Bài kiểm tra học sinh giỏi lớp 5 – tháng 10 năm học: 2011-2012 môn: toán

Bài 2: Cho số thập phân: 0,0450. Số ấy thay đổi thể nào nếu (1,5đ):

a) Ta bỏ dấy phẩy đi

b) Ta đổi chỗ hai chữ số 4 và 5 cho nhau.

c) Ta bỏ chữ số 0 cuối cùng đi.

 

doc19 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học sinh giỏi lớp 5 – tháng 10 năm học: 2011-2012 môn: toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài Hoàng hôn trên sông Hương (Tiếng việt 5, tập một) có đoạn tả cảnh như sau: (2đ) Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường) Em hãy cho biết: Đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động? Gợi tả được điều gì? Câu 5: Tả ngôi nhà em đang ở cùng với những người thân. (3,5đ) ĐÁP ÁN: Câu 1: Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối tươi ươ i uống uô ng nước ươ c thêm ê m khoẻ o e Câu 2: Các từ không cùng nghĩa (từ lạc). a) tổ tiên b) quê quán Câu 3: Các cặp từ trái nghĩa cần điền theo thứ tự: a) lành – rách; b) nhác – siêng; c) nắng – mưa d) trước – sau e) lạ - quen Câu 4: a) Từ đầu trong đầu người mạng nghĩa gốc, trong các trường hợp còn lại, mang nghĩa chuyển. b) Từ miệng trong miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng mang nghĩa gốc, trong các trường hợp còn lại mang nghĩa chuyển. c) Từ sườn trong xương sườn, hích vào sườn mang nghĩa gốc, trong các trường hợp còn lại, mang nghĩa chuyển. Câu 5: Gợi ý: - Hình ảnh có sức gợi tả sinh động : khói nghi ngút cả một vùng tre trúc (khi xóm Cồn Hến nấu cơm chiều) - gợi tả vẻ ấm áp, bình yên của người dân thôn xóm ven sông giúp người đọc tưởng tượng ra bức tranh thuỷ mặc đơn sơ nhưng có cả một không gian rộng rãi (khói bay lên bầu trời, tre trúc và sông nước trên mặt đất). - Âm thanh có sức gợi tả sinh động: tiếng lanh canh của thuyền đi trên mặt nước (ở đâu đó sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông) dường như có sức âm vang xa rộng trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến tác giả có cảm giác mặt sông nghe như rộng hơn, gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ thanh bình và nên thơ của một buổi chiều trên sông Hương. ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 3 – THÁNG 10 NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: TOÁN. Họ và tên: ................................................................ Lớp: .......... Học sinh Trường: ........................................................................ ĐỀ RA: Câu 1: Gấp mỗi số sau 6 lần (1,5đ) 64; 29; 42 Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. (2đ) 6m 7dm < 6m.dm 5m 17cm = ..cm 4m 63cm > .m 63cm 8m 7dm =...dm 7m 8cm =...cm 2m 36cm =...cm Câu 3: Viết số có 3 chữ số có hàng chục gấp 3 lần hàng trăm, hàng đơn vị gấp 3 lần hàng trăm?. Có mấy số? (2đ) Câu 4: Có 4 tấm vải mỗi tấm dài 30m. Người ta đã bán đi 1/6 số vải đó. Hỏi họ đã bán bao nhiêu mét vải? (2đ) Câu 5: (2,5đ) Một cửa hàng nhập về 36 cái xe đạp. Sau khi bán một tuần số xe đó đã giảm đi 6 lần. Cửa hàng còn lại bao nhiêu xe đạp? (1,25đ) Đã bán bao nhiêu xe đạp? (1,25đ) ĐÁP ÁN: Bài 4: Chiều dài 4 tấm vải là: 30 x 4 = 120 (mét) Số vải đã bán là: 120 : 6 = 20 (mét) Đáp số: 20 mét Bài 5: a) Số xe cửa hàng còn lại là: 36 : 6 = 6 (xe) b) Số xe đã bán là: 36 – 6 = 30 (xe) ĐS: a) 6 xe; b) 30 xe. ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 3 – THÁNG 10 NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: TIẾNG VIỆT. Họ và tên: ................................................................ Lớp: .......... Học sinh Trường: ........................................................................ BÀI LÀM: ¢ Câu 1: Điền vào chỗ trống tiếng có vần uếch, vần uyu để tạo thành từ ngữ thích hợp: (1,5đ) ¢ - rỗng t.. - kh...tay - kh .trương - khúc kh. . . - bộc t - ngã kh Câu 2: Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Em tìm thêm những từ khác (gồm hai tiếng có tiếng gia với nghĩa như trên). (1,5đ) Câu 3: Đọc các câu sau: (2đ) - Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Hồ Chí Minh - Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Trần Đăng Khoa a, Tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ trên. (1đ) b, Phân tích cấu tạo của hình ảnh so sánh đó bằng cách ghi lại từng hình ảnh vào chỗ trống thích hợp trong mô hình sau: (1đ) Sự vật được so sánh Phương tiện so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh Câu 4: Đọc đoạn văn sau: (1,5đ) Bé treo nón, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Bé đưa mắt nhìn đám học trò. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Theo Nguyễn Thi Gạch dưới những câu trong đoạn văn trên được viết theo mẫu Ai làm gì?(0,5đ) Ghi lại từng câu tìm được vào chỗ trống thích hợp trong mô hình sau: (1đ) Ai (con gì) Làm gì? Câu 5: Tập làm văn: (3,5đ) Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em. ĐÁP ÁN: Câu 1: - rỗng tuếch - khuỷu tay - khuếch trương - khúc khuỷu - bộc tuệch - ngã khuỵu Câu 2: gia quyến, gia cầm, gia tiên, gia cảnh, gia tộc, gia truyền. Câu 3: a, Hình ảnh so sánh trong các câu thơ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. b, Dựa vào mẫu, phân tích cấu tạo của từng hình ảnh so sánh: Sự vật được so sánh Phương tiện so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh Tiếng suối trong như tiếng hát xa Quả dừa (như) đàn lợn con nằm trên cao Câu 4: Cả 5 câu trong đoạn văn đều thuộc mẫu câu Ai làm gì? Ai (con gì) Làm gì? Bé treo nón, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Bé đưa mắt nhìn đám học trò. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo Câu 5: Học sinh có thể trả lời được một số ý sau: Quê hương em ở đâu? Cảnh vật quê hương em như thế nào? Em thích nhất cảnh vật nào ở quê em? Vì sao? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào? Em mong muốn điều gì cho quê mình? ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 4 – THÁNG 10 NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: TIẾNG VIỆT. Họ và tên: ................................................................ Lớp: .......... Học sinh Trường: ........................................................................ ĐỀ RA: Câu 1: Điền vào chỗ trống r, d hay gi rồi nối các từ ngữ bên trái với các từ ngữ bên phải để được những thành ngữ. (1đ) a ngõ Tránh vỏưa Trống ..ong cờ mở gặp anh hùng gặp vỏ..ừa Câu 2: (2đ) Cho các từ sau: bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hòa bình, chiếc, mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi. Xếp các từ trên vào hai nhóm: (1đ) - Danh từ: . - Không phải danh từ: Xếp các danh từ tìm được vào các nhóm sau: (1đ) - Danh từ chỉ người: ...... - Danh từ chỉ vật: ...... - Danh từ chỉ hiện ...... - Danh từ chỉ khái niệm: ....... - Danh từ chỉ đơn vị: ............ Câu 3: Đọc hai câu sau: (1,5đ) - Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Công-xtăng-tin Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông tâm niệm: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục”. - Bạch Thái Bưởi được người cùng thời suy tôn là “Vua tàu thủy” . a) Tìm các tên riêng trong hai câu trên. Cách viết tên riêng trong hai câu này có gì khác nhau? (0,5đ) b)Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép trong hai câu trên có tác dụng gì? (1đ) Câu 4: (2đ) Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cọc, tre nhường cho con. Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất gì tốt đẹp của con người Việt Nam? Câu 5: Tập làm văn: (3,5đ) Bằng lời của chị Nhà Trò, hãy tả lại ngoại hình Dế Mèn trong lần gặp đầu tiên. ĐÁP ÁN: Trống rong gặp anh hùng Câu 1: Tránh vỏ dưa cờ mở Ra ngõ gặp vỏ dừa ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 4 – THÁNG 10 NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: TOÁN Họ và tên: ................................................................ Lớp: .......... Học sinh Trường: ........................................................................ ĐỀ RA: Bài 1: Tìm x: (1,5đ) b) 6 x 5 = 240 .. a) 9 (x + 5) = 729 b) 8 (168 : x) = 672 Bài 2: Tính nhanh mỗi biểu thức sau: (1đ) (6 5 + 7 – 37) ( 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10) (11 9 – 100 + 1) : ( 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10) Bài 3: Một đội sản xuất gồm có 6 công nhân và một đội trường. Mỗi công nhân được thưởng 200.000đ, còn người được thưởng hơn mức trung bình của toàn đội là 90.000 đồng. Hỏi người đội trưởng được thưởng bai nhiêu tiền? (2,5đ) Bài 4: Khối lớp 4 của một trường có 4 lớp với tổng số học sinh là 174 bạn. Lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là 16 bạn, lớp 4C ít hơn lớp 4A là 10 bạn, lớp 4D và lớp 4B có số học sinh bằng nhau. Hãy tính xem mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? (2,5đ) Bài 5: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 120m. Tính diện tích mảnh đất đó, biết nếu chiều rộng thêm 5m, chiều dài giảm 5m thì mảnh đất đó trở thành hình vuông. (2,5đ) ĐÁP ÁN: b) 6 x = 240 : 5 6 x = 48 x = 48 : 6 x = 8 Bài 1: a) x + 5 = 729 : 9 x + 5 = 81 x = 81 – 5 x = 76 c) 168 : x = 672 : 8 168 : x = 84 x = 168 : 84 x = 2 Bài 2: Vì 6 5 + 7 – 37 = 0 Nên: 0 ( 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10) = 0 A = 0 Vì 11 9 – 100 + 1 = 11 9 + 1 – 100 = 100 – 100 = 0 Nên: 0 : ( 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10) = 0 A = 0 Bài 3: Tính trung bình mỗi người trong đội được số tiền thưởng là: 200.000 + 90.000 : 6 = 215.000 (đồng) Số tiền thưởng của đội trưởng là: 215.000 + 90.000 = 305.000 (đồng) Đ/S: 305.000 đồng. Bài 4: Số học sinh của lớp 4A và lớp 4C nhiều hơn số học sinh của lớp 4B và 4D là: 16 + (16 - 10) = 22 (bạn) Ta có thể vẽ sơ đồ biểu thị hai nhóm học sinh là khối lớp 4A và 4C, nhóm lớp 4D và 4B như sau: 22 bạn 4A 4C 174 bạn 4B 4D Số học sinh của lớp 4B và 4D là: (174 – 22) : 2 = 76 (bạn) Số học sinh của lớp 4B, hoặc lớp 4D là: 76 : 2 = 38 (bạn) Số học sinh của lớp 4A là: 38 + 16 = 54 (bạn) Số học sinh của lớp 4C là: 54 – 10 = 44 (bạn) Đ/S: Bài 5: Khi chiều rộng tăng 5m và chiều dài giảm 5m thì chu vi hình chữ nhật không đổi. Do đó chu vi hình vuông là 120m. Cạnh hình vuông là: 120 : 4 = 30 (m) Chiều dài hình chữ nhật là: 30 + 5 = 35 (m) Chiều rộng hình chữ nhật là: 30 – 5 = 25 (m) Diện tích của hình chữ nhật là: 25 X 35 = 875 (m2) Đ/S: 875 m2

File đính kèm:

  • docDE THI HSG THANG 102011.doc