I. Mục tiêu:
- Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- HS biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học: Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2323 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Đạo đức Lớp 3 Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo đức:
quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ, anh chị em (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc…
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- HS biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học: Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
- Nêu ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình?
- Con biết tự làm lấy công việc gì của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà?
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài: (4’)
- Bài hát nói lên điều gì?
Bài hát nói về tình cảm giữa cha, mẹ và con cái trong gia đình. Vậy chúng ta cần phải cư xử đối với những người thân trong gia đình như thế nào? Trong tiết Đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu điều đó.
- HS hát tập thể bài hát “Cả nhà thương nhau”, nhạc và lời của Phan Văn Minh .
2/Hoạt động 1( 6’): HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình(bài tập 1)
* Mục tiêu: SGV
* Cách tiến hành:
Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào.
- Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em?
- Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
Kết luận: Mỗi người trong chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song cũng còn những bạn nhỏ thiệt thòi, sống thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của gia đình. Vì vậy, chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn. Các bạn đó có quyền đuợc xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ.
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS trao đổi với nhau trong nhóm đôi.
- Một số HS kể trước lớp.
- Thảo luận cả lớp.
3/Hoạt động 2( 8’): Kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất”(BT2)
* Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
* Cách tiến hành:
1. Kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất” + tranh minh hoạ.
2. Thảo luận nhóm:
- Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
- Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất?
3. Kết luận: Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
- Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
4/Hoạt động 3 ( 8’): Đánh giá hành vi (bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, giao việc cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét cách ứng xử của các bạn nhỏ đối với ông bà,cha mẹ trong các tình huống bài tập 3.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày ý kiến nhận xét về một trường hợp).
Kết luận:
- Việc làm của các bạn: Hương (trong tình huống a), Phong (trong tình huống c) và Hồng (trong tình huống đ) là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Việc làm của các bạn Sâm (trong tình huống b) và Linh (trong tình huống d) là chưa quan tâm đến bà và em nhỏ.
Liên hệ:
- Các em có làm được các việc như các bạn trong truyện không?
- Ngoài những việc đó ra, các em còn có thể làm được những việc nào khác?
5/Hướng dẫn thực hành. (3’)
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện,… về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa những người thân trong gia đình.
C. Củng cố – dặn dò(2’): Nhận xét tiết học.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- VN Mỗi HS vẽ ra giấy một món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em nhân ngày sinh nhật. Ví dụ: kính cho ông, khăn quàng cho bà, điểm 10 cho mẹ, quần áo hoặc sách, truyện cho anh chị em,…
-GV nêu yêu cầu về nhà.
-
-GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Môn: đạo đức
Thứ ngày tháng năm 200
Tiết: 8 - Tuần: 8
Đạo đức:
quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ, anh chị em (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong những tình huống cụ thể.
- Củng cố để HS hiểu rõ về các quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học.
- Tạo cơ hội cho HS được bày tỏ tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Con đã làm những việc gì thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài (2’): TT
2 Hoạt động 1 (8’): Xử lí tình huống và đóng vai(B 4)
* Mục tiêu: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong những tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:
1. GV chia nhóm, yêu cầu
mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống.
Tình huống 1: Lan ngồi học trong nhà thì thấy em bé đang chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân (như trèo cây, nghịch lửa, chơi ở bờ ao,…)
Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Ông của Huy có thói quen đọc báo hằng ngày. Nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được
Nếu em là bạn Huy, em sẽ làm gì? Vì sao?
Kết luận:
TH 1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được nghịch dại.
TH 2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
2. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
3. Các nhóm lên đóng vai.
4. Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong mỗi tình huống và cảm xúc của mỗi nhân vật khi ứng xử hoặc nhận được cách ứng xử đó.
3/ Hoạt động 2 (7’): Bày tỏ ý kiến(bài tập 5)
* Mục tiêu:
- Củng cố để HS hiểu rõ về các quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học.
- HS biết thực hiện quyền được tham gia của mình: bày tỏ thái độ tán thành những ý kiến đúng và không đồng tình với những ý kiến sai.
* Cách tiến hành:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến:
a) Trẻ em có quyền được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc.
b) Chỉ có trẻ em mới cần được quan tâm, chăm sóc.
c) Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
Kết luận:
- Các ý kiến a, c là đúng.
- ý kiến b là sai.
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ tay.
- Thảo luận về lí do HS tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
3/ Hoạt động 3 (7’): HS giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em(bài tập 6)
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS được bày tỏ tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình.
* Cách tiến hành:
-Làm việc theo nhóm đôi: HS giới thiệu với các bạn ngồi bên cạnh tranh vẽ các món quà mình muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em
Kết luận: Đây là những món quà rất quý vì đó là tình cảm của em đối với những người thân trong gia đình. Em hãy mang về nhà tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em. Mọi nguời trong gia đình em sẽ rất vui khi nhận được những món quà này.
nhân dịp sinh nhật.
- Một vài HS giới thiệu với cả lớp.
4/ Hoạt động 4 (5’): HS múa hát, kể chuyện, đọc thơ,… về chủ đề bài học(bài tập 7)
* Mục tiêu: Củng cố bài học.
* Cách tiến hành:
- HS tổ chức trò chơi: HS tự điều khiển chương trình, tự
Kết luận chung.
- Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất. Ngược lại, em cũng có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc sống gia đình thêm hoà thuận, đầm ấm, hạnh phúc.
giới thiệu tiết mục.
- HS biểu diễn các tiết mục (đan xen các thể loại).
- Sau mỗi phần trình bày của HS, HS thảo luận chung về ý nghĩa của bài thơ, bài hát đó..
- HS nhắc lại.
C. Củng cố – dặn dò:( 2’)
- Nhận xét tiết học. VN học bài.
File đính kèm:
- Dao duc tuan 7.doc