I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về so sánh hai phân số có cùng mẫu số ; so sánh phân số với 1.
- Thực hành sắp xếp ba phân số có cùng mẫu số theo thứ tự từ bé đến lớn.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
GV cho HS làm vào vở nháp, ba em làm ở bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu bài.
HS nêu cách so sánh với 1. Cả lớp làm bài vào vở, sau đó 3 em chữa bài ở bảng. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
GV làm mẫu phần a). HS làm các phần còn lại vào vở, sau đó chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- GV chấm chữa bài cho HS, nhận xét bài làm của HS.
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại cách so sánh các phân số có cùng mẫu số.
10 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.
- Từ những hiểu biết trên. tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 2 HS đọc lại dàn ý tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học của BT2 tiết trước.
Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Một HS đọc nội dung BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
GV nhắc HS chú ý:
+ Trả lời viết các câu hỏi a, b ở VBT.
+ Trả lời miệng các câu hỏi c, d, e. Với câu hỏi c) chỉ cần chỉ ra 1 - 2 hình ảnh so sánh mà em thích.
HS làm bài, sau đó mời 1 số HS trình bày kết quả bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
GV cho HS nêu yêu cầu mà đã giao ở nhà. HS nêu cây mà mình quan sát.
GV treo tranh ảnh một số loài cây.
GV nhắc HS: Bài yêu cầu các em quan sát một cái cây cụ thể. HS dựa vào những gì mà quan sát được (kết hợp tranh, ảnh), ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp.
HS trình bày kết quả quan sát. Cả lớp và GV nhận xét theo các tiêu chuẩn.
GV cho điểm một số em ghi chép quan sát tốt, nhận xét chung về kĩ năng quan sát.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết lại vào vở. Chuẩn bị cho tiết sau.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ.
Tập đọc nhạc: TĐN số 6.
I. Mục tiêu:
- HS hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ.
- HS đọc thang âm Đô - Rê - Mi - Son với âm hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen và móc đơn.
II. Đồ dùng dạy học: Chép bài tập nhạc số 6 ra bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu
- GV giới thiệu bài: Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ.
TĐN số 6.
2. Phần hoạt động
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ.
Hoạt động 1
- GV cho HS đứng hát và thể hiện một vài động tác phụ hoạ.
- Tập cho HS thể hiện bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
Hoạt động 2: Cho HS nghe trích đoạn một vài bài hát viết về mẹ.
Nội dung 2: TĐN số 6.
Hoạt động
- GV gợi ý cho HS nhận xét về bài tập đọc nhạc: Nhịp, cao độ, hình nốt, âm hình tiết tấu chung của bài.
- Đọc cao độ của bài.
- HS tập gõ tiết tấu của bài.
- HS đọc theo GV.
- HS đọc cả bài tập đọc nhạc và ghép lời ca.
3. Phần kết thúc
- HS hát lại cả bài Bàn tay mẹ và nêu cảm nhận của các em khi hát bài hát này.
- Từng nhóm HS đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 6.
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
I. Mục tiêu
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 2 HS đọc đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào?
Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
HS làm bài theo nhóm vào vở bài tập.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: Tổ chức cho HS làm như bài tập 1.
Bài 3: GV nêu yêu cầu của bài tập.
HS nối tiếp nhau đặt câu với các từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2. GV nhận xét câu văn của từng HS.
Mỗi HS viết vào vở bài tập 1 - 2 câu.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài tập, làm vào vở bài tập.
GV chép bài ở bảng, mời 1 em làm bài ở bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Hai HS đọc lại bảng kết quả.
3. Củng cố, dặn dò
- GV khen những HS, nhóm HS làm việc tốt. Ghi nhớ những thành ngữ, từ ngữ vừa được cung cấp.
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
Toán
So sánh hai phân số khác mẫu số.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết so sánh hai phân số khác mẫu số (bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số đó).
- Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số.
II. Đồ dùng dạy học: Vẽ trước hình vẽ như SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS so sánh hai phân số khác mẫu số:
a. GV nêu ví dụ: "So sánh hai phân số và ".
Cho HS nhận xét mẫu số của hai phân số.
So sánh hai phân số và là so sánh hai phân số khác mẫu số.
+ GV cho HS quan sát hình vẽ ở bảng.
- Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, lấy 2 phần tức là cô đã lấy đi bao nhiêu băng giấy ? ()
- Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, lấy 3 phần. Viết phần số chỉ số phần bằng nhau đã lấy ? ().
- Quan sát vào hình vẽ, em nhận xét phần đã lấy của hai băng giấy ? ( băng giấy ngắn hơn băng giấy nên hoặc băng giấy dài hơn băng giấy nên
b. Quy đồng mẫu số hai phân số và :
= = ; = = ;
. Vậy: .
GV cho HS so sánh với cách làm trên hình vẽ và rút ra cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
Một số em nêu quy tắc.
3. Thực hành
Bài 1: GV làm mẫu phần a).
= = ; = = .
. Vậy: .
Tương tự HS làm các phần còn lại vào vở nháp, sau đó chữa bài ở bảng. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tìm phân số cần rút gọn sau đó mới so sánh.
HS làm bài vào vở, 2 em chữa bài ở bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Một HS đọc nội dung bài tập.
HS suy nghĩ làm bài vào nháp sau đó trả lời. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- GV chấm chữa bài cho HS, nhận xét bài làm của HS.
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2008.
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
I. Mục tiêu
- Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả cách bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.
- Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 2 HS đọc kết quả quan sát một cái cây em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở.
Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 với hai đoạn văn: Lá bàng, cây sồi già.
HS đọc thầm hai đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý.
HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, tóm tắt lại những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận của cái cây mà em thích.
Vài HS phát biểu sự lựa chọn của mình.
HS viết đoạn văn, sau đó mời một số em đọc bài văn của mình.
GV nhận xét, chấm điểm những đoạn viết hay.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn và viết vào vở. Đọc hai đoạn văn tham khảo, nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Toán:
luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về so sánh hai phân số.
- Biết so sánh hai phân số có cùng tử số.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập.
Cả lớp làm vào vở nháp. GV mời 2 em làm ở bảng, sau đó chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: Một HS đọc yêu cầu bài.
GV hướng dẫn HS so sánh hai phân số và bằng hai cách khác nhau.
. Cách 1: Quy đồng mẫu số hai phân số và .
. Cách 2: So sánh hai phân số với 1.
GV cho HS làm vào vở nháp. 2 em làm ở bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
Nêu ví dụ: So sánh và .
Ta có: = = ; = = .
Vì: > nên > .
Cho HS nhận xét tử số của hai phân số, mẫu số của hai phân số, rồi đưa ra nhận xét chung như SGK.
HS vận dụng làm phần b) vào vở. GV hướng dẫn HS :
và .
Vì: 11 .
1 em chữa bài ở bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn HS làm bài. HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài ở bảng. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- GV chấm chữa bài cho HS, nhận xét bài làm của HS.
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
Khoa học
âm thanh trong cuộc sống (T).
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
- Nhận biết được một số loại tiếng ồn.
- Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
- Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập. Các nhóm chuẩn bị tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn.
Mục tiêu: Nhận biết được một số loại tiếng ồn.
Cách tiến hành: GV đặt vấn đề.
Bước 1: HS làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 88 - SGK. HS bổ sung thêm các loại tiếng ồn ở trường và nơi HS sinh sống.
Bước 2: Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp. GV giúp HS phân loại những tiếng ồn chính và nhận thấy các tiếng ồn đều do con người gây ra.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
Mục tiêu: Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
Cách tiến hành: Bước 1: HS đọc và quan sát các hình trang 88 - SGK và tranh ảnh sưu tầm. Thảo luận theo nhóm về các tác hại và cách phòng chống tiếng ồn. Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Bước 2: Các nhóm trình bày trước lớp.
GV kết luận như mục bạn cần biết ở SGK.
Hoạt động 3: Nói về các việc nên/ không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
Mục tiêu: Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
Cách tiến hành: Bước 1: HS thảo luận nhóm về những việc các em nên/ không nên làm góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, trường nơi công cộng.
Bước 2: Các nhóm trình bày thảo luận chung cả lớp.
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Bai soan tuan 22.doc