Bài soạn lớp 2 Tuần 18 Trường tiểu học Trần Thị Tâm

A. Mục đích yêu cầu

- Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.

- H có kĩ năng tính toán

-Trình bày bài giải cẩn thận, chính xác.

* Bài 1; 2; 3

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 2 Tuần 18 Trường tiểu học Trần Thị Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động dạy Hoạt động học 1.Giới thiệu bài, ghi đề 2. kiểm tra học thuộc lòng . - Yêu cầu học sinh lên bốc thăm bài đọc - Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc . -Gọi em khác nhận xét bài bạn vừa đọc . - Cho điểm trực tiếp từng em . 3.Ôn các từ chỉ đặc điểm của người và vật . - Gọi một em khá đọc bài tập 2 - Sự việc được nói đến trong câu “ Càng về sáng , tiết trời càng lạnh giá là gì ? -Càng về sáng tiết trời như thế nào ? - Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng ? - Yêu cầu lớp tự làm các câu còn lại . - Nối tiếp đọc kết quả bài làm . - Nhận xét ghi điểm cho học sinh . 4.Ôn cách cách viết bưu thiếp . -Yêu cầu lớp tự làm . - Mời H đọc bài của mình trước lớp . - Nhận xét ghi điểm cho học sinh . 5.Viết khoảng 5 câu nói về 1 bạn lớp em. -Yêu cầu H tự làm bài. Gv theo dõi, giúp đỡ H yếu 6. Củng cố dặn dò : -Giáo viên nhận xét đánh giá . - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới . -Vài em nhắc lại tựa bài -Lần lượt từng em lên bốc thăm bài - Về chỗ ngồi chuẩn bị 2 phút . - Đọc và trả lời nội dung bài -Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc . - Đọc đề bài . - Là tiết trời . - Càng lạnh giá . - Lạnh giá . - b. sáng trưng , xanh mát . - c. siêng năng , cần cù . - Lắng nghe bổ sung cho bạn . - Lần lượt từng em đọc bài làm . -Lớp nhận xét. -3 – 5 H đọc bài trước lớp. -GV và lớp nhận xét, sữa chữa. - Hai em nhắc lại nội dung bài . - Về nhà học bài xem trước bài mới . Ngày soạn: 28/12/2008 Ngày giảng: 2/ 1/ 2009 Toán: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Có đề kèm theo ) Tiếng Việt: KIỂM TRA VIẾT (Có đề kèm theo ) Tiếng Việt: KIỂM TRA ĐỌC (Có đề kèm theo) Sinh hoạt : SAO I. Yêu cầu. -Thực hiện đúng tiến trình sinh hoạt sao. -Rõ ràng, rành mạch trong từng bước thực hiện. -Nghiêm túc, có ý thức trong tiết học. II. Lên lớp. 1.Ôn định tổ chức. -Cho lớp hát. -Căn dặn những điều lưu ý khi sinh hoạt. -Học sinh nhắc lại các bước sinh hoạt sao. -Giáo viên nhận xét, bổ sung. 2. Tiến hành sinh hoat.: Trưởng sao điều khiển theo quy trình của tiết sinh hoạt. Bước 1: Điểm danh. -Tập hợp theo đội hình hàng dọc; điểm danh rõ ràng, dứt khoát. Bước 2: Kiểm tra vệ sinh cá nhân. -Trưởng sao nhận xét được những mặt ưu, măt khuyết của từng sao viên trong tuần. Bước 3: Kể việc làm tốt trong tuần – hô vang reo. -Khi kể phải giới thiệu tên, kể được những việc làm ở nhà, ở trường. Bước 4: Đọc lời hứa của sao nhi. -Hát bài: Sao của em. Bước 5: Nêu kế hoạch tuần. -Đi học chuyên cần, đúng giờ. Đến lớp làm vệ sinh sạch sẽ. -Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp. -Hăng say phát biểu, thi đua dành được nhiều điểm tốt. -Ôn tập tốt chuẩn bị cho thi học kì 1 đat kết quả cao. -Tham gia tốt các hoạt động. Bước 6: Sinh hoạt theo chủ điểm. -Hát, múa, kể chuyện về chủ đề: “……..” -GV theo dõi, hướng dẫn. 3.Củng cố, dặn dò. -HS nhắc tiến trình của tiết sinh hoạt sao. -GV nhận xét tiết sinh hoạt sao. Luyện Tiếng Việt: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU. I. Mục tiêu. - Ôn các kiến thức đã học. -H vận dụng kiến thức hoàn chỉnh các bài tập. -Có ý thức trong tiết học. II. Lên lớp. Giới thiệu bài, ghi đề. GVHDH để hoàn chỉnh các bài tập. Bài 1: Câu “Em Nụ ngoan lắm” có mẫu câu nào? Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: a. Ai làm gì ? b. Ai là gì ? c. Ai thế nào ? Bài 2: Điền từ trái nghĩa với mỗi từ sau vào chỗ trống. Nhỏ - .....; nhớ - ......; giỏi - ....; trong - ....; Bài 3: Xếp những từ: bộ đội, học sinh, làm, nhìn, trâu ghế, học tập, ghi chép, nhảy múa, sách vở, điện thoại, đèn, khuyên bảo, hứa vào ô thích hợp trong bảng Từ chỉ người, sự vật, con vật Từ chỉ hoạt động Học sinh, bộ đội, sách vở, điện thoại, đèn, ghế, trâu Khuyên bảo, làm, nhìn, học tập, ghi chép, nhảy, múa, hứa Bài 4: Chọn 2 từ ở 2 cột BT3 để đặt câu có chứa 2 từ đã chọn. -H chọn và đặt câu. GV theo dõi, giúp H yếu. Bài 5: Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu. Viết lại đoạn văn cho dúng chính tả. Ông em trồng cây xoài cát này trước sân, khi em còn đi lẫm chẫm cuối đông hoa nở trắng cành đầu hè từng chùm quả to đu đưa theo chiều gió mùa xoài nào mẹ cũng chọn những quả xoài chín mọng, vàng, đẹp và to nhất bày lên bàn thờ ông. -H làm bài tập vào vở. GV chấm, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. -Hệ thống kiến thức tiết học. -Xem các dạng bài tập chuẩn bị cho thi học kì 1 Luyện toán: ÔN VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ, GIẢI TOÁN. I. Mục tiêu. -H biết cộng trừ, giải toán trong phạm vi 100. -Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành tốt các bài tập. -Có ý thức trong học tập. II. Lên lớp. * Gv hướng dẫn H hoàn chỉnh các bài tập. Bài 1: Tính 9 + 6 = 15 5 + 9 = 14 21 – 7 = 14 15 – 15 = 0 18 – 9 = 9 12 – 7 = 5 17 + 4 = 21 8 + 8 = 16 Bài 2: Đặt tính rồi tính. 36 + 7 52 – 29 49 + 45 54 – 8 Bài 3:Tìm y y + 38 = 50 y – 25 = 55 Bài 4 : An cân nặng 36 kg. Hòa nhẹ hơn An 8 kg. Hỏi Hòa cân nặng bao nhiêu kg ? Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. -Số hình tam giác trong hình vẽ là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 III. Củng cố, dặn dò. -GV hệ thống kiến thức tiết học. -Nhân xét tiết học. -Chuẩn bị tốt các điều kiện cho thi học kì 1 Hoạt động tập thể: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG. I. Mục tiêu. -H biết một số di tích, lịch sử của quê hương: tượng đài chiến thắng 241, nhà Tằm Tân Tường, khu cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam, -Biết các tên các trò chơi được tổ chức trong ngày hội. -Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử đó II.Lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. -Lớp hát. 2.Giới thiệu bài, ghi đề. -H nhắc lại đề bài. 3. GV giới thiệu các di tích lịch sử của quê hương. * Tượng đài chiến thắng 241. -Địa điểm tại đồi 241 thuộc thôn Tân Phú, xã Cam Thành Nơi đây bộ đội ta đã tiêu diệt cứ điểm 241 của quân địch * Khu di tích nhà tằm . - Địa điểm : Thôn Tân Tường, xã Cam Thành Là nơi thành lập Đảng bộ đầu tiên của tỉnh Quảng Trị * Khu Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam Đây là địa điểm làm việc của cán bộ trung ương cục trước đây * GV: Đây là những di tích lịch sử. Vì vậy chúng ta biết bảo vệ và giữ gìn các di tích lịch sử. * Văn hóa của địa phương. -Thảo luận nhóm 2: -Kể tên các làng văn hóa. -Kể tên các trò chơi thường tổ chức đón nhận làng văn hóa. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Gv kết luận: + Làng văn hóa: Tân Xuân 1, Tân Xuân 2, Tân Phú, Cam Phú.... +Trò chơi: Đổ nước vào chai, .... - Để làng được văn hóa, văn minh thì mỗi một người dân sống trong làng cần phải làm gì? -Là những HS mỗi 1 các em cần phải làm gì ? + H trả lời cá nhân. Gv nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò. -H nhắc lại nội dung bài học. -Gv hệ thống kiến thức, nhận xét tiết học. CHIỀU Luyện toán: ÔN VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ I.Mục tiêu. -H biết cách đặt tính và tính thành thạo. -Biết vẽ hình: hính chữ nhật, hình tam giác, tứ giác,hình vuông. Nhận dang và giải toán thuộc dạng nhiều hơn, ít hơn. -Có ý thức học tập. Biết cách trình bày bài cẩn thận. II. Lên lớp. GVHDH hoàn chỉnh các dạng bài tập. Bài 1: Tính 9 + 6 = 15 16 – 6 + 10 = 20 7 + 8 = 15 27 – 20 + 7 = 14 8 + 9 = 17 19 – 9 – 10 = 0 15 – 7 = 8 6 + 10 – 7 = 9 19 – 8 = 11 19 – 8 – 1 = 10 Bài 2: Đặt tính rồi tính. 26 + 37 96 – 18 100 – 45 28 + 72 Bài 3: Vẽ hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác. Bài 4: Con ngan cân năng 3 kg. Con ngỗng nặng hơn ngan 2 kg. Hỏi con ngỗng nặng bao nhiêu kg ? * Chú ý: lời giải, đơn vị tính III. Củng cố, dặn dò. -Nhận xét tiết học. -hệ thống kiến thức, dặn dò. Thể dục : SƠ KẾT HỌC KÌ I A. Mục đích yêu cầu :Hệ thống lại những nội dung chính đã học trong học kì I . Yêu cầu HS biết đã học những gì , điểm nào cần phát huy hoặc khắc phục trong học kì II . B. Địa điểm : Sân bãi vệ sinh , đảm bảo an toàn nơi tập .Một còi ,kẻ sân để tổ chức trò chơi C Lên lớp : Hoạt động dạy Hoạt động học a. Phần mở đầu : -Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . -Đi đều theo 2 -4 hàng dọc . - Trò chơi “ Diệt các con vật có hại “ . b.Phần cơ bản : * Sơ kết học kì I - GV cùng HS điểm lại những kiến thức , kĩ năng trong học kì 1. +Ưu: -Có ý thức trong tiết học. -Tập luyện tốt, thể hiện được bài thể dục. -Chơi được những trò chơi bổ ích và đầy hứng thú. +Khuyết: -Một số bạn chưa ý thức và chưa chịu khó. Thể hiện bài thể dục , một số động tác còn sai ( Việt, Đạt, Hoàng...) - Cho các tổ tự bình chọn những bạn học tập tốt môn Thể Dục và mời một số em lên thực hành . - GV công bố kết quả học tập , tuyên dương những cá nhân được các tổ bầu chọn . Nhắc nhớ một số cá nhân hoặc tổ chưa tốt . * Trò chơi : “ Bịt mắt bắt dê “ GV cho HS chuyển thành đội hình vòng tròn để chơi trò chơi . c.Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay và hát -Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần -GV hệ thống bài,nhận xét đánh giá tiết học . -GV giao bài tập về nhà cho học sinh . — — — — — — — — — — — — Giáo viên -H phát biểu ý kiến. -Lớp lắng nghe. -H bổ sung ý kiến. -Tổ bình chọn. GV -Lớp lắng nghe. -H thực hiện thả lỏng. -H lắng nghe. CHIỀU Luyện TNXH: VỆ SINH TRƯỜNG LỚP. I. Mục tiêu. -Thực hành để giữ trường lớp sạch đẹp. -Biết sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh trường lớp. -Có ý thức giữ gìn trường, lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch đẹp. II. Chuẩn bị: Chổi, chậu, dẻ lau, sọt rác III. Các hoạt động day học. 1. Bài cũ: -Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp ? -Em đã làm gì để góp phần giữ trường học sạch đẹp ? - Gv nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Thực hành vệ sinh trường lớp. * Bước 1: Làm vệ sinh theo nhóm. -GV phân công, công việc cho mỗi nhóm. -Phát dụng cụ. *Bước 2: Các nhóm tiến hành thực hiện các công việc được phân công. + Nhóm 1: Làm vê sinh lớp. + Nhón 2: Nhặt rác và quét sân trường + Nhom 3: Chăm sóc cây. + Nhóm 4: Lau bàn ghế. * Bước 3: Tổ chức cả lớp đi xem thành quả làm việc của nhau. -Nhận xét và đánh giá công viêc của nhóm mình, nhóm ban. -Tuyên dương nhóm, cá nhân làm tốt. 3. Củng cố, dặn dò. -Trường hoc sạch đẹp có tác dụng gì ? (... giúp chúng ta khỏe mạnh và học tập tốt hơn.) -Em nên và không nên làm gì để cho trường học sạch đẹp ? -Thực hiện tốt bài học.

File đính kèm:

  • docGiao an L2 tuan 18.doc
Giáo án liên quan