Cái áo của ba
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu dày mịn, màu cỏ úa.
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoảng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả các cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng như một chú bộ đội. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật ! Mua ở đâu thế ?” “Mẹ tôi may đấy !” – Tôi hãnh diện trả lời.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra Kì II – Năm học 2009-2010 Môn kiểm tra: Tiếng Việt (đọc hiểu) - Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA GK II – NĂM HỌC 2009-2010
Môn kiểm tra: Tiếng Việt (đọc hiểu) - Lớp 5
Ngày kiểm tra: 25/3/2010
Thời gian làm bài: 30 phút
Trường TH Số 1 Bình Chánh
Họ và tên: ………………………………
Lớp: 5/ …..
Điểm
Giám thị
1/………….
2/………….
Giám khảo
1/…………
2/…………
Đề số 1.
I. Bài đọc.
Cái áo của ba
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu dày mịn, màu cỏ úa.
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoảng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả các cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng như một chú bộ đội. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba … Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật ! Mua ở đâu thế ?” “Mẹ tôi may đấy !” – Tôi hãnh diện trả lời.
Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của Người.
Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và của gia đình tôi.
Phạm Hải Lê Châu
II. Bài tập.
Dựa vào bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
Câu 1. Bài văn tả đồ vật nào ?
Tả chiếc áo quân phục của người ba đã hi sinh.
Tả chiếc áo mới mẹ may cho bạn nhỏ theo kiểu áo quân phục.
Tả chiếc áo của bạn nhỏ được mẹ may lại từ chiếc áo quân phục của ba.
Câu 2. Chiếc áo được giới thiệu như thế nào ?
Là một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tác giả mới 11 tuổi.
Là một chiếc áo bình thường như mọi chiếc áo khác.
Là chiếc áo có chất liệu vải màu sắc, kiểu dáng lạ.
Câu 3. Tác giả miêu tả các chi tiết hàng khuy, cổ áo bằng cách nào ?
Cách nói so sánh.
So sánh và nhân hóa.
Chỉ dùng cách nói nhân hóa.
Câu 4. Ý chính của đoạn 3 là gì ? (Đoạn 3 từ : Ba đã hi sinh …… quân phục cũ của người.)
Giới thiệu chiếc áo
Tả chiếc áo và cảm nhận khi mặc áo
Cảm xúc tiếc thương của bạn nhỏ đối với người bạn đã hi sinh
Câu 5. Vì sao mặc chiếc áo, bạn nhỏ lại cảm thấy như được vòng tay mạnh mẽ và yêu thương của ba ôm ấp như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba ?
Vì chiếc áo may từ chiếc áo của ba đã ủ ấm cho bạn.
Vì bạn rất yêu quý ba bạn, chiếc áo làm bạn liên tưởng như được ba ôm ấp, che chở.
Vì bạn tự tưởng tượng như vậy.
Câu 6. Thế nào là kỉ vật thiêng liêng ?
Vật quý giá, đáng trân trọng, được giữ làm kỉ niệm
Vật có giá trị vật chất lớn, cần giữ gìn cẩn thận
Vật rất đẹp, cần giữ để ngắm nhìn thưởng thức
Câu 7. Các vế câu của câu ghép : Mấy chục năm đã qua chiếc áo còn nguyên như ngày nào (1) mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi (2) được nối với nhau bằng cách nào ?
Nối trực tiếp
Nối bằng quan hệ từ
Nối bằng cặp quan hệ từ
Câu 8. Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ : Hãnh diện
Làm ra vẻ hơn người, khác người một cách giả tạo
Cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác
Tỏ ra hài lòng về điều, về cái mà mình có, sung sướng để lộ ra ngoài
Câu 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ : chững chạc ?
Đàng hoàng, cứng cỏi
Vững chắc, chắc chắn
Cứng cáp, cứng rắn
Câu 10. Từ “thay đổi” thuộc loại từ nào ?
Danh từ
Động từ
Tính từ.
File đính kèm:
- Doc hieu 5 GKII 09-10(số 1).doc