I.Mục tiêu: HS đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài - Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng, khâm phục.
- Hiểu : Đoạn văn ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi - ôn - cốp xki.
Nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước trên đường lên các vì sao.
II. Hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra : HS đọc bài " Vẽ trứng "
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc :
- HS nối tiếp nhau đọc bài ( Theo 4 đoạn ) ( SGK).
- GV kết hợp HD phát âm đúng tên riêng nước ngoài ( Xi - ôn - cốp -xki) Đọc đúng các hỏi trong bài. Hiểu các từ khó ( SGK).
- HD giọng đọc - GV đọc mẫu bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
? Xi - ôn - cốp - Xki mơ ước điều gì?
? Ông kiên trì, thực hiện mơ ước của mình như thế nào ?
? Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
? Hãy đặt tên khác cho truyện? ( Từ nội dung GV gợi ý HS đặt tên khác cho câu chuyện : VD : Người chinh phục các vì sao.).
c. HD đọc diễn cảm
14 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chọn kể :
- GV HD HS: lập nhanh dàn ý câu chuyện trước khi kể.
- Dùng từ xương hô khi kể chuyện.
HĐ2: HS thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
Từng cắp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
Thi kể chuyện trước lớp. ( Mỗi tổ cử 2 bạn thi kể chuyện ).
3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------ooo-----------
Đạo đức
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu : Giáo dục và rèn luyện HS có ý thức và có những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
- Biết kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Hoạt động dạy - học .
HĐ1: Đóng vai ( BT3 (SGK).
GV chia nhóm giao nhiệm vụ 1 nửa số nhóm đóng vai theo tình huống 1. Một nửa số nhóm thảo luận đóng vai theo tình huống 2.
( Các nhóm thảo luận, phân vai, lời của từng vai- tập đóng thử).
Gọi các nhóm lên trình bày.
Phỏng vấn HS đóng vai trò về cách ứng xử. HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con, cháu.
Thảo luận lớp về cách ứng xử.
GV kết luận : Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông, bà, cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu ốm đau.
HĐ2: Thảo luận nhóm đôi ( BT4 (SGK).
GV nêu y/c bài tập. HS thảo luận nhóm đôi tìm nội dung trả lời.
Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung.
( Tuyên dương những bạn đã có ý biết hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ. Nhắc nhở các HS khác biết học tập theo bạn).
HĐ3: Nêu y/c BT5; 6 (SGK).
HS nêu các bài hát nói về tình cảm, lòng hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ.
Nêu một số câu chuyện về sự hiếu thảo.
GV kết luận : Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ.
3. Tổng kết : Củng cố – gọi HS đọc lại ghi nhớ.
Nhận xét tiết học – dặn dò.
------------ooo-----------
Địa lý
Người dân ở đồng bằng Bắc bộ
I.Mục tiêu : HS biết :
- Người dân sống ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là người kinh. Đây là tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước.
- Biết được một số đặt điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người kinh ở đồng bằng Bắc bộ.
- Sự thích ứng của con người và thiên nhiên qua cách XD nhà ở của người dân.
- Biết tôn trọng những thành quả lao động và truyền thống văn hoá dân tộc.
II. CHuẩn bị, sưu tầm tranh ảnh về cảnh nhà ở, cảnh làng quê. Trang phục của người dân ở đồng bằng Bắc bộ.
II. Hoạt động dạy - học .
HĐ1: Tìm hiểu chủ nhân của đồng bằng.
HS đọc mục 1 (SGK).
? Đồng bằng Bắc bộ là nơi thưa dân hay đông dân?
? Người dân ở đây chủ yếu là dân tộc nào ?
HĐ2: HS quan sát tranh, ảnh sưu tầm.
Đọc mục 2 (SGK).
? Làng của người kinh ở đồng bằng Bắc bộ có đặc điểm gì ? Nhà ở ở đây có đặc điểm gì? Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc bộ có thay đổi như thế nào ?
HĐ3: Trang phục và lễ hội.
HS quan sát tranh sưu tầm.
- Đọc mục 3 (SGK).
? Mô tả về trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc bộ?
? Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? nhằm mục đích gì ?
? Trong lễ hội thường có những hoạt động gì? Kể tên 1 số hoạt động mà em biết.
? Kể tên 1 số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc bộ mà em biết.
HS trình bày kết quả.
- Gv nhận xét bổ sung.
Rút ra kết luận (SGK). : Gọi HS nhắc lại.
3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------ooo-----------
Thứ 5 ngày tháng năm 2006
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung
I.Mục tiêu : HD HS ôn các động tác từ 4 – 8 của bài thể dục phát triển chung.
- Tổ chức trò chơi : “ Chim về tổ ”
II. Chuẩn bị : 4 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Phần mở đầu.
HS ra sân tập hợp. GV nêu y/c nội dung tiết luyện tập.
Khởi động tay chân.
Phần cơ bản.
Ôn 4 động tác từ (4 – 8 ) của bài thể dục phát triển chung.
- HS ôn luyện cả lớp – Gv điều khiển ( hô) – HS tập. GV kết hợp sửa sai từng động tác.
- HS luyện tập theo tổ – Tổ trưởng điều khiển . GV theo dõi chung.
- Thi đua biểu diễn giữa các tổ.
- HS ôn toàn bài TD 2 lần. Lớp trưởng điều khiển.
b. Tổ chức trò chơi “ Chim về tổ ”.
( Gv nhắc lại cách chơi, luật chơi -> tổ chức cho HS chơi).
Phân kết thúc.
Củng cố: Hệ thống nội dung bài học.
Nhận xét – dặn dò.
------------ooo-----------
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
I.Mục tiêu : HS thấy được những ưu điểm và những sai sót về bài làm của lớp và của bản thân mình.
- Biết sữa chữa những sai sót ( chung ) và những sai sót về bài viết của mình.
II. Hoạt động dạy - học .
HĐ1: Nhận xét chung về bài làm của HS.
Ưu điểm: Đa số các em đã hiểu đề. Nêu đúng trọng tâm của đề bài ( biết nhập vai của mình là nhân vật để kể chuyện).
- Dùng đại từ nhân xưng trong bài chính xác.
- Diễn đạt câu văn trôi chảy. Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần- có sáng tạo bằng lời kể của mình.
- Nhiều bài văn trình bày và chữ viết đẹp ( ).
2. Khuyết điểm:
- Một số em trình bày bố cục của bài chưa rõ ràng.
- Một số em còn viết sai lỗi chính tả.
- Diễn đạt ý câu văn chưa hợp lý.
HĐ2: HD HS chữa bài
- Sữa lỗi chung
- Về chính tả.
- Dùng từ.
- Câu.
2. HS đọc lại bài của mình : ( Tự sữa lỗi theo bài chấm của cô).
3. Đọc 1 số bài văn hay, đoạn văn hay.
4. Chọn viết lại 1 đoạn ( thật hoàn chỉnh ) trong bài làm của mình.
III. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------ooo-----------
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu : Giúp HS:
- Ôn luyện tập kỹ năng nhân với số có 3 chữ số theo các cách đã học.
- Củng cố các tính chất giao hoán, kết hợp, nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 số với 1 hiệu.
- Cách tính giá trị biểu thức số và giải toán.
II. Hoạt động dạy - học .
HĐ1: Gv ghi các bài tập ở bảng.
1325 x 213 ; 316 x 204; 358 x 320.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt tính và tính
- Các HS khác làm vào nháp.
- HS nhắc lại cách thực hiện trong từng phép tính. GV củng cố lại.
HĐ2: Luyện tập.
HS nêu y/c từng BT ( Vở BT). Gv giải thích rõ y/c nội dung từng bài.
Bài 3 : áp dụng nhân 1số với một tổng và cách nhân 1số với 1hiệu để tính bằng cách thuận tuận tiện.
Bài 4 : Gợi ý HS vận dụng tính chất kết hợp của phép tính các cách bằng nhau.
Cách 1 : Số tiền đủ để mua bóng điện cho 28 phòng :
( 28 x 8 ) x 3500 = ?
Cách 2 : Số tiền cần để mua dự phòng bóng điện cho 28 phòng :
( 8 x 3500) x 28 = ?
HS làm bài tập – Gv theo dõi.
HĐ3: Chấm bài 1 số em.
Chữa bài – Củng cố cách giải từng bài.
Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------ooo-----------
Luyện từ và câu
Câu hỏi và dấu chấm hỏi.
I.Mục tiêu : Giúp HS :
- Hiểu : Tác dụng của câu hỏi. Nhận biết 2 dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
- Xác định được câu hỏi trong văn bản. Đặt được câu hỏi thông thường.
II. Hoạt động dạy - học .
Kiểm tra : HS nhắc lại các từ loại đã học ( DT- ĐT- TT ).
Bài mới : Giới thiệu các kiểu câu -> Giới thiệu nội dung bài học.
HĐ1: Phần nhận xét.
HS y/c BT1: Tìm các câu hỏi trong bài “ Người tìm đường......”
HS nêu kết quả - Gv ghi các câu hỏi lên bảng ( đã kê sẵn).
? Câu hỏi của ai? hỏi ai ? Dấu hiệu.
Gv củng cố => Kết luận ( SGV).
Rút ra bài ghi nhớ (SGK). Gọi HS nhắc lại.
HS nêu một số ví dụ về câu hỏi.
HĐ2: Luyện tập.
HS nêu y/c các BT ( Vở BT).
Gv giải thích rõ cách làm. Gợi ý 1 số bài khó. ( BT3).
HS làm bài. Gv theo dõi HD.
HĐ3: Chấm bài.
Chữa bài ( Theo HD SGV)
3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------ooo-----------
Thứ 6 ngày tháng năm 2006
Tập làm văn
Ôn tập văn kể chuyện
I.Mục tiêu : Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện.
- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện. Kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
II. Hoạt động dạy - học .
Giới thiệu nội dung tiết học.
HD ôn tập.
+ HS nêu y/c BT1. HS suy nghĩ làm bài.
HS nêu kết quả - Gv nhận xét => Kết luận ( SGV).
+ HS nêu y/c BT2,3.
Gọi 1 số HS nêu đề tài câu chuyện mình chọn, kể.
HS viết dàn ý câu chuyện.
HS thực hành kể chuyện theo nhóm đôi – Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện vừa kể.
+ Gọi 1 số HS khá kể chuyện trước lớp ( Trao đổi về nhân vật trong chuyện tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, cách mở đầu, kết thúc câu chuyện.
+ Gv bổ sung => Kết luận (SGK).
3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------ooo-----------
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu : Giúp HS ôn tập củng cố về:
- Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và đã học ở lớp 4.
- Củng cố cách nhân với số có 2,3 chữ số và 1 số tính chất của phép nhân.
- Lập công thức tính diện tích hình vuông.
II. Hoạt động dạy - học .
Gv nêu y/c nội dung tiết luyện tập.
HD luyện tập.
Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian đã học.
Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
HD HS làm bài tập.
HS nêu y/c từng bài tập. Gv giải thích- gợi ý cách làm từng bài.
HS làm bài 9 Vở BT)- Gv theo dõi hướng dẫn.
Chấm bài một số em.
Chữa bài : Củng cố từng dạng bài, cách giải.
BT5: Gv gợi ý HD học sinh xây dựng công thức tính diện tích hình vuông ( Coi cạnh hình vuông là a. Diện tích hình vuông là S. Ta có :
S = a x a.
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông.
3. Củng cố – nhận xét – dặn dò.
------------ooo-----------
Khoa học
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
I.Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh rạch, biển bị ô nhiễm.
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
- Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ.
II. Hoạt động dạy - học .
Kiểm tra : Nêu tiêu chuẩn để đánh giá nước sạch và nước bị ô nhiễm.
Bài mới : Giới thiệu nội dung bài.
HĐ1: Tìm hiểu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
HS quan sát các hình ( H1 đến H8 SGK). Đặt câu hỏi và trả lưòi cho từng hình => y/c HS nêu nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm bẩn.
HS trả lời câu hỏi. Gv nhận xét bổ sung và kết luận (SGK).
Liên hệ nguyên nhân làm bẩn nước ở địa phương em ( HS dựa vào mục bạn cần biết (SGK) liên hệ thực tế).
HĐ2: Tìm hiểu về tác hại của nước bị ô nhiễm.
HS đọc mục bạn cần biết (SGK). Quan sát hình (SGK).Liên hệ thực tế, nêu : Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
Gv nhận xét bổ sung và kết luận (SGK).
Củng cố – Hệ thống nội dung bài.
Nhận xét tiết học
Dặn dò.
------------ooo-----------
File đính kèm:
- Tuan 13.doc