MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo dục: Học sinh yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
12 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Âm nhạc Tiểu học - Nguyễn Phước Thành - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưng cho dòng kẻ phụ để chỉ nốt Đô.
* Dùng ngón tay trỏ bàn tay phải chỉ hơi chếch phía dưới sát ngón út bàn tay trái để chỉ nốt Rê.
* Ngón tay trỏ bàn tay phải lần lượt chỉ các vị trí
&==r==s==t==u==v==w==x®
GHI CHÚ:
Trong tiết học này các em chỉ học vị trí 5 nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son .
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Học sinh hát biểu diễn một hai bài hát trước lớp (theo nhóm, cá nhân).
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học bài hát dành cho địa phương tự chọn.
Thứ tư, 08.12.2010: 2A – 2B
MĨ THUẬT 2
Tiết 16: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
MỤC TIÊU
Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật.
Học sinh biết cách nặn, xé dán hoặc vẽ con vật. (Hình vẽ, xé dán hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp).
Học sinh nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
Giáo dục: Học sinh yêu thích thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh các con vật quen thuộc và gợi ý:
* Con vật trong tranh (ảnh) là con vật gì?
* Con vật gồm có những bộ phận nào?
* Hình dáng của chúng khi đi, đứng, chạy, nhảy thay đổi như thế nào?
* Học sinh kể ra một vài con vật quen thuộc.
* Ngoài các con vật trong tranh (ảnh) các em còn biết những con vật nào khác nữa?
* Các em thích con vật nào nhất? Vì sao?
* Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật mà em định nặn hoặc vẽ, xé dán vào vở.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách nặn, cách xé dán, cách vẽ con vật
- Giáo viên gợi ý học sinh cách nặn:
* Các em nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật sẽ nặn.
* Chọn màu đất nặn phù hợp cho con vật.
* Nhào đất kỹ cho mềm, dẻo trước khi nặn.
- Giáo viên gợi ý học sinh có thể nặn theo hai cách:
* Nặn từng bộ phận và các chi tiết của con vật rồi ghép, dính lại.
* Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt nhẹ, kéo tao thành hình dáng chính của con vật. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh (đi, đứng, chạy, nhảy cho sinh động).
- Giáo viên làm mẫu theo hai cách vừa hướng dẫn.
- Giáo viên gợi ý học sinh cách xé dán:
* Học sinh chọn giấy màu làm nền.
* Chọn giấy màu phù hợp cho con vật (sao cho rõ, nổi bật trên giấy).
* Xé phần chính trước, các phần nhỏ phụ xé sau.
* Xé hình các chi tiết.
* Xếp hình con vật đã xé lên giấy nền sao cho phù hợp với khổ giấy.
* Chú ý tạo dáng cho con vật thêm sinh động hơn.
* Dùng hồ dán từng phần của con vật (không xê dịch các vị trí đã sắp xếp).
- Giáo viên lưu ý:
* Có thể xé dán con vật nhiều màu (theo ý thích) hoặc từ một mảnh giấy (một màu).
* Có thể vẽ hình con vật lên giấy nền rồi xé giấy dán cho kín hình vẽ (có thể có hai, ba hay nhiều màu).
* Nên xé dán thêm cây, cỏ, hoa, lá, mặt trời cho trnh sinh động hơn.
- Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ:
* Học sinh vẽ hình dáng con vật sao cho vừa với phần giấy quy định, chú ý tạo dang con vật cho sinh động. Có thể vẽ thêm cỏ cây, hoa lá, người để bài vẽ sinh động hơn.
* Vẽ màu theo ý thích (chú ý có độ dậm nhạt cơ bản).
- Giáo viên gợi ý học sinh từ các hướng dẫn nêu trên có thể nặn hoặc vẽ, xé dán được các con vật theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Bài này có thể tiến hành theo hai cách:
* Học sinh thực hành theo nhóm.
* Học sinh thực hành cá nhân.
- Giáo viên đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn, gợi ý học sinh cách tạo dáng con vật.
- Giáo viên giữ vệ sinh chung và riêng trong khi thực hành bài tập (trải giấy lên bàn, không bôi bẩn bàn ghế, quần áo, khi nặn xong cần rửa tay và lau tay sạch sẽ).
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bài tập theo nhóm hoặc cá nhân để cùng nhận xét, xếp loại.
- Học sinh tự giới thiệu bài tập của mình.
- Giáo viên khen thưởng các bài tập tốt và động viên các bài tập chưa đạt yêu cầu.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Thường thức mĩ thuật “Xem tranh dân gian Phú quý, Gà mái”.
Thứ năm, 09.12.2010: 2B – 2C
Thứ sáu, 10.12.2010: 2A
ÂM NHẠC 2
Tiết 16: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC VÀ NGHE NHẠC
MỤC TIÊU
Học sinh biết nhạc sĩ Mô-da là một nhạc sĩ người Áo nổi tiếng thế giới.
Học sinh tập biểu diễn trước lớp một vài bài hát đã học.
Học sinh nghe một ca khúc thiếu nhi chọn lọc hoặc một trích đoạn nhạc không lời.
Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Kể chuyện âm nhạc
- Giáo viên đọc diễn cảm câu chuyện: “Mô-da thần đồng âm nhạc”.
- Học sinh xem ảnh nhạc sĩ Mô-da và chỉ vị trí nước Áo trên bản đồ thế giới.
- Học sinh trả lời câu hỏi gợi ý:
* Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào?
* Mô-da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông.
* Khi biết rõ sự thật, bố của Mô-da đã nói gì?
- Giáo viên đọc lại câu chuyện: “Mô-da thần đồng âm nhạc” để giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức âm nhạc và nhất là nhạc sĩ Mô-da một danh nhân âm nhạc thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2: Nghe nhạc
- Giáo viên cho học sinh nghe một ca khúc thiếu nhi chọn lọc (hoặc một trích đoạn nhạc không lời). Có thể dùng băng, đĩa nhạc hoặc giáo viên tự trình diễn.
- Sau khi nghe xong giáo viên cho học sinh trả lời một vài câu hỏi:
* Bài nhạc này có vui lắm không?
* Bài hát này nói lên điều gì?
* Em có thể hát lại bài hát này được không?
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Học sinh biểu diễn một vài bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học bài hát dành cho địa phương tự chọn.
Thứ sáu, 10.12.2010: 5A -5B – 5C
ÂM NHẠC 5
Tiết 16: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN
MỤC TIÊU
Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát
Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Hướng dẫn dạy hát:
Giáo viên xem cấu trúc bài hát: nhịp điệu, giai điệu, tốc độ
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu ô nhịp và lưu ý học sinh những tiếng có độ ngân, nghỉ ở cuối mỗi câu hát ngắn (chỗ dấu lặng). Tốc độ bài hát vừa phải, nhịp nhàng.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca:
@ é e q | Ú Q \ é e q | Ú Q(Theo nhịp)
@ é e Ú | Ú Q \ é e Ú | Ú Q(Theo phách)
@ é é Ú | Ú Q \ é é Ú | ÚQ(Theo tiết tấu)
Hướng dẫn luyện tập:
Luyện tập tiết tấu.
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Học sinh tập biểu diễn bài hát
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát đơn giản trước lớp với các hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca khi hát có động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.
- Giáo viên cung cấp thêm cho HS cách thức hát cùng nhạc:
* Nghe nhạc dạo.
* Hát vào bài (lần 1).
* Nhạc dạo giữa bài
* Hát vào bài (lần 2).
* Kết bài.
- Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Tập biểu diễn hai bài hát “Reo vang bình minh” và “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” & Ôn tập bài TĐN số 2.
Thứ sáu, 10.12.2010: 4A -4B – 4C
MĨ THUẬT 4
Tiết 16: TẬP NẶN TẠO DÁNG
TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP
MỤC TIÊU
Học sinh hiểu cách tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
Học sinh biết cách tạo dáng con vật hoặc đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích (Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật hoặc ô tô).
Học sinh tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích.
Giáo dục: Học sinh ham thích tư duy sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng vỏ hộp và gợi ý:
* Tên của hình tạo dáng (con mèo, ô tô,)
* Hình dáng, các bộ phận của chúng như thế nào?
* Nguyên liệu để làm.
- Giáo viên nêu tóm tắt:
* các loại vỏ hộp, nút chai, bìa cứng, với nhiều hình dáng, kích cở, màu sắc khác nhau, có thể sử dụng để tạo thành nhiều đồ chơi đẹp theo ý thích.
* Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ vật cần phải nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm vỏ hộp cho phù hợp.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách tạo dang
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn hình để tạo dáng. Ví dụ ô tô, tàu thủy,
* Các em nhớ lại hình dáng, đặc điểm đồ vật sẽ tạo dáng.
* Chọn vật liệu phù hợp.
* Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động.
- Giáo viên vừa làm mẫu vừa hướng dẫn.
Ví dụ làm ô tô:
* Một vỏ hộp to làm thùng chở hàng.
* Một hoặc hai vỏ hộp nhỏ làm buồng lái và đầu ô tô.
* Cắt bốn hình tròn làm bánh xe.
* Làm thêm một vài ch tiết cho ô tô đẹp hơn như đèn, cửa,
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Bài này có thể cho học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên gợi ý cho các nhóm:
* Chọn con vật, đồ vật để tạo dáng.
* Thảo luận , tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm.
* Chọn vật liệu.
* Phân công thành viên trong nhóm
- Giáo viên nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh chung và riêng trong khi thực hành bài tập. Theo dõi từng nhóm giúp các em hoàn thanh sản phẩm.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên yêu cầu học sinh bày bài tập theo nhóm hoặc cá nhân để cùng nhận xét, xếp loại.
- Giáo viên khen thưởng các bài tốt tốt và động viên các bài tập chưa đạt yêu cầu.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Vẽ trang trí “Trang trí hình vuông”.
File đính kèm:
- Am nhac Mi thuat tuan 16.doc