Bài soạn Âm nhạc Tiểu học - Nguyễn Phước Thành - Tuần 6

MỤC TIÊU

- Học sinh nắm vững cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La và thể hiện được các hình tiết tấu có nốt đen, nốt trắng. Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 1: Son La Son.

- Học sinh biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.

- Giáo dục: Học sinh yêu thích âm nhạc.

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

- Giới thiệu và ghi đầu bài.

 

doc15 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Âm nhạc Tiểu học - Nguyễn Phước Thành - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ú Ú Ú Ú Ú Học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca). Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát. Gợi ý: Động tác 1 (2 câu đầu): Hai tay mềm mại giơ cao rồi uốn cong cho hai tay chạm vào nhau ở đầu ngón tay, lòng bàn tay quay ra phía trước. Nghiêng người sang trái rồi lại nghiêng người sang phải nhịp nhàng theo giai điệu. Động tác 2 (2 câu cuối): Giữ nguyên động tác tay, quay tròn tại chỗ. Ôn tập nhóm, cá nhân. HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi âm nhạc Đếm sao Học sinh nói theo tiết tấu và đếm từ 1 đến 10 sao: # q q q ' h q ' h q ' d Một ông sao sáng, hai ông sáng sao. Ba ông sao sáng, bốn ông sáng sao. Năm ông sao sáng, sáu ông sáng sao. Bảy ông sao sáng, tám ông sáng sao. Chín ông sao sáng, mười ông sáng sao. Hát âm a, u, i Dùng các nguyên âm a, u, i hát thay lời ca của Bài Đếm sao. Giáo viên viết lên bảng 3 nguyên âm nói trên rồi chỉ vào từng âm ra hiệu lệnh học sinh nhanh chóng nhận ra để hát đúng. Gợi ý: Đầu tiên học sinh hát lời ca, sau đó mới dùng âm a, u, i để thay thế, hoặc khi cần ra lệnh thì giáo viên xòe bàn tay hướng về phía học sinh HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. Hát mẫu: CD Âm nhạc 3. Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp. Giáo viên nhận xét tiết học. Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Gà gáy (Dân ca Cống “Lai Châu”, Lời mới: Huy Trân). Thứ tư, ngày 29 tháng 9 năm 2010 MĨ THUẬT 2 Tiết 6: VẼ TRANG TRÍ MÀU SẮC, CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN MỤC TIÊU Học sinh biết thêm được ba màu mới do các cập màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam, xanh lá cây, tím. Học sinh biết cách sử dụng các màu đã học. (Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, màu tô đều, gọn trong hình). Học sinh vẽ được màu vào hình có sẵn. Giáo dục: Học sinh biết màu sắc làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu và ghi đầu bài: HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra các màu: * Màu đỏ, màu vàng, màu xanh lam. * Màu da cam, màu tím, màu xanh lá cây. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra các màu ở hộp chì màu, sáp màu. - Giáo viên chỉ vào hình minh họa cho học sinh thấy: * Màu da cam do màu đỏ pha với màu vàng. * Màu tím do màu đỏ pha với màu xanh lam. * Màu xanh lá cây do màu xanh lam pha với màu vàng. - Giáo viên kết luận: * Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú: hoa, quả, cây, đất, trời, mây, núi, các con vật đều có màu sắc đẹp. * Đồ vật dùng hàng ngày do con người tạo ra cũng có nhiều màu như: quyển sách, cái bút, cặp sách, quần áo * Màu sắc làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ màu - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ (trang 10/Vở Tập vẽ 2)và gợi ý các em nhận ra các hình: Em bé, con gà trống, bônh hoa cúcĐây là bức tranh phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh). Tranh có tên là “Vinh hoa”. - Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ màu: Em bé, con gà, hoa cúc và nền tranh. - Giáo viên nhắc nhở học sinh chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi vui, rực rỡ, có độ đậm nhạt HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành - Học sinh vẽ màu tự do. - Giáo viên gợi ý học sinh chọn màu và vẽ màu vào đúng hình trong tranh. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về: * Màu sắc. * Cách vẽ màu. - Giáo viên gợi ý học sinh tìm ra bài vẽ màu đẹp, khen thưởng các bài tập tốt và động viên các bài tập chưa đạt yêu cầu. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. - Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Vẽ tranh “Đề tài Em đi học”. Thứ năm, ngày 30 tháng 9 năm 2010 ÂM NHẠC 2 Tiết 6: HỌC HÁT BÀI MÚA VUI (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước) MỤC TIÊU Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Bài Múa vui (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước). Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo phách, theo nhịp). Giáo dục: Học sinh biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu và ghi đầu bài: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh năm 1921, mất năm 1989, quê ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng như: Lãnh tụ ca, Hồn tử sĩ, Giải phóng Miền Nam, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên và các bài hát thiếu nhi như: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Múa vui Hát mẫu: CD Âm nhạc 2. Đọc lời ca theo tiết tấu. @ e e e e \ q q \ e e e e \ q Q Cùng nhau múa xung quanh vòng. Cùng nhau múa cùng vui. . . Bài hát viết ở nhịp . Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Cùng nhau . . .”. Cấu trúc bài hát là một đoạn đơn gồm 4 câu hát ngắn, hai câu hát đầu có chung một âm hình tiết tấu: @ eeee\qq\eeee\qQ\, hai câu kế tiếp cũng có chung một âm hình tiết tấu: @ eeq\eeq\eeee\qQ\. Giai điệu bài hát vui tươi, linh hoạt, rộn ràng . Khi hát cần nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp với tốc độ vừa phải. Trong bài không có dấu luyến nhưng có những tiếng ngân và nghỉ đến 2 phách ở cuối mỗi câu hát, khi dạy giáo viên chú ý đếm theo số phách để học sinh hát đúng hơn. - Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài. Luyện tập nhóm, cá nhân. HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp. @ e e e e \ q q \ e e e e \ q Q Cùng nhau múa xung quanh vòng. Cùng nhau múa cùng vui. . . x x x x x x x x x x Hướng dẫn luyện tập: * Luyện tập tiết tấu. * Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. * Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. Luyện tập nhóm, cá nhân. HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. Hát mẫu: CD Âm nhạc 2. Giáo viên nhận xét tiết học. Học sinh chuẩn bị: Ôn tập bài hát Múa vui (Lưu Hữu Phước). Ghi chú: Lớp 2B và 2C dạy sáng thứ năm 30.9.2010 Lớp 2A dạy sáng thứ sáu 01.10.2010 Thứ sáu, ngày 01 tháng 10 năm 2010 ÂM NHẠC 5 Tiết 6: HỌC HÁT BÀI CON CHIM HAY HÓT (Nhạc: Phan Huỳnh Điểu & Lời: Theo đồng dao) MỤC TIÊU Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Bài Con chim hay hót ( Nhạc: Phan Huỳnh Điểu & Lời: Theo đồng dao). Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo phách, theo phịp). Học sinh biết đây là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác nhạc, lời theo đồng dao. - Giáo dục: Học sinh yêu thích thiên nhiên qua nét giản dị dễ thương của bài hát HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu và ghi đầu bài. HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Con chim hay hót - Hát mẫu: CD Âm nhạc 5. - Đọc lời ca theo tiết tấu: @ Q E e ' q q ' e e e e ' q. . . Con chim hay hót. Nó đứng nó hót . . . - Hướng dẫn dạy hát: Bài hát viết ở nhịp . Vào bài có nhịp lấy đà, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng thứ hai “Con chim hay hót. Nó đứng nó hót . . .”. Giai điệu bài hát vui tươi, sinh động. Trong bài có 6 dấu luyến bằng 2 nốt móc đơn “cành, cành, nó, nó, nó, nó ”, có tiếng ngân và nghỉ đến 3 phách “cành tre”, tiếng cuối bài ngân và nghỉ đến 4 phách “ chim ơi”. Khi dạy hát giáo viên cần lưu ý đếm theo số phách ở cuối mỗi câu hát đã hướng dẫn để các em hát đúng hơn. Hát lướt nhanh tiếng “mà” trong dấu ngoặt đơn ở câu hát: “Nó hót le te la ta (mà) nó bay vô nhà”. - Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài. - Luyện tập nhóm, cá nhân. HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát - Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp: @ Q E e ' Ú Ú ' é e é e ' Ú. . . Con chim hay hót. Nó đứng nó hót . . . (Phách) @ Q E e ' Ú q ' é e e e ' Ú. . . Con chim hay hót. Nó đứng nó hót . . . (Nhịp) Hướng dẫn luyện tập: Luyện tập tiết tấu. Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. Luyện tập nhóm, cá nhân. HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. Hát mẫu: CD Âm nhạc 5. Giáo viên nhận xét tiết học, hướng dẫn bài tập 1và 2 trang 10/SGK. Học sinh chuẩn bị: - Ôn tập bài hát Con chim hay hót. - Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN số 1 và TĐN số 2. Thứ sáu, ngày 01 tháng 10 năm 2010 MĨ THUẬT 4 Tiết 6: VẼ THEO MẪU VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU MỤC TIÊU Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của quả dạng hình cầu. Học sinh biết cách vẽ quả dạng hình cầu (Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu). Học sinh vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo ý thích. Giáo dục: Học sinh yêu thích thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu và ghi đầu bài: HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên giới thiệu một số quả có dạng hình cầu qua vật thật hoặc tranh vẽ và gợi ý: * Đây là những quả gì? * Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của từng loại quả như thế nào? * So sánh hình dáng, màu sắc giữa các loại quả. * Học sinh tìm thêm các quả có dạng hình cầu khác và miêu tả về hình dáng, đặc điểm, màu sắc của chúng. - Giáo viên: Quả dạng hình cầu có rất nhiều loại, rất đa dạng và phong phú. Trong đó mỗi loại đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng của mình. HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẻ quả - Giáo viên dùng hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để giới thiệu cách vẽ. - Giáo viên hướng dẫn cách sắp xếp bố cục trong tờ giấy. - Học sinh có thể vẽ bằng chì đen hoặc vẽ màu tùy thích. HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành - Giáo viên bày từ 2 – 3 mẫu vẽ và xếp học sinh vẽ theo nhóm. - Nhắc học sinh quan sát kỹ để nhận ra đặc điểm vật mẫu trước khi vẽ. - Gợi ý học sinh nhớ lại và vẽ theo các bước như đã hướng dẫn. - Nhắc học sinh xác định khung hình và sắp xếp hình vẽ cân đối với khổ giấy. - Trong khi học sinh vẽ, giáo viên đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá - Giáo viên cùng học sinh hcọn ra một số bài có ưu điểm, khuyết điểm rõ nét để nhận xét về: * Bố cục. * Cách vẽ hình (hình vẽ so với mẫu). * Những nhược điểm cần khắc phục về bố cục và cách vẽ. * Những ưu điểm cần phát huy. * Giáo viên cùng học sinh xếp loại các bài vẽ đã nhận xét. Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp động viên, khen thưởng và giáo dục học sinh theo yêu cầu. Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Vẽ tranh: “Đề tài Phong cảnh quê hương”.

File đính kèm:

  • docAm nhac Mi thuat.doc
Giáo án liên quan