viên nhận xét chung. 2. Hoạt động dạy bài mới: a. Giới thiệu 1’: Hôm nay, các em tập viết chữ C hoa và câu ứng dụng Chia ngọt sẻ bùi. b. Phát triển các hoạt động 30’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chữ C hoa + Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo chữ C hoa, biết viết chính xác chữ C. - Giáo viên treo chữ mẫu. - Hướng dẫn học sinh nhận xét. - Học sinh quan sát. + Cao mấy ô li? + 5 ô li. + Gồm mấy nét, là những nét nào? + Cong dưới, cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ (gồm 1 nét, kết hợp của 2 nét cơ bản). - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết trên chữ mẫu: đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2. - Học sinh theo dõi. - Giáo viên viết mẫu. - Học sinh quan sát. - Giáo viên cho học sinh rèn viết vào bảng con chữ C cỡ nhỏ, cỡ vừa. - Học sinh luyện viết bảng con. - Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng + Mục tiêu: Học sinh viết đúng cụm từ ứng dụng. - Giáo viên treo bảng phụ câu ứng dụng: Chia ngọt sẻ bùi. - Học sinh đọc. - Học sinh nêu nội dung. - Giáo dục học sinh yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. - Yêu cầu học sinh quan sát và nêu nhận xét. + Chữ cao 2,5li: C, h, g, b. + Chữ cao 1,5li: t. + Chữ cao 1,25li: s. + Chữ cao 1li là những chữ còn lại. + Nêu cách đặt dấu thanh? + Đặt dấu thanh ở âm chính. + Nêu khoảng cách giữa các chữ? + Cách 1,5 con chữ o theo cỡ chữ. - Giáo viên viết mẫu vừa hướng dẫn. - Học sinh quan sát. - Học sinh luyện viết chữ Chia vào bảng con. * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vở + Mục tiêu: Học sinh viết đúng nội dung bài, trình bày bài sạch đẹp. - Giáo viên cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút và đặt vở. - Học sinh nêu. - Giáo viên nêu nội dung viết. - Học sinh theo dõi. + 1 dòng chữ C cỡ vừa. + 1 dòng chữ C cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Chia cỡ vừa. + 1 dòng chữ Chia cỡ nhỏ. + 2 dòng Chia ngọt sẻ bùi cỡ nhỏ. - Giáo viên chấm 1 số vở, nhận xét. - Học sinh viết bài vào vở. 3. Hoạt động cuối cùng (3’): - HS thi đua viết tên bạn có chữ C đứng đầu. - Học sinh thi đua. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh nhận xét. - VN: Rèn viết thêm. - CBB: Chữ D hoa. - Giáo viên nhận xét tiết học. *** Tự nhiên xã hội: (Tiết 4) Làm gì để xương và cơ phát triển tốt? SGK: 10 Thời gian:35’-37’ I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể: Nêu được những việc cần làmđể xương và cơ phát triển tốt. Giải thích tại sao không nên mang vác vật nặng. Biết nhấc (nặng) một vật đúng cách. Học sinh có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh trong SGK phóng to. Học sinh: SGK, VBT. III. Các hoạt động (35’): 1. Hoạt động đầu tiên: a. Khởi động (1’): Hát b. Bài cũ 5’: Hệ cơ 3 học sinh đọc ghi nhớ và chỉ ra được 1 số hệ cơ. Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Hoạt động dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (1’): Hôm nay, các em học bài: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt? b. Phát triển các hoạt động (30’): * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm gì để cơ và xương phát triển tốt + Mục tiêu: Nêu được những việc làm để cơ và xương phát triển tốt và những việc không nên làm. - Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi và thảo luận về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5/10, 11. - Học sinh thảo luận nhóm đôi và thảo luận về: + Học sinh 1: 1 học sinh đang ăn cơm, bữa cơm có đầy đủ thức ăn dinh dưỡng. + Học sinh 2: Vẽ hình bạn gái ngồi học sai tư thế. - Giáo viên cho đại diện 1 số cặp trình bày những gì các em đã thảo luận sau khi quan sát. + Học sinh 3: Vẽ 1 bạn đang bơi ở hồ bơi. + Học sinh 4, 5: Học sinh so sánh bạn nào xách vật nặng. Tại sao ta không nên xách vật nặng? - Giáo viên nhận xét và chốt ý từng hình. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm. - Học sinh thảo luận và ghi vào giấy rồi dán lên bảng. + Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt? - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chốt ý và giáo dục học sinh các việc nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt -> liên hệ thực tế giáo dục học sinh biết là những việc nhẹ để giúp đỡ gia đình. * Hoạt động 2: Thực hành trò chơi “Nhấc một vật” + Mục tiêu: Học sinh biết được cách nhấc một vật sao cho hợp lý để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống. - Giáo viên làm mẫu cách nhấc một vật như hình 6 trong SGK/11 đồng thời phổ biến cách chơi. - Học sinh theo dõi. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi. - 1 vài học sinh lên thực hiện. - Giáo viên nhận xét. - Lớp quan sát. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên cho đại diện học sinh 2 dãy lên thi đua (mỗi dãy 5 học sinh). - Lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh làm đúng. 3. Hoạt động cuối cùng (3’) VN: Xem lại bài và thực hiện đúng các điều đã học. CBB: Cơ quan tiêu hóa. Giáo viên nhận xét tiết học. *** ___________________________________

File đính kèm:

  • docNguyet-tuan 4.doc
Giáo án liên quan