Bài soạn khối 5 - Tuần 15

Tập đọc

Buôn Chư Lênh đón cô giáo

I.Mục tiêu: HS cần:

 - Biết đọc trôi chảy lưu loát bài văn.

 - Hiểu nội dung bài: Qua buổi lễ đón cô giáo về làng rất trang trọng và thân ái, HS hiểu tình cảm yêu quý cô giáo, yêu quý cái chữ của người Tây Nguyên. Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: Mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

II.Hoạt động dạy học:

 1: Kiểm tra bài cũ

 HS1: Đọc thuộc lòng bài “ Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi:

 Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?

 HS2: Đọc thuộc lòng bài “ Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi:

 Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?

 - GV nhận xét.

 

doc17 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn khối 5 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét. 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3: Luyện tập - HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt. - GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV hướng dẫn HS chữa bài. 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Tổng kết vốn từ I.Mục tiêu: HS cần: - Liệt kê được các từ ngữ chỉ người, tả hình dáng của người, biết đặt câu miêu tả hình dáng của một người cụ thể. - Nhớ và liệt kê chính xác câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao đã học, đã biết nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn; tìm đúng hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao đó. II.Hoạt động dạy học: 1: Kiểm tra bài cũ HS1: Làm bài tập 2 HS2: Làm bài tập 3 HS3: làm bài tập 4 - GV nhận xét. 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3: Luyện tập Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm. - HS làm bài. - HS trình bày bài – HS nhận xét. - Gv nhận xét. Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm. - Gv tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. - HS thảo luận và hoàn thành bài tập vào bảng học nhóm. - Các nhóm dán bài làm của mình vào bảng lớp. - GV hướng dẫn HS chữa bài. - GV chuẩn kiến thức. Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm. - Gv tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. - HS thảo luận và hoàn thành bài tập vào bảng học nhóm. - Các nhóm dán bài làm của mình vào bảng lớp. - GV hướng dẫn HS chữa bài. - GV chuẩn kiến thức. Bài tập 4: - HS tự làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. - HS trình bày bài làm của mình – HS nhận xét. - Gv chuẩn kiến thức. 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Toán Tỉ số phần trăm I.Mục tiêu: HS cần: - Dựa vào tỉ số xây dựng hiểu biết ban đầu về tỉ số phần trăm. - Hiểu ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm. II.Hoạt động dạy học: 1: Kiểm tra bài cũ - HS chữa bài tập về nhà. - Gv nhận xét. 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3.Hoạt động cụ thể HĐ1: Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm a. Ví dụ 1: - GV nêu bài toán: Như SGK. - HS tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa. - GV cho HS quan sát hình vẽ, sau đó vừa chỉ vào hình vẽ vừa giới thiệu: Diện tích vườn hoa là 100m2. Diện tích trồng hoa hồng là 25 m2. Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là . Ta viết = 25% đọc là hai mươi lăm phần trăm. Ta nói: Tỉ số phần trăm của diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa là 25% hoặc diện tích trồng hoa hồng chiếm25% diện tích vườn hoa. - GV đọc cho HS viết 25% b.Ví dụ 2: - GV nêu bài toán 2 trong SGK. - GV tổ chức choHS làm việc cá nhân: Tính tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường. Hãy viết tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường dưới dạng số thập phân. Hãy viết tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm. Vậy số học sinh giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường? - HS làm bài và trình bày bài – HS nhận xét. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. HĐ2:Luyện tập - HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tập Toán. - GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài. - GV hướng dẫn HS chữa bài. 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Bài tập về nhà: Một trường dân tộc nội trú có 100 HS, trong đó sô HS cấp I là 480 em, số HS cấp II bằng 2/3 số HS cấp I, còn lại là HS cấp III. a.Tính tỉ số phần trăm của số HS cấp I với số HS toàn trường. b. Số HS cấp II chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường. c. Số HS cấp III chiếm bao nhiêu phần trăm số HS toàn trường. Thứ Sáu ngày 13 tháng 12 năm 2007 Tập làm văn Luyện tập tả người I.Mục tiêu: HS cần: - Biết lập dàn ý cho bài văn tả một em bé ở tuổi tập đi, tập nói – một dàn ý riêng của mỗi HS. - Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn tả hoạt động của em bé. II.Hoạt động dạy học: 1: Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc đoạn văn ở bài tập 4 đã làm lại ở nhà. - Gv nhận xét. 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3: Luyện tập - HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt. - GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài. - GV hướng dẫn HS chữa bài. 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. -Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Đạo đức Tôn trọng phụ nữ ( Tiếp ) I.Mục tiêu: HS cần: - Hiểu phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội; cần phải tôn trọng và giúp đỡ phụ nữ; trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái. - Biết đánh giá, bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành với những ý kiến hành vi tôn trộng hoặc không tôn trọng phụ nữ. - Có hành động giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. II.Hoạt động dạy học: 1: Kiểm tra bài cũ - HS nêu phần ghi nhớ của bài Tôn trọng phụ nữ. - GV nhận xét. 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3.Hoạt động cụ thể HĐ1: Xử lí tình huống - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. - HS thảo luận và hoàn thành bài tập 3SGK. - Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét. - GV nhận xét. HĐ2 Làm việc với phiếu học tập - GV tổ chức chio HS thảo luận nhóm 4. - HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ( Mẫu phiếu theo thiết kế Đạo đức trang 60 ). - Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét. - GV chuẩn kiến thức. HĐ3 : Ca ngợi phụ nữ Việt Nam - GV tổ chức cho HS thảo luận tập thể. - HS trình bày trước lớp một bài hát, bài thơ hoặc một câu chuyện ca ngợi phụ nữ Việt Nam. - GV nhận xét và khen ngợi những HS hát hay, kể chuyện và đọc thơ giỏi. 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Toán Giải toán về tỉ số phần trăm I.Mục tiêu: HS cần: - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Vận dụng để giải các bài toán đơn giản về tìm tỉ số phần trăm của hai số. II.Hoạt động dạy học: 1: Kiểm tra bài cũ - HS chữa bài tập về nhà. - GV nhận xét. 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3.Hoạt động cụ thể HĐ1 : Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm a. Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 - GV nêu bài toán ví dụ (SGK) - HS thực hiện: Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số HS toàn trường. Hãy tìm thương 315 : 600 Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100. Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm. - GV giới thiệu: Các bước trên chính là các bước chúng ta đi tìm tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS toàn trường. Vậy tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS toàn trường là 52,5 % Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5 % ? Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600. b.Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm - GV nêu bài toán như SGK. - HS làm bài và tình bày kết quả. - HS nhận xét. - GV chuẩn kiến thức. HĐ2 :Luyện tập - HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tập Toán. - GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài. - GV hướng dẫn HS chữa bài. 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Bài tập về nhà: Trường Tiểu học Thành Công có 1 856 học sinh. Trong năm học vừa qua có 989 em đạt danh hiệu học sinh giỏi, 899 em đạt danh hiệu học sinh khá. Hỏi số HS giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm số HS toàn trường? Số HS khá chiếm bao nhiêu phần trăm số HS toàn trường? Khoa học Cao su I.Mục tiêu: HS cần: - Kể tên được một số đồ dùng làm bằng cao su. - Nêu được các vật liệu để chế tạo ra cao su. - Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của cao su. - Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng cao su. II.Hoạt động dạy học: 1: Kiểm tra bài cũ HS1: Hãy nêu tính chất của thuỷ tinh? HS2: Hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh mà em biết? - GV nhận xét. 2: Giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ học tập. 3.Hoạt động cụ thể HĐ1: Một số đồ dùng được làm bằng cao su - GV nêu yêu cầu: hãy kể tên các đồ dùng bằng cao su mà em biết? - HS trình bày – GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng lớp. ? Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ dùng làm bằng cao su, em thấy cao su có những tính chất gì? HĐ2 Tính chất của cao su - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. - HS làm các thí nghiệm theo yêu cầu của GV. - GV theo dõi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Đại diện các nhóm trình bày cách làm thí nghiệm và kết quả của thí nghiệm. - GV làm thí nghiệm trước lớp. - GV chuẩn kiến thức. 4: Củng cố, dặn dò ? Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su? - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp 1/ Các tổ trưởng nhận xét các hoạt động của từng thành viên trong tổ. 2/ Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần. 3/ Bình xét thi đua: + Tuyên dương bạn có nhiều thành tích trong mọi hoạt động. + Nhắc nhở những bạn còn vi phạm nội quy của lớp của trường. 4/ GV nhận xét chung và phổ biến kế hoạch tuần tới. Luyện Tiếng Việt Luyện tập làm văn I Mục tiêu Viết được một biên bản cuộc họ đúng nội dung ,hình thức II Hoạt động dạy học 1 Ôn lí thuyết ?Thế nào là biên bản cuộc họp ?Biên bản thường có những nội dung nào? 2 HS viết biên bản sinh hoạt lớp GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng Chấm bài,nhận xét bài làm của HS Luyện toán Luyện Chia số thập phân cho số thập phân I Mục tiêu Giúp HS vận dụng được quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân II Hoạt động dạy học Luyện tập HS làm bài tập ở VBT (Đối với HS TB,Y chỉ cần làm bài 1,2) HS có thể làm thêm bài tập sau: Điền số thích hợp vào ô trống: Số bị chia 125 45,8 98,5 37,6 7,89 Số chia 50 1,2 0,45 22,4 12,3 Thương GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng Chấm bài,nhận xét bài làm của HS Luyện Địa lí Luyện bài 13,14 I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học ở bài13 và bài 14 . II Hoạt động cụ thể 1 Ôn lí thuyết Nêu các ngành công nghiệp và sản phẩm của ngành công nghiệp đó. Nêu tên các khu công nghiệp lớn ở nước ta . Nêu các điều kiện để TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn. 2 Thực hành HS chỉ trên bản đồ tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A,Chỉ các sân bay và các cảng sông biển của nước ta .

File đính kèm:

  • docTuÇn 15.doc
Giáo án liên quan