I. Mục tiêu:
-Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
+ Đọc, viết số có 2 chữ số; viết số liền trước, số liền sau.
+ Kĩ năng thực hiện cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
+ Giải bài toán bằng một phép tính đã học.
+ Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng.
- Giáo viên đánh giá được mức độ học tập của học sinh.
- Giáo dục ý thức tự giác trong làm bài.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 3 - Nguyễn Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động dạy hoc:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Bài cũ:
- Giáo viên đọc: Trung thành, chung sức, đổ rác, thi đỗ.
-Nhận xét học sinh viết.
2 Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đề.
b.Giảng bài mới:
- Đọc 2 khổ thơ cuối bài.
- Gọi 2 em đọc lại.
+ Bê Vàng đi đâu? Tại sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?
+ Khi Bê Vàng đi lạc Dê Trắng đã làm gì?
* Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu? Mỗi câu có mấy dòng?
- Có những dấu câu nào?
* Hướng dẫn viết từ khó: Nẻo, lang thang,
* Hướng dẫn viết bài vào vở:
- Kể từ lề tụt vào 3 ô.
-Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Đọc đúng yêu cầu bộ môn.
+ Chú ý: Cách viết dấu mở ngoặc kép.
-Đọc soát lỗi: Đổi vở cho bạn soát lỗi.
Bài tập:
Bài 2: Gọi 2 em đọc yêu cầu bài.
-Gọi 1 em làm mẫu.Cả lớp làm vở nháp.
Đáp án: Nghiêng ngã, nghi ngờ.
Bài 3b: Gọi 2 em đọc yêu cầu.
Làm bài vào bảng con.Nhận xét bạn
Đáp án: Màu mỡ, cửa mở.
3 Củng cố- dặn dò:
- Viết lại từ sai nhiều trong bài.
- Về nhà tự luyện thêm.
--
-Viết bài vào bảng con.
- 2 em đọc.
- Bê Vàng đi tìm cỏ
- Vì trời hạn hán.
- Dê trắng đã đi tìm bạn.
- Đoạn văn có 8 câu.
- Tự nêu.
-Viết vào bảng con.
-Viết vào vở.
-Đổi vở soát lỗi bạn.
-Đọc yêu cầu.
-Làm theo yêu cầu.
-Đọc yêu cầu.
-Làm bài nhận xét bài bạn.
-Viết vào bảng con.
Thủ công: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (Tiết 1)
I Mục tiêu: (SGV)
II Đồ dùng dạy học:
-Mẫu máy bay phản lực gấp bằng giấy thủ công.
-Tranh quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ minh hoạ.
-Giấy màu khổ A4, giấy nháp.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Bài cũ:
-1 em hãy gấp nhanh 1 cái tên lửa.
- Nhận xét, chấm điểm động viên
2 Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đề.
b. Giảng bài mới:
* Giáo viên đưa mẫu cho học sinh quan sát và nhận xét mẫu.
- Em có nhận xét gì về hình dáng, cấu tạo của chiếc phản lực?
- Em hãy so sánh giữa tên lửa và máy bay phản lực có điểm gì giống và khác nhau?
* Hướng dẫn mẫu:
- Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực giống tên lửa.
-Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng.
+ Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa.
-Giáo viên vừa làm, vừa nói 2 lần như vậy.
Gọi 2 đến 3 em nhắc lại các bước làm dựa vào tranh quy trình.
Cả lớp nghe và nhận xét bạn nêu.
* Có thể cho học sinh làm thử bằng giấy nháp.
-Theo dõi các em làm và giúp đỡ các em còn lúng túng.
3 Củng cố- dặn dò:
-Gọi 2 em nhắc lại quy trình làm máy bay phản lực.
-Về nhà tự làm lại đầy đủ các bước.
-Chuẩn bị tiết sau thực hành.
-1 em làm trước lớp.
-Nhận xét mẫu.
- Tự so sánh cả lớp nghe và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại các bước làm.
-Nhận xét bạn.
- Làm thử bằng giấy nháp.
-2 em nhắc lại.
Ngày soạn: 9/9/2008
Ngày giảng:19/9/2008
Thể dục : QUAY TRÁI, QUAY PHẢI-ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY
I Mục tiêu: (SGV)
II Địa điểm phương tiện:Sân trường, còi, cờ và kẻ sẵn sân cho trò chơi
III Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Phần mở đầu :
Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
*Ôn cách báo cáo, chào khi GV nhận lớp 1lần
Khởi động: Chạy, đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
2.Phần cơ bản:
*Quay phải, quay trái
GV nhắc lại cách thực hiện động tác, làm mẫu
GV hô-lớp thực hiện
GV theo dõi nhận xét sửa sai
* Động tác vươn thở và tay-GV nêu động tác giải thích và làm mẫu.
-GV thực hiện
- GV hô, theo dõi sửa sai
* Động tác vươn thở :
N1: Chân trái sang ngang rộng bằng vai, đưa hai tay sang ngang-lên cao thẳng hướng, lòng bàn tay hướng vào nhau. Mắt nhìn cao, hít sâu bằng mũi.
N2: Đưa hai tay xuống thấp, bắt chéo trước bụng, đầu cúi, thở mạnh bằng miệng.
N3: Hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
N4: Về TTCB
* Động tác tay
N1: chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa theo chiều lườn lên cao ngang vai, bàn tay ngửa.
N2: Đưa tay lên cao vỗ vào nhau
N3: đưa tay ra trước hướng cao ngang vai, bàn tay sấp.
N4: Về TTCB
3. Phần kết thúc:
Nêu ND bài học, GV nhận xét
Về nhà ôn hai động tác mới học
Học sinh lắng nghe
LT điều khiển
Lớp thực hiện
Lớp quan sát
HS thực hiện 2 đến 3 lần
Lớp quan sát
HS làm theo
Chia 3 tổ, tổ trưởng điều khiển tập luyện
Từng tổ lên thể hiện, tổ khác nhận xét
HS đứng vổ tay hát
HS nêu
Toán: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9 + 5
I Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép công dạng 9+5 lập được bảng 9 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
II Đồ dùng dạy hoc: Que tính.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Bài cũ:Đặt tính rồi tính:
24 + 6 ;3 + 27 ;
-Nhận xét bài bạn.
-Chấm điểm.
2 Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đề.
b. Giảng bài mới:
*Giới thiệu phép cộng 9 + 5
-Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả.
-Ngoài cách sử dụng que tính còn có cách nào khác nữa không?
-Hướng dẫn học sinh đặt tính theo cột dọc.
*Hướng dẫn học sinh lập bảng công thức: 9 cộng với một số.
-Yêu cầu học thuộc lòng bảng đó.
-Kiểm tra và xoá dần.
Luyện tập:
Bài 1:Tính nhẩm
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh.
-Yêu cầu học sinh nêu miệng nối tiếp từng bài.
-Nhận xét bạn.
Bài 2:Tính
Củng cố cách tính cho học sinh.
-Yêu cầu học sinh làm vào bảng con.
-Nhận xét bài bạn.
Bài 4: Bài giải.
-Yêu cầu học sinh tự đọc đề và giải vào vở.
-Chấm điểm nhận xét kĩ bài cho học sinh.
3 Củng cố-dặn dò:
-Gọi 2 em đọc lại bảng cộng9+một số
-Về nhà tự ôn lại.
-Làm bảng con.
-Sử dụng que tính.
-Tự nêu.
-Tự lập bảng cộng dựa vào hướng dẫn của giáo viên.
-Học thuộc lòng bảng đó.
-Đọc yêu cầu
-Nêu miệng nối tiếp.
-Làm bảng con.
-Tự giải vào vở.
-2 em nêu.
Tập làm văn: SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI, LẬP DANH SÁCH HỌC SINH
I Mục tiêu
- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh; kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn.
-Xếp đúng thứ tự các câu trong truyện “Kiến và chim gáy” (BT2); lập được danh sách từ 3 đến 5 HS theo mẫu (Bt3).
* GV nhắc HS đọc bài Danh sách HS tổ 1, lớp 2A trước khi làm BT3.
II Các hoạt động dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập 1.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Bài cũ:
- Gọi 2 em đọc bản tự thuật.
- Nhận xét, ghi điểm.
2 Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đề.
b. Giảng bài mới:
Bài 1: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự nội dung câu chuyện Gọi bạn.
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để làm.
- Gọi vài nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
- Thứ tự: 1, 4, 3, 2.
- Gọi 2 em đại diện 2 nhóm thi kể, kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Nhận xét nhóm bạn kể.
Bài 2:Sắp xếp các câu theo đúng thứ tự sự việc xảy ra
- Gọi 2 em đọc bài.
- Yêu cầu học sinh làm vào phiếu bài tập.
-Nêu cách sắp xếp của mình.
- Nhận xét bài bạn.
Bài 3: Lập danh sách các bạn trong tổ em theo mẫu ở sgk.
- Yêu cầu các em làm bài vào vở
- Chấm, chữa bài cho học sinh.
3 Củng cố- dặn dò:
- Chốt lại nội dung học hôm nay.
- Nhắc nhở các em về nhà tập lập danh sách nhà mình theo thứ tự an pha bê.
- Chuẩn bị bài tuần sau.
-2 em đọc.Nhận xét bạn.
-Đọc yêu cầu bài.
-Thảo luận nhóm đôi.
- 2 đến 3 nhóm nêu.
-2 em kể.
- Nhận xét nhóm bạn kể.
- Đọc yêu cầu bài.
-Làm bài vào phiếu.
-Nêu cách sắp xếp.
-Tự đọc yêu cầu bài và làm vào vở.
- Nhắc lại đề bài.
Mỹ thuật : VẼ THEO MẨU : VẼ LÁ CÂY
I Mục tiêu: (SGV)
II Chuẩn bị: Một số loại lá cây thật – Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ, vở vẽ, bút chì màu
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh-NX
2 Bài mới: Giới thiệu bài: Ghi đề.
HĐ1 : Quan sát nhận xét
GV giới thiệu một số loài lá cây: Lá bưởi, Lá bàng, Lá hoa hồng, Lá trầu
GV hỏi : Nêu hình dáng của các loại lá cây
Nêu màu sắc của lá cây
Kết luận : Lá cây có hình dạng và màu sắc khác nhau
HĐ1 : Cách vẽ cái lá
- HS quan sát hình minh họa
-GV giới thiệu hình minh họa:
+ Vẽ hình dáng chung của cái lá trước
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá
+ Vẽ màu theo ý thích
HĐ3 : Thực hành
- GV cho HS xem một số bài vẽ lá cây mẫu
- GV gợi ý học sinh làm bài
- GV theo dõi hướng dẫn
HĐ4 : Nhận xét đánh giá
+Hình dáng
+ Màu sắc
Dặn dò : Sưu tàm tranh ảnh về cây
HS đưa đồ dùng lên bàn
HS lắng nghe
HS quan sát
HS tự nêu
Lớp quan sát
2HS lên bảng vẽ
Lớp thực hành
Sinh hoạt : LỚP
I.Yêu cầu :
- Biết được ưu khuyết điểm trong tuần để phát huy và sửa chữa
- Rèn kỷ năng phê và tự phê
II. Lên lớp:
1.Ổn định tổ chức
2.Giáo viên nhận xét
a.Về vệ sinh: Sạch sẽ, có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt
b.Học tập : Chưa có ý thức học tập
c.Các hoạt động : Thực hiện tốt
3.Phương hướng :
- Duy trì sĩ số đi học chuyên cần, đúng giờ
- Có đầy đủ sách vỡ, ĐDHT
- Có ý thức học tập tốt , ngoan, biết vâng lời
- Sôi nỗi trong mọi hoạt động...
4.Sinh hoạt văn nghệ
Đạo đức: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỮA LỖI (Tiết1)
I. Mục tiêu
- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
* Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ có tác dụng gì?
- Hãy nêu thời gian biểu của em?
- Nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đề.
b.Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Phân tích truyện “Cái bình hoa”
Mục tiêu: Học sinh xem xác định được ý nghĩa của hành vi nhận và sữa lỗi.
Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm cho học sinh theo dõi và thảo luận.
- Qua câu chuyện em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?
- Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến và thái độ của mình.
Mục tiêu: Học sinh biết cách bày tỏ ý kiến và thái độ của mình.
Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu tình huống cho học sinh bày tỏ thái bằng thẻ.
+ Người nhận lỗi là người dũng cảm?
+ Nếu có lỗi chỉ tự chữa lỗi không cần nhận lỗi?
- Học sinh đưa thẻ và giáo viên có thể hỏi thêm vì sao em chọn cách đó?
3 Củng cố-dặn dò:
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ ở vở bài tập.
- Về nhà tự luyện thêm, chuẩn bị tiết 2 thực hành.
1 em nêu.
2 em đọc thời gian biểu của mình.
-Lắng nghe.
-Chia nhóm4.
-Tự thảo luận và nêu.
-Học sinh giơ thẻ đỏ nếu đồng ý.Thẻ xanh nếu không đồng ý.Thẻ vàng lưỡng lự.
-Tự nêu.
-2 em đọc.
:
File đính kèm:
- GA lop 2 tuan 3(1).doc