I. Mục tiêu
1. Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm. vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
2. Hiếu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
II Đồ dùng dạy học: -Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt tập 1, Giới thiệu bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn: GV chia bài làm 4 đoạn, 4 HS đọc 4 đoạn trước lớp. HS đọc phần chú thích các từ mới cuối bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
77 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
héc -tô-gam
- 1 héc -tô-gam cân nặng bằng 10 dag và bằng 100g
- Héc -tô-gam viết tắt là hg.
GV ghi bảng: 1hg = 10dag = 100g
Mỗi quả cân nặng 1 dag. Hỏi bao nhiêu quả cân nặng 1hg?
c. Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng
Yêu cầu HS đọc các đơn vị đo khối lượng đã học( GV ghi bảng)
Trong các đơn vị trên những đơn vị nào nhỏ hơn kg?
Những đơn vị nào lớn hơn kg?
Bao nhiêu g thì bằng 1dag?
Bao nhiêu dag thì bằng 1hg?
Tương tự GV nêu câu hỏi để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như SGK
Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần so với đơn vị nhỏ hơn và liền với nó?
Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền với nó?
d. Luyện tập thực hành
Bài 1: HS làm, GV hướng dẫn thêm.
- Mỗi chữ số trong số đo khối lượng đều ứng với một đơn vị đô.
- Ta cần đổi 7 kg ra g, tức là đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
- Đổi bằng cách thêm dần chữ số 0 vào bên phải số 7, mỗi lần thêm lại đọc tên một đơn vị đo liền kề sau đố,,,đến khi gặp đơn vị đo cần đổi thì dừng lại,.
7 kg = 7000g
Bài 2: Lưu ý HS thực hiện phép tính bình thường, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
Bài 3: Nhắc HS đổi về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh.
Chấm , chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt.
--------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục tiêu
Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, từ điển.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ?
Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?
2. Bài mới
a.Giới thiệu: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: HS đọc nội dung bài tập
GV : Muốn làm được bài tập này phải biết được từ ghép có hai loại:
+ Từ ghép có nghĩa phân loại.
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
HS trao đổi làm bài vào vở bài tập.
Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập.
GV: Muốn làm đúng bài tập này, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào( lặp âm đầu, lặp phần vần hay lặp cả âm đầu và vần).
- nhút nhát
- lạt xạt, lao xao
- rào rào
III. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại phần ghi nhớ. Về nhà xem lại bài tập 2,3 SGK
------------------------------------
Buổi chiều :
KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I-Mục tiêu: Sau bài học
- Học sinh giải thích được lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Nêu ích lợi của việc ăn cá
II-Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
2. Bài mới :
HĐ1: HS quan sát hình SGK trang 18 và nghiên cứu kênh chữ.
? Nêu các laọi thức ăn chứa nhiều chất đạm mà bạn thường ăn hàng ngày như : Thịt các loại gia cầm, gia súc, các loại cá, tôm, cua, ốc, trai sò...các loại đậu?
HĐ2: HS đọc mục bạn cần biết ( trang 19 ) ý 1
? Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
HS trả lời, GV bổ sung
HĐ3: HS quan sát hình ( trang 19) đọc mục bạn cần biết ( trang 19) ý 2
? Tại sao chúng ta nên ăn cá vào các bữa ăn (trong nguồn đạm động vật, chất đạm do thịt các loại gia cầm và gia súc cung cấp thường khó tiêu hơn chất đạm do các loại cá cung cấp, vì vậy nên ăn cá)
Kết luận : sách giáo khoa.
III-Củng cố nhận xét
------------------000-------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
TẬP LÀM VĂN : XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I-Mục tiêu : Cho HS nắm chắc cấu tạo của cốt truyện gồm 3 phần cơ bản : Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Sắp xếp các sự việc chính của một câu chuyện tạo thành cốt truyện
Kể lại câu chuyện sinh động, hấp dẫn dựa vào cốt truyện
II-Hoạt động dạy học
1.Nêu mục tiêu của tiết học
2. Củng cố lại kiến thức
Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nồng cốt cho diễn biến của chuyện
- Cốt truyện thường có 3 phần :Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
3.Luyện tập
Đề : Kể lại câu chuyện “ Văn hay chữ tốt “ theo lời kể của Cao Bá Quát
Gọi một HS đọc lại đề
? Tìm cốt truyện của câu chuyện “ Văn hay chữ tốt “ .
Cho HS tìm mở đầu, diễn biến, kết thúc của chuyện.
HS làm bài vào vở, GV theo dõi, chấm một số bài.
III-Củng cố dặn dò
? Câu chuyện “ Văn hay chữ tốt “ khuyên chúng ta điều gì?
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỘI
( Do tổng phụ trách đội hướng dẫn )
-------------------------------
Thứ sáu ngày 06 tháng 10 năm 2006
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu
Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn chủ đề nhân vật, câu truyện.
II. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
Một HS đọc phần ghi nhớ tiết trước.
Một HS đọc lại chuyện Cây khế dựa vào cốt truyện đã có.
2.Bài mới
a. Giới thiệu
b. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện.
b1. Xác định yêu cầu của đề bài
HS nêu yêu cầu của đề bài.
GV lưu ý HS:
- Để xây dựng cốt truyện với điều kiện đã cho ( có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên) Em phải tưởng tượng và hình dung điều gì sẽ xẩy ra, diễn biến của câu chuyện.
b2. Lựa chọn chủ đề câu chuyện.
Hai HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2. Cả lớp theo dõi SGK
HS nối tiếp nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn
( Sự hiếu thảo hay tính trung thực)
b3. Thực hành xây dựng cốt truyện.
HS làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc gợi ý 2.
HS giỏi làm mẫu.
Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện theo đề tài các em đã chọn.
HS thi kể trước lớp, nhận xét bổ sung.
HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
III. Củng cố, dặn dò: Gọi một hai HS nêu cách xây dựng cốt truyện. Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập.
------------------000-------------------
TOÁN
GIÂY, THẾ KỶ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỷ.
- Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỷ.
II. Đồ dùng dạy học
Một chiếc đồng hồ thật ,loại có ba kim, có vạch chia theo từng phút.
III. Các hoạt động dạy học
a.Bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3, 4 tiết trước
Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiêu.
b. Giới thiệu về thế kỷ
1 thế kỷ = 100 năm
Một trăm năm bằng mấy thế kỷ?
GV giới thiệu:
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ một
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ hai
- Vậy năm 1975 thuộc thế kỷ nào? Năm nay thuộc thế kỷ nào?
Lưu ý HS: Người ta thường dùng chữ số La Mã để ghi thế kỷ. VD thế kỷ XX
3. Thực hành
Bài 1: HS đọc đề bài tự làm rồi chữa bài.
Hướng dẫn HS cách đổi: 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây= 68 giây
Bài 2: Lưu ý HS ghi đầy đủ: VD" Bác Hồ sinh năm 1890 Bác Hồ sinh vào thế kỷ XIX"
Bài 3: hướng dẩn HS tính khoảng thời gian từ năm này đến năm khác.
VD: Từ năm 1010 đến nay ( năm 2005) đã được 2005 - 1010 = 995 ( năm)
Chấm chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT CHI ĐỘI
Nội dung :
I-GV nhận xét các hoạt động của chi Đội trong tuần qua
Về sỹ số : HS đi học đầy đủ và đúng giờ
Về học tập : Một số em ngoan, chú ý nghe giảng đạt được nhiều điểm cao như : Kim Anh, Thuý, Thảo, Tâm, Hương Trà. Bên cạnh đó còn có một số em chưa chú ý học tập như : Trường Sơn, Văn Sơn, Thắng.
Về lao động : Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
Nề nếp : Trống đánh vào học còn có một số em chạy ra khỏi lớp. Sinh hoạt 15 phút tương đối tốt.
II-Kế hoạch tuần tới:
Duy trì nề nếp sinh hoạt
Khắc phục những vi phạm trong tuần
Buổi chiều :
LUYỆN TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I-Mục tiêu : Luyện tập củng cố cho HS về bảng đơn vị đo khối lượng
HS nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo, biết chuyển đổi thành thạo giữa các đơn vị đo.
Biết giải bài toán có liên quan đến khối lượng.
II-Hoạt động dạy học
1.Giáo viên nêu Y/c nội dung tiết ôn luyện
2.Hướng dẫn ôn tập
HĐ1: Củng cố lý thuyết, HS nêu bảng đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé và ngược lại.
? Hai đơn vị đo liền kề nhay gấp kém nhau mấy lần?
? Mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số?
HĐ2: Luyện tập
a.Học sinh hoàn thành bài tập 4-5 ( tiết 19-20)
GV theo dõi HD
b.Học sinh làm bài luyện thêm
Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm :
3 tạ 8 kg = .................kg 450kg = ........tạ...........yến
4 tấn 5 yến = .................yến. 2kg =.........g
200kg = ...............tấn 2tạ = ...........kg
480 yến = .............. tấn............tạ 4500g = ..........kg...........hg.
Bài 2 : Trong kho có 96kg gạo vừa tẻ vừa nếp. Biết rằng trong đó có 1/3 là gạo nếp. Hỏi gạo tẻ nhiều hơn gạo nếp mấy kg.
Giải
Số gạo nếp trong kho có : 96 : 3 = 32(kg)
Số gạo tẻ có là : 96 –32 = 64 ( kg)
Số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp : 64 – 32 = 32 ( kg).
HĐ3: Kiểm tra chữa bài
III-Củng cố nhận xét dặn dò
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Chính tả : TRE VIỆT NAM ( NHỚ VIẾT )
I-Mục tiêu : - HS nhớ và viết đúng chính tả bài thơ “ Tre Việt Nam “.
-Nâng cao kỹ năng viết đúng đẹp
II-Hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ viết
HS đọc thầm 1 lần để nhớ lại bài
Hướng dẫn HS viết tiếng khó : Nắng nỏ trời xanh, bão bùng, lũy thành
HS Viết bài bằng trí nhớ, GV nhắc nhở HS cách trình bày bài thơ.
Những chữ cần viết hoa
HĐ2: GV chấm bài : 5 đến 7 bài
HS trao đổi bài kiểm tra chéo nhau, GV nhận xét bổ sung
III-Tổng kết : nhận xét tiết học
------------------000-------------------
LUYỆN THỂ DỤC
LUYỆN TẬP TUẦN 4
I-Mục tiêu : Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. Y/c thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh.
Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
Trò chơi “ Bỏ khăn” . Y/c tập trung chú ý nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật.
II-Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu : GV hướng dẫn tập hợp lớp
- Cho HS khởi động các khớp tay chân
2. Phần cơ bản : Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, quay sau, đi đều.
Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển
Tổ chức trò chơi “ Bỏ khăn”
3. Phần kết thúc
Cho HS làm động tác thả lỏng
GV cùng HS hệ thống bài
GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
File đính kèm:
- Tuan 1-4.doc