I. Mục tiêu:
Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại ( lời Cương lễ phép thiết tha – Lời mẹ Cương : lúc ngạc nhiên, lúc cảm động dịu dàng )
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa của bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem nghề thợ rèn là hèn kém .
Câu chuyện giúp em hiểu: ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý
II. Hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra: GV kiểm HS đọc bài “ đôi giày ba ta màu xanh trả lời câu hỏi SGK.
B. Bài mới.
1, Giới thiệu bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc:
HS nối tiếp đọc đoạn. GV kết hợp giúp
25 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thái của ngời, sự vật,. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì ?
Hs trả lời và nêu ghi nhớ ? Nêu VD?
3. Ghi nhớ :
(Hs đọc ghi nhớ và làm Bt thực hành )
4. Luyện tập, thực hành
a. Hs đọc nối tiếp y/c Bt 1,sau đó cho hs trả lời vào vở Bt :
Đáp án đúng : (đánh, rửa, tập, cho ụ chăn vịt ụ nhặt đãi, đu nụà)
b.Bài tập 2:
Hs làm Bt vào vở và đối chiếu đáp án với bạn trong nhóm
Gv y/c Hs nhận xét bài làm của nhau .
c. Bài tập 3: T/c trò chơi : ( HĐ theo nhóm )
Chia lớp thành 3 nhóm , cử trọng tài ,
Luật chơi : *. Mỗi nhóm cử lần lượt từng bạn lên chơi : Hành động của bạn đó là biểu diễn kịch câm
*. Nhóm đôi diện phải tìm ra đáp án đúng . Nếu không, đội đó sẽ thua cuộc
*. Nội dung:- Hoạt động ở lớp,
- HĐ ở nhà vào sáng sớm
- HĐ ở trên sân trường giờ ra chơi
Mỗi HĐ được đáp lại kết quả đúng, cả lớp vỗ tay động viên
Củng cố dặn dò :
? Thế nào là động từ ?
? Các HĐ của nhân vật nhân hoá được coi là động từ không ? ( Đó là HĐ của người được gắn vào loài vật )
Hs hoàn thành Bt
------------------000 ------------------
Buổi chiều :
Khoa học:
Ôn: con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu:
Giúp Hs củng cố và hệ thống các kiến thức về :
Sự trao đổi chất ở ngời
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
Hs có khả năng :
- áp dụng những Kt đã học vào cuộc sống hàng ngày .
- Hệ thống hoá những Kt đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế ban hành.
II.Hoạt động dạy học :
HĐ1: Trò chơi :" Ai đúng, ai nhanh"
Gv chuẩn bị câu hỏi để Hs bốc thăm :
Câu hỏi:
1. Con người lấy gì từ ngoài môi trường và thải ra môi trường những gì ?
2. Kể tên các nhóm t/ă chứa từng loại chất dinh dưỡng cơ thể cần hàng ngày?
3. Đối với người lớn tb 1 tháng cần cung cấp đủ ( mức bình thường) những t/ă nào ? Nếu ăn ít thì ăn những gì? Ăn nhiều thì ăn những gì?
4.Tại sao phải thường xuyên thay đổi món ăn?
5.T/ăn trong trong 1 bận cần đảm bảo những y/c nào ?
Chia nhóm để thảo luận
Hs thảo luận theo nhóm, Gv hdẫn thêm để Hs nhớ lại các kiến thức đã học trong thời gian qua.
N1. Hoàn thành câu 1 và 2
N2 hoàn thành câu 2
N3 hoàn thành câu 3và 4
N4 hoàn thành câu 4và 5
Các nhóm trình bày các đáp án của mình .
Nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn
Gv chốt ý cho từng câu hỏi và chọn ra nhóm có đáp án đúng nhất
HĐ2:
Cho Hs chơi trò chơi học tập : Hs có thể dùng các món ăn đã viết vào giấy để cho nhóm bạn cử người làm nội trợ cho 1 bận ăn của người bình thường hoặc cho người giảm béo
Gv cùng cả lớp nhận xét củng cố thêm để bận ăn ngon miệng đảm bảo sức khoẻ .
III. Củng cố :
Gv nhắc Hs ghi nhớ các nội dung câu hỏi đã ôn tập .
Chuẩn bị cho bài học tiếp theo .
------------000-------------
Luyện tiếng việt
Luyện tập : Động từ
I.Mục tiêu: Luyện tập củng cố cho HS các kiến thức về động từ.
- HS biết tìm các động từ trong thực tế và tìm động từ được thể hiện trong câu văn.
II. Hoạt động dạy - học
1. GV nêu y/c nội dung giờ luyện tập.
2. Hoạt động luyện tập
HĐ1: Củng cố kiến thức : Gọi HS nêu ghi nhớ về động từ.
Nêu một số ví dụ về động từ ( Chỉ hoạt động, trạng thái )
HĐ2: Luyện tập
a. HS thực hiện y/c BT3 ( Tiết 18 ).
- Gọi từng nhóm HS lên bảng thực hiện ( một nhóm cử 1 người )
- Một bạn của 1 nhóm thực hiện hoạt động, trạng thái. Bạn ở nhóm khác nêu tên hoạt động hoặc trạng thái bạn vừa làm.
HS quan sát tranh ( SGK) để thực hiện cho đúng.
( Luân phiên nhau để tất cả các HS đều được chơi ).
b. Bài tập : HS làm vào vở ô li, GV theo dõi.
BT1: Nêu các việc em đã làm trong 1 tiết học ( nghe giảng, phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi, làm bài tập, chữa bài tập )
BT2: Gạch chân dưới các từ làm động từ.
"...con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con...con muốn học một nghề để kiếm sống. Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động xoa đầu Cương ..."
- HS làm bài - GV theo dõi - chấm chữa bài.
3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------000-------------
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt Đội sao.
( GV phụ trách Đội chủ trì )
------------000-------------
Thứ 7 ngày 11 tháng 11 năm 2006
Tập làm văn :
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I.Mục tiêu:
Xác định được mục đích trao đổi
Xác định vai trò của mình trong trao đổi
Lập được dàn ý ( ND) của bài trao đổi đạt mục đích .
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đề ra .
II. Hoạt động dạy học.
Kiểm tra :
Hs trả lời bài tập :Đọc đoạn đã được chuyển thể từ vở kịch Yết Kiêu ( Hs đã viết vào vở Gv nhận xét và cho điểm
B . Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. HD ý phân tích đề bài ;
Học sinh đọc thầm đề bài -1 HS đọc thành tiếng :
"Em có nguyện vọng học thêm môn năng khiếu ( hoạ, nhạc, võ thuật,).Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh ( chị) để anh (chi ) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của mình .
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị )để thực hiện cuộc trao đổi .
Gv cho Hs đọc và dùng dấu gạch ngang để gạch chân những từ quan trọng : nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh ( chị ) ủng hộ , cùng bạn đóng vai .
Xác định mục đích cuộc trao đổi :
? ND trao đổi là gì ?
? Đối tượng trao đổi là ai ?
? Mục đích trao đổi để làm gì ?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi ấy là gì ?( em và bạn đóng vai thực hiện cuộc trao đổi)
Hs thực hành trao đổi : ( Theo nhóm đôi )
Thi trình bày trước lớp
Một số cặp trao đổi trước lớp _ Gv HD HS nhận xét cuộc trao đổi :
? Cuộc trao đổi có đúng đề tài không ?
? Cuộc trao đổi có đạt được mục đích không ?
? Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn có phù hợp không, có sức thuyết phục không ?
Bình chọn cặp trao đổi hay nhất có hiệu quả nhất
III. Củng cố, dặn dò :
? Khi cần trao đổi điều gì với người hơn tuổi mình phải chú ý điều gì ?
Hoàn thành Bt .
------------000-------------
Toán :
Thực hành vẽ hình vuông .
I.Mục tiêu :
Giúp Hs biết sử dụng thước và ê ke để vẽ 1 hình vuông biết độ dài 1 cạnh cho trước II. Đồ dùng : Thước, ê ke.
III. Hoạt động dạy học.
A.Bài cũ :
1 Hs lên bảng vẽ hình chữ nhật có cạnh = 3cm và 5cm .
Gv và cả lớp nhận xét - cho điểm
B. Bài mới :
1.Vẽ hình vuông có cạnh 3cm .
Gv nhắc Hs nhớ lại : Hình chữ nhật n t n thì trở thành hình vuông ? ( có 4 cạnh bằng nhau )
? Hình chữ nhật ta phải vẽ có cạnh =? (3cm )
Gv nhắc lại các bước vẽ hình : ( có 4 bước )
Gv vừa vẽ vừa nhắc lại các bước vẽ :
A
B
C
D
3cm
3cm
2. Luyện tập thực hành :
a.BT1:Hs vẽ hình rồi tính P S của hình đó
b.BT2:Hs vẽ hình vuông lớn bên ngoài , sau đó vẽ hình vuông trong bằng cách nối trung điểm của các cạnh hình lớn
Vẽ hình như BT sau đó vẽ thêm hình tròn có tâm là giao điểm 2 đường chéo của hình vuông có bán kính =2ô.
Hs vẽ hình và kiểm tra thì thấy 2 đường chéo vuông góc với nhau.
ac =BD
Gv củng cố Kt và dặn Hs tạp vẽ hình chính xác .
------------------000 ------------------
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
1. Sơ kết mọi hoạt động trong tuần
- Học tập : Có tiến bộ hơn - Số em không thuộc bài ít hơn. Số em không chú ý học bài : giảm. Chỉ còn Trần Trường Sơn, Anh Đức.
- Về lao động vệ sinh : Có ý thức hơn song chưa đảm bảo thời gian.
- Công tác nề nếp và tự quản : Một số em còn hay tuỳ tiện trong giờ SH 15 phút ( Sơn, Thắng, Đạt, Đức ).
2. Công tác tuần tới : Phát động phong trào chào mừng ngày 20 tháng 11.
- Thi đua dành nhiều điểm giỏi.
- Nề nếp vệ sinh cần tăng cường tích cực tự giác.
Buổi chiều :
Luyện toán
Luyện tập vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
I.Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về vẽ hình chữ nhật, hình vuông có số đo cạnh cho trước
- Biết dùng thành thạo thước có vạch chia cm và Ê-ke để vẽ.
II. Hoạt động dạy - học
1. Củng cố kiến thức.
- Hình chữ nhật là hình như thế nào ? ( Hình có hai cặp cạnh chiều dài bằng nhau, chiều rộng bằng nhau và có 4 góc vuông )
- Hình vuông là hình như thế nào ? ( Hình có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông )
2. Nêu lại cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
3. Luyện tập :
Cho HS làm BT2 ( SGK) trang 54.
Cho HS làm BT3 ( SGK) trang 55.
- HD HS làm BT3 ( SGK) trang 55.
- Vẽ đường thẳng DC = 5cm, vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D.
- Vẽ đường thẳng vuông góc DC tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 5cm, CB = 5cm.
- Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
- 2 đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.
- Hai đường chéo AC và BD bằng nhau.
HS làm bài - GV theo dõi, chấm - chữa bài.
III. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------000-------------
Hướng dẫn tự học
Hoàn thành bài tập làm văn
luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
I.Mục tiêu: Củng cố kỹ năng và phát triển tư duy về việc trao đổi ý kiến với người thân.
- HS biết trình bày gãy gọn ý kiến cần trao đổi.
- Luyện kỹ năng diễn đạt trôi chảy, tính mạnh dạn tư duy.
II. Hoạt động dạy - học
HD luyện tập :
HĐ1: GV ghi bài lên bảng.
Đề bài : " Em và Bình được cô giáo chủ nhiệm phân công kèm cặp bạn Lan là một HS yếu. Em và Bình cần trao đổi để tìm ra biện pháp thực hiện. Hãy trình bày cuộc trao đổi giữa em và Bình.
- HD HS tìm hiểu nội dung y/c đề bài. Gạch dưới những từ quan trọng.
- GV gợi ý HS hình dung ra cuộc trao đổi. ( Nêu 1 số tình huống chính ).
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài.
- GV theo dõi kìm cặp.
HĐ2: Kiểm tra - chữa bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Đại diện nhóm đôi lên đối thoại cuộc trao đổi.
- GV và HS nhận xét ( về nội dung trao đổi, cách diễn đạt, thái độ )
- Bổ sung những phần chưa hợp lý.
III. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------000-------------
Luyện thể dục
Ôn luyện 3 động tác của bài thể dục phát triển chung
I.Mục tiêu: HD tổ chức cho HS ôn luyện 4 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học.
- Tổ chức trò chơi " Cáo đuổi Gà ".
II. Hoạt động dạy - học.
1. HS ra sân tập hợp.
- Gv nêu y/c nội dung tiết luyện tập, khởi động tay chân.
2. HD HS luyện tập.
- GV điều khiển cả lớp tập 3 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học ( Tập 3 - 4 lần ). Kết hợp sửa sai cho HS.
- HS luyện tập theo tổ.
- Tổ trưởng điều khiển các bạn tập.
- GV quan sát sửa sai.
- Tổ chức trò chơi " Cáo bắt gà ".
3. Tổng kết - củng cố dặn dò.
------------000-------------
File đính kèm:
- Tuan 9.doc