Bài soạn biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Sau chủ đề này học sinh có thể:

 - Phân biệt được thời tiết và khí hậu.

 - Hiểu được khái niệm “Biến đổi khí hậu” và một số biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.

II. TÀI LIỆU HỖ TRỢ:

- Thông tin cho giáo viên Phần 2 – chủ đề 1.

- Tài liệu phát tay 1.1, 1.2, 1.3.

 

docx6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BÀI 1: CHỦ ĐỀ 1: THỜI TIẾT, KHÍ HẬUVÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I. MỤC ĐÍCH : Sau chủ đề này học sinh có thể: - Phân biệt được thời tiết và khí hậu. - Hiểu được khái niệm “Biến đổi khí hậu” và một số biểu hiện chính của biến đổi khí hậu. II. TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Thông tin cho giáo viên Phần 2 – chủ đề 1. - Tài liệu phát tay 1.1, 1.2, 1.3. II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 10’ 5’ 5’ 2’ 1. Khởi động: Trò chơi về thời tiết và khí hậu. - Giáo viên ra quy định: + Giáo viên hô “mưa nhỏ” + Giáo viên hô “gió to” + Giáo viên hô “mưa lớn” + Giáo viên hô “sấm” - Giáo viên hoán đổi thứ tự các câu hô để xem học sinh có phản xạ kịp hay không. Sau đó giáo viên giới thiệu: Các hiện tượng trên gọi là : “Thời tiết” 2. Phân biệt thời tiết và khí hậu: Giáo viên lấy ví dụ: + Thời tiết ở chỗ các em đang ở hôm nay thế nào? + Các bản tin dự báo về mưa, nắng, gió, bão trong một vài ngày tới trên đài truyền hình là nói về thời tiết hay khí hậu? - Giáo viên giải thích cho các em biết sự khác nhau giữa Thời tiết và Khí hậu. + Thời tiết bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, không khí, mưa, nắng, gió, bão. Thời tiết luôn thay đổi. Ví dụ: Trời có thể mưa hàng tiếng liền và sau đó lại hửng nắng. + Khí hậu mang tính ổn định tương đối. Ở nước ta bạn có thể nói khí hậu miền Bắc, khí hậu miền Nam, hoặc cũng có thể là khí hậu ôn đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Khí hậu miền Bắc có 2 mùa: mùa nóng và mùa lạnh. * Liên hệ thực tế: Khí hậu nơi em ở hiện nay nóng hay lạnh? + Bài tập nhanh về thời tiết và khí hậu. GV viết lên bảng – cho HS thảo luận rồi điền “thời tiết” hay “khí hậu” ....................hôm nay nắng. ...................miền Bắc có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. 3. Khái niệm Biến đổi khí hậu: - GV giải thích cho học sinh hiểu: * BĐKH là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài có thể là ấm hơn hoặc lạnh hơn, lượng mưa hoặc lượng tuyết trung bình hàng năm có thể tăng hoặc giảm. - Trong quá khứ, khí hậu Trái đất có rất nhiều thay đổi một cách tự nhiên. Tuy nhiên thuật ngữ Biến đổi khí hậu được dùng hiện nay chủ yếu muốn nói tới sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi các hoạt động của con người. 4. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu: - Nhiệt độ trung bình đang tăng lên. - Mực nước biển dâng lên. - Thiên tai và các hiện tượng thời tiết như nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán... có xu hướng gia tăng. * GV đọc thêm thông tin cho HS nghe ở phần 2 – chủ đề 1 – mục 1.1 5. Củng cố - dặn dò: - GV nêu nội dung bài học. - Dăn dò: Các em cần ăn mặc, chuẩn bị trang phục cho bản thân phù hợp với thời tiết của mùa này. - HS làm động tác gõ 2 ngón tay trỏ vào nhau rồi nói to “tí tách, tí tách” - HS làm động tác vẫy 2 tay qua trái qua phải rồi nói to “Ào ào, ào ào” - HS dậm chân tại chỗ và nói to “Lộp bộp, lộp bộp” - HS nắm tay gõ xuống bàn và nói to “Ùng ùng, ùng ùng” - Học sinh nêu (nắng, mưa hay im) - Nói về Thời tiết - Học sinh lắng nghe - Học sinh nêu khí hậu thực tế của hôm đó. - HS thả luận nhóm đôi – 2 em lên điền Câu a: thời tiết Câu b: khí hậu - Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Học sinh lắng nghe - HS lắng nghe - HS xem các hình ảnh minh họa biểu hiện của BĐKH ở sách học sinh và lắng nghe GV đọc thông tin. -------------------------------------------- BÀI 2: CHỦ ĐỀ 2: NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I. MỤC ĐÍCH: Sau bài học này học sinh có thể: - Hiểu được thuật ngữ “Hiệu ứng nhà kính” - Nguyên nhân gây ra Biến đổi khí hậu. - Biết được các khí nhà kính chính. II. TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Thông tin cho giáo viên phần 2 – chủ đề 2 - Tài liệu phát tay 1.1, 2.1, 2.2, 2.3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 10’ 7’ 5’ 3’ 1. Khởi động: Trò chơi “BĐKH đang xảy ra" GV sử dụng trò chơi để giúp HS nhớ thuật ngữ Biểu hiện của BĐKH. + Luật chơi: Chỉ 1 bạn là người điều khiển trò chơi, bạn này sẽ chỉ vào một bạn bất kì và hô tên của một biểu hiện của BĐKH. Ví dụ: “nhiệt độ tăng”, “nước biển dâng” - GV và HS nhận xét cuộc chơi. 2. Tìm hiểu vấn đề: a. Hiệu ứng nhà kính: - GV hỏi: Nếu bạn đã từng bước vào một chiếc xe ô tô không bật điếu hòa trong một ngày nắng nóng, hẳn bạn còn nhớ cảm giác như thế nào? - Hay trong những ngày giá rét các bác nông dân thường dùng vật gì để che mạ? - Những ngày giá rét khi ở trong nhà bạn có cảm giác như thế nào so với đứng ở ngoài trời? * Trong các trường hợp trên, ánh sáng Mặt trời đi qua kính ô tô, tấm ni lông, làm cho không khí bên trong và các bề mặt nóng lên khiến chúng tỏa nhiệt. * Vậy Hiệu ứng nhà kính là khả năng giữ nhiệt của bầu khí quyển ngay phía trên bề mặt Trái đất, do các khí nhà kính có khả năng giữ lại nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái đất và mây. Hiệu ứng nhà kính tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng cho sự sống của Trái đất . Nếu không có HƯNK, Trái đất sẽ quá lạnh, con người và các sinh vật không thể tồn tại được. b. Nguyên nhân của BĐKH. GV giải thích cho HS hiểu: - Do cuộc sống của con người ngày một thay đổi có nhiều phát minh vượt bậc như: khai thác mỏ, công nghiệp, giao thông, vận tải, đốt nhiều nhiên liệu hóa học như dầu mỏ, than đá, giảm diện tích rừng,.... khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí. - Lượng khí nhà kính thải vào không khí tăng lên, khí hậu Trái đất bắt đầu thay đổi nhanh hơn theo chiều hướng ấm dần lên. * GV đọc thêm tài liệu phát tay 1.1 và 2.2 cho HS nghe 3. Tìm hiểu các khí nhà kính. Bầu khí quyển của trái đất chứa một số loại khí đặc biệt gọi là khí nhà kính. Như hơi nước được gọi là khí nhà kính và một số loại khí khác nữa. * Nước ở trạng thái lỏng bốc hơi tạo ra hơi nước. Các khí nhà kính có thể phát sinh trong tự nhiên và từ hoạt động của con người. 4. Củng cố - dặn dò: - GV nêu nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - HS thực hiện theo nhóm 3. - Bạn điều khiển hô “nhiệt độ tăng” và 2 tay che lên đầu – 2 HS bên cạnh đứng và làm động tác quạt mát. - Bạn điều khiển hô “nước biển dâng” làm động tác nhảy lên – 2 HS bên cạnh ngồi và vòng tay xung quanh hô để bảo vệ. - Bạn khác hô “gió mùa tới” làm động tác khoanh tay ngồi xuống run rẩy – 2 học sinh ngồi xuống vòng tay làm động tác che gió. - Có một luồng không khí nóng hầm hập phả vào người khi mở cửa bước lên xe. - Dùng những tấm ni lông để che mạ. - Ở trong nhà ấm hơn ở ngoài trời. - Học sinh lắng nghe - Học sinh lắng nghe - Học sinh lắng nghe BÀI 3: CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ KHÍ HẬU I. MỤC ĐÍCH: - Xác định được các hoạt động của con người lien quan đến phát thải khí nhà kính. - Ý thức được những hành vi của cá nhân và cộng đồng góp phần giảm tác động tiêu cực tới môi trường và khí hậu. II. TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Thông tin cho giáo viên phần 2 – chủ đề 2 - Tài liệu phát tay 2.4, 2.5, 2.6. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 15’ 10’ 1. Khởi động: Trò chơi “Truy tìm thủ phạm" - Tài liệu phát tay 2.4 các hoạt động của con người và phát thải khí nhà kính. - Học sinh thảo luận 5 phút để trả lời câu hỏi: Mỗi đối tượng, hoạt động được đánh số trong tranh có tác động gì đến môi trường và khí hậu? 2. Kể chuyện: Ai phát thải khí nhà kính nhiều hơn? - Giáo viên dùng tài liệu phát tay 2.5 để kể chuyện. Nội dung câu chuyện: Một em đóng vai Hugo là học sinh sống ở một nước phát triển và một em đóng vai Lan là học sinh sống ở một nước nghèo. - Kể xong giáo viên nêu câu hỏi: + Những hoạt động nào là tích cực và những hoạt động nào là không tích cực (làm tăng phát thải khí nhà kính) * Kết luận: Những nước phát triển là những nước gây phát thải khí nhà kinh nhiều hơn (Tham khảo thông tin phần 2 – chủ đề 2 mục 2.2.4) 3. Củng cố - dặn dò: * GV nêu câu hỏi 1: Các phát biểu dưới đây là đúng hay sai. Hãy đánh dấu (x) vào ô thích hợp. a. Hoạt động chăn nuôi có phát thải khí nhà kính. b. Hoạt động trồng trọt không phát thải khí nhà kính. - Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu HS lên làm. - Giáo viên và lớp nhận xét. * Câu hỏi 2: Chọn 2 phương án trả lời đúng cho câu hỏi sau: Các hoạt động nào sau đây làm gia tăng hiệu ứng nhà kính? a. Giao thông vận tải. b. Giảm tiêu thụ điện. c. Chăn nuôi gia súc. d. Trồng rừng. - Giáo viên và lớp nhận xét. * Nhận xét chung tiết học – Tuyên dương những em chăm học. * Bài tâp về nhà: Quan sát và liệt kê những hành vi tích cực và tiêu cực đối với môi trường và khí hậu tại trường học, ở nhà và nơi các em đang sống. - HS thực hiện theo nhóm 4. 1 - Trồng rừng. 2 - Trồng lúa. 3 - Phá rừng 4 - Các phương tiện vận tải như: máy bay, tàu bè, ô tô ...... đều chạy bằng xăng dầu. 5 - Các nhà máy sản xuất điện. 6 - Máy bay là phương tiện di chuyển nhanh nhất. 7 - Rác thải: dân số tăng dẫn đến rác thải tăng. 8 - Gia súc: như trâu, bò ăn cỏ chuyển đổi đất trồng rừng sang chăn thả. Đây sẽ là một nguồn phát thải khí nhà kính vô cùng lớn. - Học sinh lắng nghe - Học sinh thảo luận rồi trả lời. - Đúng - Sai a. x b. x - Học sinh lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi rồi tìm câu trả lời. - Chọn phương án a và c - Học sinh lắng nghe - Học sinh ghi nhớ bài tập về nhà.

File đính kèm:

  • docxGA BIEN DOI KHI HAU K1 BAI 123.docx
Giáo án liên quan