Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 23

I. Mục tiêu: HS đọc lưu loát trôi chảy toàn bài.

- Biết đọc diễn cảm với giọng tả nhẹ nhàng phù hợp với nội dung bài.

- Hiểu: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của tác giả. Hiểu ý nghĩa của hoa phượng – Hoa học trò đối với những HS đang ngồi trên ghế nhà trường.

II. Chuẩn bị: Tranh cây phượng.

III. Hoạt động dạy - học :

1. Kiểm tra : HS đọc thuộc lòng bài “ Chợ tết ”.

2. Bài mới :

HĐ1: Giới thiệu bài.

HĐ2: HD luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc:

* HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài văn ( đọc 2 lần ).

- HD HS quan sát tranh: Cây phượng ( Hoa phượng)

( Gv HD đọc đúng câu hỏi – những từ dễ sai )

 

doc18 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đặc điểm tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Tìm hiểu : Thành phố Hồ Chí Minh là Thành phố lớn nhất cả nước. - Gv treo bản đồ Việt Nam – HS lên chỉ vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh. - HS dựa vào bản đồ – tranh ảnh tìm hiểu về Thành phố Hồ Chí Minh. ( Nằm bên sông nào, bao nhiêu tuổi, được mang tên Bác từ năm nào?) - HS nhận xét về vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. Xem bảng số liệu (SGK). nhận xét về diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh – So sánh với Thủ đô Hà Nội. HĐ2: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm về kinh tế, văn hoá, khoa học lớn. * HS quan sát tranh - Đọc bài (SGK). Tìm hiểu. - Các ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh ( Nêu dẫn chứng Thành phố là trung tâm kinh tế ). - Nêu dẫn chứng thể hiện Thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học. * HS kể tên một số Trường đại học, khu vui chơi giải trí. - Lớp nhận xét. Gv bổ sung và kết luận ( SGV). => Rút ra bài học (SGK). - Gọi hS đọc lại. 3. Củng cố bài - nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Đạo đức giữ gìn các công trình công cộng ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu: - Các công trình công cộng là tài sản chung của mọi người trong xã hội. - Mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ. - Biết được những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Thảo luận nhóm : Tình huống (SGK). - Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày kết quả : Lớp nhận xét bổ sung. Gv kết luận (SGV).- HĐ2: Thảo luận nhóm BT2 (SGK). - Đại diện nhóm trình bày kết quả : Lớp nhận xét bổ sung. Gv nhận xét từng tranh : Tranh 1,3 ( sai ); Tranh 2,4 ( Đúng ). HĐ3: Xử lý tình huống BT2 (SGK). - Các nhóm thảo luận theo từng nội dung. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét bổ sung. Gv kết luận về từng tình huống (SGV). => Rút ra bài ghi nhớ (SGK). - Gọi HS đọc lại. HĐ4: HS làm BT4 ( Vở BT). Nêu các công trình công cộng có ở địa phương em. Nêu ích lợi của từng công trình. - Gv củng cố và kết luận (SGK). III. Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Buổi chiều: luyện tập : miêu tả các bộ phân của cây cối I.Mục tiêu : Giúp HS : - Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ( hoa, quả) qua những đoạn văn mẫu. - Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả. II. Hoạt động dạy - học . 1. Giới thiệu bài. 2. HD HS luyện tập. BT1: - Hai HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn văn “ Hoa sầu đâu và quả cà chua ”. Cả lớp đọc thầm từng đoạn. - HD HS thảo luận nhóm, nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn. - HS phát biểu ý kiến- Lớp và Gv nhận xét. => Kết luận ( SGV) : Gv ghi các ý chính ở bảng. BT2: HS đọc y/c của bài. - Suy nghĩ và chọn tả một loài hoa hay một thứ quả mà em yêu thích. * HS nêu ý mình chọn. * Gợi ý HD HS viết đoạn văn. * Gọi một số HS khá đọc bài - Lớp nhận xét - Gv bổ sung. 3. Củng cố bài - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Toán phép cộng phân số ( tiếp ) I. Mục tiêu : Giúp HS : - Nhận biết phép cộng 2 phân số khác mẫu số. - Biết cộng 2 phân số khác mẫu số. II. Hoạt động dạy - học . 1.Kiểm tra: HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng 2 phân số cùng mẫu số. 2.Bài mới : a. Gv nêu BT (SGK). - HD HS cách thực hiện phép cộng 2 phân số và . - Gv nêu câu hỏi gợi ý để HS rút ra các bước giải. Bước 1 : Quy đồng mẫu số 2 phân số ( HS nêu miệng quy đồng 2 phân số – Gv ghi bảng ) Bước 2 : Thực hiện phép cộng 2 phân số cùng mẫu số ; ( HS làm bài miệng – Gv ghi bảng ) => Rút ra quy tắc (SGK). - Gọi HS nhắc lại. b. Luyện tập. - HS làm bài tập ( Vở BT) – Gv theo dõi HD. ( Lưu ý HS : BT4: Tính kết quả quy đồng mẫu số ở giấy nháp, sau đó ghi phép tính và kết quả vào vở) - Kiểm tra, chấm bài một số em – nhận xét. - Chữa bài. 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Buổi chiều : Luyện tiếng Việt Luyện tập làm văn : miêu tả cây cối I. Mục tiêu : Luyện tập củng cố cho HS các kiến thức và kỹ năng để quan sát miêu tả các bộ phận của cây. - HS thực hành viết được đoạn văn miêu tả bộ phận của cây cối. II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập. 2. HD HS ôn luyện. HĐ1: Củng cố kiến thức: ? Nêu các trình tự để quan sát; các giác quan để quan sát. HS nêu các cách để miêu tả 1 cây. ? Khi miêu tả cây cối ta thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? - Gv củng cố lại kiến thức. HĐ2: Luyện tập: Đề bài : Em hãy tả một cây hoa trước sân trường. - Gợi ý HD quan sát thực tế cây hoa bồng trang ở sân trường. - Ghi những ý chính đã quan sát được về ( gốc, thân, lá, hoa ) của cây. HD HS viết thành đoạn văn vào vở luyện tiếng Việt. - HS làm bài - Gv theo dõi. - Gọi HS đọc bài làm - Lớp nhận xét - Gv bổ sung. 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò --------------000-------------- Thứ sáu ngày 23 tháng 02 năm 2007 Tập làm văn đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn miêu tả cây cối. II. Hoạt động dạy - học . 1. Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét. - HS đọc y/c của BT1,2,3. - Lớp đọc thầm bài “ Cây gạo ”. Trao đổi thảo luận sau đó làm việc cá nhân làm các BT2,3. - HS nêu kết quả. Lớp nhận xét. Gv bổ sung và kết luận ( SGV). => Rút ra bài ghi nhớ (SGK). Gọi HS đọc lại. 3. Luyện tập: - HS đọc y/c BT1 ( Vở BT). Lớp đọc thầm bài văn (SGK). ( Dựa vào cách làm BT ở trên HS thực hành làm BT1 phần luyện tập). - Gọi HS đọc kết quả bài làm. Lớp nhận xét. Gv bổ sung kết luận (SGV). BT2: Gọi hS đọc y/c BT . Gv nêu và HD HS cách làm bài. - HS thực hành viết đoạn văn – Gv theo dõi. * Gọi HS đọc kết quả bài làm – Lớp nhận xét – Gv bổ sung. 3. Củng cố bài - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kỹ năng. - Cộng phân số. -Trình bày lời giải bài toán. II. Hoạt động dạy - học : HĐ1: Củng cố kỹ năng cộng phân số. - Gv ghi bảng: Tính : + ; + . - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. - Lớp làm vào giấy nháp. * Gv và cả lớp chữa bài ( miệng ) trên bảng. * Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng 2 phân số ( cùng mẫu số và khác mẫu số ). * Gv củng cố lại. HĐ2: Luyện tập. - HD HS làm các BT ( Vở BT) – Gv theo dõi HD. * Kiểm tra, chấm bài một số em. * Chữa bài tập ở bảng : Nhận xét củng cố. III. Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Sinh hoạt tập thể Sinh hoạt lớp 1. Gv nhận xét đánh giá mọi hoạt động trong tuần qua. Về học tập : Là một tuần sau tết nhưng các hoạt động và nề nếp được giữ vững và phát huy tốt. - Trong giờ học HS hăng say phát biểu. * Các tồn lại : Trực nhật còn một hôm chưa sạch. - Một số em chưa tập trung học bài : ( Thắng, Trường Sơn, Minh , Đạt ). 2. Kế hoạch tuần tới: - Lập thành tích ( Đạt nhiều điểm tốt tặng mẹ, tăng cô nhân ngày 8-3) - Giữ vững nề nếp lớp tự quản. - Tăng cường kiểm tra châm chữa bài. - Tham gia đầy đủ mọi hoạt động trong nhà trường. --------------000-------------- Buổi chiều : Luyện từ và câu mở rộng vốn từ : cái đẹp I. Mục tiêu : - Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó. - Tiếp tục mở rộng vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. biết đặt câu với các từ đó. II. Hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài. 2. HD HS làm bài tập. BT1: - HS đọc y/c của BT. Thảo luận và trao đổi sau đó làm bài vào vở BT. - Gọi HS nêu kết quả - Lớp nhận xét - Gv bổ sung và kết luận ( SGV). - HS nhẩm và học thuộc lòng các câu tục ngữ đó. BT3: - HS đọc y/c của BT2: * Gv nêu một bài làm mẫu (SGV) -> HD cách làm. - Gọi một HS khá nêu miệng làm mẫu : Nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ : “ Cái nết đánh chết cái đẹp ”. * Cả lớp suy nghĩ và làm bài : Tìm những trường hợp có thể sử dụng một trong 4 câu tục ngữ (SGK). - HS nêu kết quả - Lớp nhận xét – Gv bổ sung ( SGV). * HS đọc y/c BT3,4 ( Đọc mục SGK) - HS tìm từ và đặt câu. - Gọi một số HS khá nêu kết quả - Lớp nhận xét. Gv bổ sung kết quả ( SGV) 3. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Khoa học bóng tối I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. - Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. - Biết bóng của vật thay đổi về hình dạng kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng thay đổi. II. Chuẩn bị : Đèn pin. III. Hoạt động dạy - học . 1. HS quan sát hình 1 (SGK) để dự đoán phía chiếu sáng của mặt trời. 2. HS làm thí nghiệm (SGK). a. Dùng đèn pin ( tháo bộ phận phản chiếu), để vật cản sáng ở bàn Gv. HS bấm đèn phía sau chiếu vật cản sáng và in hình ở tường nhà. ( HS dùng nhiều kích thước, hình vẽ khác nhau làm vật cản sáng ) HS quan sát và nhận xét bóng của vật khi đèn pin thay đổi vị trí. => Rút ra kết luận (SGK). 3. Củng cố bài - nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Thể dục bật xa và tập phối hợp chạy, nhảy. Trò chơi “ Con sâu đo ” I. Mục tiêu : - Ôn bật xa và học phối hợp chạy, nhảy. Y/c thực hiện đúng động tác cơ bản. - Tổ chức trò chơi : “ Con sâu đo ”. Y/c biết cách chơi . II. Hoạt động dạy - học . 1. Phần mở đầu - HS ra sân tập hợp. GV nêu y/c nội dung tiết học. - Khởi động tay, chân - Chạy chậm trên sân. - Tập bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản. a. Ôn bài bật xa – HD HS luyện tập theo tổ. * Tổ chức thi bật nhảy từng đôi- giữa các tổ. * HS phối hợp chạy, nhảy. - Gv HD cách luyện tập, phối hợp luyện tập – Giải thích từng động tác và làm mẫu, sau đó cho HS tập thử một số lần để nắm được cách thực hiện bài tập. - HD HS luyện tập theo đội hình hàng dọc ( lần lượt từng em). b. Tổ chức trò chơi “ Con sâu đo ”. - Gv nêu cách chơi, sau đó cho HS chơi thử rồi cho HS chơi chính thức. - HD HS chơi theo từng tổ ( Mỗi lần 2 bạn thi đua nhau xem ai di chuyển được nhanh hơn ). 4. Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000--------------

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc
Giáo án liên quan