Bài soạn giảng dạy lớp 1 - Tuần 3

Tiếng việt:

Bài 9: O - C

A- Mục tiêu:

 Sau bài học, học sinh có thể:

 - Đọc và viết được: O, C, bò, cỏ

 - Đọc được các tiếng ứng dụng bo, bò, bó, co, cò, cỏ và câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ

 - Nhận ra được chữ O, C, trong các từ của một văn bản bất kỳ

 - Những lời nói tự nhiên theo chủ đề vó bè.

B- Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng & phần luyện nói.

C- Các hoạt động dạy học:

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn giảng dạy lớp 1 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Âm nhạc: Đ 3 Học hát: Mời bạn vui múa ca Nhạc và lời: Phạm Tuyên A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - HS nắm được bài hát “Mời bạn vui múa ca” được trích từ nhạc cảnh Mèo đi câu cá của nhạc sĩ Phạm Tuyên 2- Kỹ năng: Hát đúng giai điệu lời ca. - Biết hát rõ lời và bước đầu biết vỗ tay theo nhịp 3- Giáo dục: Yêu thích môn học B- Chuẩn bị của giáo viên: - Hát chuẩn xác bài “Mời bạn vui múa ca” - Thanh phách C- Các hoạt động dạy học chủ yếu: T.gian Giáo viên Học sinh I- ổn định tổ chức: - KT sĩ số, nhắc nhở tư thế ngồi học II- Kiểm tra bài cũ: - KT đồ dùng, sách vở của môn học. - ổn định chỗ ngồi, trật tự 5 phút III- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài hát (linh hoạt) + Nghe hát mẫu - GV hát mẫu toàn bài (1 lần) ? Các em cảm nhận về bài hát này như thế nào ? ? Bài này hát nhanh hay chậm ? ? Dễ hát hay khó hát ? GV nói: Đây là bài hát hay và dễ hát chúng ta sẽ biết hát bài này trong tiết học hôm nay. + GV chia câu hát. - GV treo bảng phụ và nói: Bài gồm 7 câu hát, trên bảng phụ mỗi câu hát là một dòng. + Tập đọc lời ca. - HS chú ý nghe - Hơi nhanh - HS trả lời theo cảm nhận - GV dùng thanh phách gõ tiết tấu. - Yêu cầu HS đọc lời ca theo tiết tấu. - HS đọc lời ca theo tiết tấu 2- Dạy hát: + Dạy hát từng câu - GV hát mẫu câu 1 - HS nhẩm theo 6 phút - GV hát lần 2 câu 1 và bắt nhịp - GV nghe và chỉnh sửa + Các câu còn lại dạy tương tự + Hát đầy đủ cả bài - HD các phát âm và lấy hơi - Cho HS hát cả bài - HS nghe bắt nhịp và tập hát câu 1. - HS nghe - HS làm theo HD - HS hát (CN, Nhóm, lớp) 5phút - Nghỉ giữa tiết - Lớp trưởng điều khiển 9 phút 3- Hát kết hợp gõ bảng (đệm) + Hát & gõ theo tiết tấu lời ca - Khi hát 1 tiếng trong lời ca các em sẽ gõ một cái - GV hát và gõ mẫu - GV bắt nhịp cho HS + Hát và gõ theo phách - HS nghe và ghi nhớ - HS thực hiện theo HD - HD các em hát và gõ đều vào các chữ sau Chim ca líu lo Hoa như đón chào - GV hát và gõ mẫu - GV hát và bắt nhịp - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS thực hiện theo HD 5 phút 4- Củng cố - Dặn dò. - HD HS trình bày hoàn chỉnh bài hát lần 1: Nửa lớp hát và gõ tiết tấu lần 2: Nửa lớp còn lại hát và gõ phách - HS nghe y/c và T. hiện - Hát + gõ tiết tấu - Hát + gõ phách 3 phút 5- Liên hệ - Dặn dò: ? Các em vừa học bài hát gì ? em có thích không ? ờ: - ôn lại để thuộc bài hát - Tập hát kết hợp biểu diễn. - HS trả lời - HS nghe & nghi nhớ Tiết 2+3 Học vần: Bài 13: n - m A- Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Đọc và viết được: n, m - Đọc được các tiếng và TN ứng dụng, câu ứng dụng - Nhận ra chữ n, m trong các tiếng trong một văn bản bất kỳ - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bố mẹ, ba má B- Đồ dùng dạy học: - 1 cái nỏ thật đẹp - Bảng gài - Tranh minh hoạ cho phần luyện nói C- Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 Thời gian Giáo viên Học sinh 5 phút I- Kiểm tra bài cũ - Viết và đọc - Đọc câu ứng dụng SGK - Nêu nhận xét sau kiểm tra. - 2HS lên bảng, lớp viết bảng con: bi ve, ba lô - HS đọc một vài em 9 phút II- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài (trực tiếp) 2- Dạy chữ ghi âm n: a- Nhận diện chữ: - GV viết lên bảng chữ n và nói (chữ n (in) gồm 1 nét sổ thẳng và một nét móc xuôi. - Chữ n viết thường gồm 1 nét móc xuôi và 1 nét móc 2 đầu. b- Phát âm và đánh vần. + Phát âm: - Ghi bảng chữ n - GV phát âm mẫu và HD. Khi phát âm n, đầu lưỡi trạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi. + Đánh vần tiếng khoá. - Cho HS tìm và gài chữ ghi âm n - Y/c HS tìm chữc ghi âm ơ viết bên phải âm n. + Đọc tiếng em vừa ghép - GV viết lên bảng: nơ ? Hãy phân tích cho cô tiếng nơ ? - Dựa vào cấu tạo hãy đánh vần cho cô. - GV theo dõi, chỉnh sửa + Đọc từ khoá ? Tranh vẽ gì ? - GV viết bảng: nơ (giải thích) C- Hướng dẫn viết chữ: - GV viết mẫu, nêu quá quy trình viết. - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS đọc theo GV: n-m - HS chú ý theo dõi - HS phát âm (CN, Nhóm, lớp) - HS lấy hộp đồ dùng & thực hành gài chữ n - HS gài: nơ - HS đọc: nơ - Cả lớp đọc lại: nơ - Tiếng nơ có âm n đứng trước, âm ơ đứng sau - HS đánh vần CN, nhóm, lớp nờ - ơ - nơ - HS qs tranh và thảo luận - Tranh vẽ mẹ đang cài nơ lên tóc cho bé. - HS đọc trơn (nơ): CN, nhóm, lớp. - HS theo dõi - HS viết trên không sau đó viết trên bảng con 5 phút - Nghỉ giữa tiết - Lớp trưởng điều khiển 8 phút Dạy m: Quy trình tương tự Lưu ý: + Chữ m gồm hai nét móc xuôi và một nét móc hai đầu + So sánh chữ n với chữ m Giống: Đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu Khác: m có nhiều hơn một nét móc xuôi + Phát âm: hai môi khép lại rồi bật ra hơi thoát ra qua cả miệng và mũi. + Viết: - HS làm theo HD của GV 6 phút d- Đọc từ ứng dụng: + GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng Y/c học sinh nhìn bảng và đọc - GV theo dõi, chỉnh sửa. + Viết các từ ứng dụng lên bảng ? Bạn nào có thể gạch dưới những tiếng chứa âm mới học? - Cho HS phân tích tiếng nô và mạ - Cho HS đọc - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS đọc CN, nhóm, lớp - HS gạch dưới: nô, mạ - HS đọc CN, nhóm, lớp 3 phút đ- Củng cố: Trò chơi: “Tìm tiếng có âm vừa học” GV gắn lên bảng: N1: Mẹ đi chợ mua na N2: Em hái quả me và quả na N3: Dì na mua cá mè - CV nêu luật chơi và cách chơi - Giao việc - Mỗi nhóm cử 1 bạn đại diện lên chơi, dùng phấn màu gạch dưới những tiếng có âm vừa học, nhóm nào gạch đúng và nhanh là thắng cuộc - Tuyên dương nhóm thắng cuộc + Nhận xét chung giờ học, nhắc nhở những HS chưa chú ý. Tiết 2 Thời gian Giáo viên Học sinh 3- Luyện tập: a- Luyện đọc: + Đọc lại bài tiết 1 - Đọc bài trong SGK - GV theo dõi, chỉnh sửa + Đọc câu ứng dụng - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi ? Tranh vẽ gì ? - HS đọc CN, nhóm, lớp - 3 em cầm sách đọc - HS quan sát tranh - Tranh vẽ bò, bê đang ăn cỏ 12 phút GV nói: Hai mẹ con bò, bê đang ăn cỏ trên một cánh đồng cỏ xanh tốt có đầy đủ cỏ như vậy thì bò bê sẽ được no nê, đó cũng là nội dung câu ứng dụng. Hãy đọc cho cô câu này. ? Khi đọc câu có dấu phẩy phải chú ý điều gì ? - Cho HS đọc câu ứng dụng - GV theo dõi, chỉnh sửa ? Trong câu ứng dụng có từ nào chứa âm mới học ? GV giải nghĩa: No nê (được ăn no nê thì không bị đói) - GV đọc mẫu - HS đọc - Phải ngắt hơi - HS đọc CN, nhóm, lớp - HS: no nê - 1 số em đọc, lớp đọc ĐT 8 phút b- Luyện viết: ? Hôm nay chúng ta sẽ viết những gì ? - Hướng dẫn viết và giao việc - Cho HS xem bài mẫu - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS đọc nội dung viết - 1 HS nhắc lại cách ngồi viết - HS tập viết trong vở Nghỉ giữa tiết - Lớp trưởng điều khiển C- Luyện nói: ? Hôm nay chúng ta sẽ luyện nói về chủ đề gì ? - …bố mẹ, ba má - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về chủđề luyện nói hôm nay. 10 phút - GV đặt câu hỏi gợi ý giúp HS phát triển lời nói tự nhiên ? ở quê em gọi người sinh ra mình là gì ? ? em còn biết cách gọi nào khác không ? ? Nhà em có mấy anh em ? ? Em là thứ mấy ? ? Bố mẹ em làm nghề gì ? ? em có yêu bố mẹ không ? vì sao ? ? Em đã làm gì để bố mẹ vui lòng ? ? Các em biết bài hát nào về cha mẹ không ? ? Hãy đọc lại bài luyện nói hôm nay ? 5 phút 4- Củng cố - Dặn dò: - GV chỉ bảng cho HS đọc - Cho HS đọc trong SGK - Nhận xét chung giờ học ờ: - Học lại bài - Tự tìm các từ chứa chữ vừa học - HS đọc ĐT - 2 học sinh đọc nối tiếp toàn bài. Tiết 4 Tập viết: Đ 3 Lễ - Cọ - Bờ - Hổ A- Mục đích yêu cầu: - Nắm được quy trình viết các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ - Viết đúng và đẹp các chữ: Lễ, cọ, bờ, hổ - Yêu cầu viết theo kiểu chữ thường, cỡ nhỡ, đúng mẫu đều nét. - Biết cầm bút và ngồi đúng quy định - Có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch. B- Đồ dùng: - Bảng phụ viết sẵn các chữ: e, bé, b C- Các hoạt động dạy học: Thời gian Giáo viên Học sinh 4 phút I- Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết: b, bé - Nêu nhận xét sau kiểm tra - 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con 11 phút II- Dạy - Học bài mới 1- Giới thiệu bài: Hôm nay lớp mình sẽ tập viết các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ 2- Hướng dẫn viết các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ. - HS chú ý nghe - Treo bảng phụ cho HS quan sát - Cho HS nhận diện số con chữ, dấu thanh và số nét trong các chữ: độ cao, rộng… - Cho HS nhận xét chữ cọ ? - Các chữ còn lại cho HS nhận xét (TT) - GV chỉ vào từng chữ và nói quy trình viết - HS quan sát chữ mẫu - HS làm theo Y/c của GV - Được viết = 2 con chữ; con chữ c nối với con chữ o dấu (.) dưới o - HS theo dõi qtrình viết của GV + GV HD kết hợp viết mẫu - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con 5 phút Nghỉ giữa tiết Lớp trưởng đk 3- Hướng dẫn HS tập viết vào vở - Cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết - Cho HS luyện viết từng dòng - GV nhắc nhở những em ngồi chưa đúng tư thế, cầm bút sai. - Quan sát HS viết, kịp thời uốn nắn các lỗi. - Thu vở chấm và chữa những lỗi sai phổ biến - Khen những bài được điểm tốt và tiến bộ. - 2 HS nhắc lại - HS luyện viết theo mẫu - HS chữa lỗi trong bài viết 5 phút 4- Củng cố - Dặn dò: - Trò chơi: “Thi viết đúng, đẹp” - GV phổ biến luật chơi và cách chơi - Khen những HS viết đẹp - Nhận xét chung giờ học ờ: Luyện viết trong vở ô li - Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên thi viết. Trong 1 thời gian, nhóm nào viết đúng và đẹp nhất thì sẽ thắng cuộc - HS nghe và ghi nhớ Tiết 5 Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 3 A- Mục đích yêu cầu: - Giúp HS nắm được các hoạt động diễn ra trong tuần - Thấy được những ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. - Nắm được kế hoạch tuần 3 B- Lên lớp: 1- Nhận xét chung: + Ưu điểm: - Đi học đầy đủ, đúng giờ - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài - Đồ dùng, sách vở đầy đủ - Trang phục sạch sẽ, vệ sinh đúng giờ. + Tồn tại: - Vẫn còn học sinh quyên đồ dùng: Vũ Long - Chữ viết còn xấu, bẩn, chậm (Ngọc, Nghĩa, Vũ Long) - Còn lười học ở nhà: Vũ Long, Ngọc + Phê bình: Tùng, Vũ Long + Tuyên dương: Quang, Yến, Nguyễn Long. 2- Kế hoạch tuần 3: - 100% đi học đầy đủ, đúng giờ. - Phấn đấu giữ vở sạch, viết chữ đẹp - 100% đến lớp có đầy đủ đồ dùng, sách vở. - Trong lớp trật tự, hăng hái phát biểu - Vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ - Trang phục sạch sẽ, gọn gàng.

File đính kèm:

  • docTuan 03.doc
Giáo án liên quan