MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách).
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn bài hát.
- Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
- Giáo dục: Học sinh yêu thích âm nhạc và yêu thích giai điệu thiếu nhi.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập 3 bài hát
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4
- Giáo viên cho học sinh ôn luyện để hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, tồ chức cho các em tham gia biểu diễn với các hình thức đơn ca, song ca , tam ca, tốp ca, hợp ca khi hát có động tác phụ họa.
* Bài Trên ngựa ta phi nhanh học sinh thể hiện động tác phi ngựa.
(Học sinh biểu diễn bài hát bằng hình thúc đơn ca, song ca hoặc tốp ca).
* Bài Khăn quàng thắm mãi vai em học sinh hát gọn tiếng, rõ lời với tình cảm say sưa, nhiệt tình.
14 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Âm nhạc và Mĩ thuật - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾP HỌA TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU
MỤC TIÊU
Học sinh hiểu cách vẽ họa tiết đơn giản vào hình vuông và vẽ màu.
Học sinh biết cách vẽ họa tiết vào hình vuông (Họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp).
Học sinh vẽ được họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
Giáo dục: Học sinh bước đầu cảm nhận được cách sắp xếp các họa tiết cân đối trong hình vuông.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số đồ vật dạng hình vuông và một vài bài vẽ trang trí hình vuông rồi gợi ý:
* Các họa tiết dùng để trang trí thường là hoa, lá, các con vật,
* Cách sắp xếp họa tiết trong trang trí hình vuông:
+ Hình mảng chính thường ở giữa.
+ Hình mảng phụ ở các góc, ở xung quanh.
+ Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông
- Học sinh xem hình 1 (SGK – 18) để nhận ra các họa tiết cần vẽ tiếp ở giữa, ở các góc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn họa tiết mẫu và vẽ thật đúng mẫu.
- Gợi ý cách vẽ màu:
* Họa tiết giống nhau nên vẽ cùng một màu.
* Vẽ màu kín trong họa tiết.
* Có thề vẽ màu nền trước, màu họa tiết sau.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ tiếp họa tiết vào các mảng ở hình vuông sao cho đúng với hình mẫu.
- Học sinh tìm màu theo ý thích.
- Giáo viên nhắc nhở:
* Học sinh không nên sử dụng quá nhiều màu trong bài vẽ, chỉ nên dùng từ 3 – 4 màu là vừa.
* Màu nền đậm thì màu họa tiết nên sáng, nhạt và ngược lại.
- Giáo viên theo dõi động viên học sinh hoàn thành bài tập tại lớp.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên & Học sinh cùng nhận xét bài tập:
* Vẽ họa tiết đều hay chưa đều.
* Cách vẽ màu của họa tiết, màu nền.
* Học sinh tìm ra cách vẽ đẹp theo ý thích.
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà tiếp tục làm bài tập cho hoàn chỉnh, tìm các hình trang trí hình vuông khác tham khảo thêm.
- Học sinh chuẩn bị: Vẽ theo mẫu “Vẽ Cái cốc ( Cái ly )”
Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2010
ÂM NHẠC 2
Tiết 14: ÔN TẬP BÀI HÁT CHIẾN SĨ TÍ HON
( Nhạc: Đinh Nhu và Lời: Việt Anh )
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo dục: Niềm tự hào dân tộc qua hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam anh hùng.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc bài hát (Xem tiết 13).
Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e \ q e e \ q E e \
Kèn vang đây đoàn quân. Đều
Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 2)
Ôn tập nhóm, cá nhân.
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm (Hát – Vỗ tay hoặc gõ đệm).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca.
@ e \ Ú e e \ Ú E e \ (Nhịp)
@ e \ Ú é e \ Ú E e \ (Phách)
@ é \ Ú é é \ Ú E é \ (Tiết tấu)
Kèn vang đây đoàn quân. Đều
Hướng dẫn luyện tập:
Luyện tập tiết tấu.
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Ôn tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Hát kết hợp vận dộng phụ họa theo bài hát
Giáo viên gợi ý một số động tác theo nội dung bài hát.
Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Ôn tập ba bài hát: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon.
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2010
ÂM NHẠC 5
Tiết 14: Ôn tập: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA & ƯỚC MƠ & NGHE NHẠC
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của hai bài hát đã học.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo phách, theo phịp). và biết hát kết hợp vận động phụ họa.
Học sinh nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc một trích đoạn nhạc không lời.
Giáo dục: Học sinh yêu thích giai điệu thiếu nhi, yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Những bông hoa những bài ca
Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
Giáo viên tóm tắt nội dung, đặc điểm, cấu trúc của bài hát.
Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 5).
Giáo viên chia lớp thành 2 nửa, một nửa lớp hát, một nửa còn lại vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo nhịp.
@ Q Ú ‘ Ú Ú ‘ Ú é é ‘ é é é é ‘(Tiết tấu)
@ Q Ú ‘ Ú Ú ‘ Ú é È ‘ é È é È ‘ (Phách)
@ Q q ‘ Ú q ‘ Ú È È ‘ é È È È ‘ (Nhịp)
Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy . . . . . . .
Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. (Theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo nhịp).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa theo nội dung bài hát hoặc gợi ý học sinh tự sáng tạo các động tác phù hợp.
Hướng dẫn luyện tập:
* Đọc lời ca kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
* Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
* Tập biểu diễn bài hát trước lớp bằng hình thức song ca, tốp ca.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
* Học sinh trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca:
+ Nhóm 1: Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô.
+ Nhóm 2: Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố.
+ Nhóm 1: Ngàn hoa nở tươi khoe sắc hương dưới ánh mặt trời.
+ Nhóm 2: Náo nức tiếng cười say sưa yêu đời.
+ Đồng ca: Những đóa hoa . . . các thấy các cô.
* Học sinh trình bày bài hát theo hình thức tốp ca, có vận động phụ họa.
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập bài hát Ước mơ
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
Giáo viên tóm tắt nội dung, đặc điểm, cấu trúc của bài hát (Tiết 12).
Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 5).
Giáo viên chia lớp thành 2 nửa, một nửa lớp hát, một nửa còn lại vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
c Ú Ú Ú Ú ‘Ú Ú xÚ ‘Ú Ú Ú Ú ‘ (Tiết tấu)
c Ú q Ú q ‘Ú n Ü ‘Ú q Ú q ‘ (Phách)
c Ú q q q ‘Ú n h ‘Ú q n q ‘ (Nhịp)
Gió vờn cánh hoa bay dưới trời. Đàn bướm xinh dạo. . . .
Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. (Theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo nhịp).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa theo nội dung bài hát hoặc gợi ý học sinh tự sáng tạo các động tác phù hợp.
Tập biểu diễn bài hát:
* Đọc lời ca kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
* Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
* Tập biểu diễn bài hát trước lớp với hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
* Học sinh trình bày bài hát kết hợp múa phụ họa.
* Học sinh trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca.
HOẠT ĐỘNG 3: Nghe nhạc Thiếu nhi chọn lọc
- Giáo viên cho học sinh nghe hát một vài bài hát dân ca, một vài bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một trích đoạn nhạc không lời trong băng đĩa nhạc giáo khoa của lớp.
- Giáo viên hỏi lại tên bài hát, dân ca vùng miền nội dung ( với HS khá có thể hỏi thêm về tính chất của giai điệu, nội dung giáo dục ).
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học, hướng dẫn bài tập 1và 2 trang 26/SGK.
Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 2 bài Tập đọc nhạc TĐN số 3 và TĐN số 4 & Kể chuyện âm nhạc “Nghệ sĩ CAO VĂN LẦU”.
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2010
MĨ THUẬT 4
Tiết 14: VẼ THEO MẪU
MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
MỤC TIÊU
Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.
Học sinh biết cách vẽ hai vật mẫu (Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu).
Học sinh vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu.
Giáo dục: Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
Giáo viên giới thiệu mẫu có 2 đồ vật cho học sinh quan sát và gợi ý:
* Mẩu có mấy đồ vật? Gồm các đồ vật gì? (hai đv, ca, quả,)
* Hình dáng chung của mỗi đồ vật như thế nào? ( cao, thấp, rộng, hẹp).
* Cấu tạo ( có những bộ phận nào).
* Vị trí đồ vật nào ở trước, đồ vật nào ở sau?
* Kể tên các đồ vật có khác mà em biết.
- Giáo viên bổ sung các đồ vật thường khác nhau về:
* Hình dáng chung.
* Các bộ phận va tỉ lệ của các bộ phận.
* Màu sắc và độ đậm nhạt.
- Giáo viên bày một vài mẫu ( ví dụ: cái chai, cái bát, cái ca,cái bình,)
- Giáo viên kết luận: Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí của các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau. Các em cần vẽ đúng theo vị trí của mình.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ
Giáo viên bám sát mẫu để gợi ý học sinh:
* Ước lượng và so sánh tỉ lệ: chiều cao, chiều ngang của vật mẫu (kể cả tay cầm) để phác khung hình cho cân đối với khổ giấy, sau đó phác đường trục của đồ vật định vẽ.
* Tìm tỉ lệ các bộ phận: thân, miệng, đáy, của đồ vật
* Vẽ nét chính và điều chỉnh tỉ lệ. Phác các nét thẳng, dài, vừa quan sát mẫu vừa vẽ.
* Hoàn thiện hình vẽ: Vẽ nét chi tiết ( miệng, nấp, tay cầm, đáy cho đúng với mẫu) sau đó tẩy bớt các nét không cần thiết.
*Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu tùy thích.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
Giáo viên có thể cho học sinh vẽ theo nhóm, nên chọn các vật có hình trụ giống nhau để các em dễ nhận xét.
Giáo viên gợi ý học sinh quan sát mẫu và vẽ theo cách đã hướng dẫn đồng thời chỉ ra chỗ chưa đạt để học sinh kịp thời sửa chữa.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại một số bài vẽ tốt, chưa tốt.
- Giáo viên nhận xét bổ sung kết hợp khen thưởng, động viên học sinh trên một số bài có ưu điểm, khuyết điểm rõ nét để học sinh nhận xét về:
* Cách sắp xếp hình vẽ trên trang giấy.
* Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với mẫu.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Vẽ tranh “Vẽ chân dung”.
File đính kèm:
- Am nhac Mi thuat tuan 14(1).doc