Bài giảng Ứng phó biến đổi khí hậu

Giáo viên ra quy định như sau:

Khi giáo viên hô "Mưa nhỏ" thì các em học sinh làm động tác gõ hai ngón tay trỏ vào nhau rồi nói to: "Tí tách! Tí tách!".

-Khi giáo viên hô "Gió to" thì các em học sinh làm động tác giơ tay lên cao, vẫy qua trái và qua phải, rồi nói to: "Ào ào! Ào ào".

-Khi giáo viên hô "Mưa lớn" thì các em học sinh làm động tác dậm chân tại chỗ và nói to: "Lộp bộp! Lộp bộp!".

 

doc15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ứng phó biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào dưới đây chịu ảnh hưởng lớn nhất khi BĐKH xảy ra? a. Trẻ em. b. Người giàu. c. Đàn ông trưởng thành. d. Người dân tộc thiểu số. BÀI 6: ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I.MỤC TIÊU: Sau chủ đề này, học sinh có thể: Hiểu các hoạt động ứng phó với BĐKH. Phân biệt được các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Xây dựng được các hành động ứng phó với BĐKH ở mức độ cá nhân, trường học và cộng đồng. II. ĐỒ DÙNG: Thông tin cho giáo viên Phần 2 - chủ đề 4. Tài liệu phát tay 4.1, 4.2 Clip 4.1, 4.2, 4.3, 2.2.2; Giấy A0, thẻ màu, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. Khởi động -Tập hợp người chơi đứng thành vòng tròn hoặc chia thành các nhóm 5-8 em đứng thành một vòng tròn. -Giáo viên bắt đầu hô tên những hoạt động có thể làm tăng phát thải khí nhà kính và hoạt động giúp con người ứng phó với BĐKH: Nếu là hoạt động làm tăng khí nhà kính thì học sinh phải cúi người xuống. Nếu là hoạt động giúp con người ứng phó với BĐKH thì học sinh phải đứng thẳng và khoác vai nhau. -Ai làm không đúng thì sẽ bị loại (hoặc cả nhóm bị loại). -Các hoạt động: Góp phần gây ra BĐKH: đốt rừng, chặt phá rừng, đi máy bay, đi ô tô, xe máy, đốt rác, đốt than, xả khí thải¼ Ứng phó với BĐKH: phân loại rác, tái chế rác, tiết kiệm điện, đi xe đạp, sử dụng phương tiện công cộng, dùng bóng đèn compact, thay đổi mùa vụ cho phù hợp¼ 2. Tìm hiểu vấn đề 2.1 Nỗ lực của quốc tế và Việt Nam trong ứng phó với BĐKH Giáo viên thuyết trình về những nỗ lực của quốc tế trong ứng phó với BĐKH bao gồm Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu (Tham khảo Thông tin cho giáo viên Phần 2 - chủ đề 4 - mục 4.2). Giáo viên thuyết trình những hoạt động Việt Nam đã tham gia ứng phó BĐKH và những nét cơ bản của Chiến lược quốc gia về BĐKH (Tham khảo Thông tin cho giáo viên Phần 2 - chủ đề 4 - mục 4.3) 2.2 Trò chơi: "Đối mặt" - Hành động ứng phó với BĐKH -Sắp xếp học sinh đứng theo vòng tròn và giáo viên đứng giữa. Phân công 1-2 học sinh làm giám khảo và ghi chép lại (có thể ghi trên các thẻ giấy nhỏ). -Khi giáo viên bước đến "đối mặt" với học sinh nào thì học sinh đó phải đưa ra một câu trả lời. Nếu trả lời sai hoặc trùng thì bị loại ngay ra khỏi vòng chơi, cứ như vậy tới khi tìm được người chiến thắng. -Giáo viên lần lượt đặt ra các câu hỏi: Liệt kê những hành động cá nhân ứng phó (giảm nhẹ/ thích ứng) với BĐKH. Liệt kê những hành động ứng phó với BĐKH tại nhà trường. Liệt kê những hành động ứng phó với BĐKH tại cộng đồng. -Giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin về các hành động mà cá nhân, gia đình, trường học và cộng đồng có thể thực hiện nhằm ứng phó với BĐKH (Tham khảo Thông tin cho giáo viên Phần 2 - chủ đề 4 - mục 4.4). 2.3 Hai chiến lược trong ứng phó với BĐKH Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu về hai chiến lược ứng phó với BĐKH là "thích ứng" và "giảm nhẹ": Giảm nhẹ BĐKH là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm cường độ hoặc mức độ phát thải khí nhà kính. Thích ứng với BĐKH bao gồm tất cả những hoạt động và/hoặc những điều chỉnh trong hoạt động của con người để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu của con người trước tác động của BĐKH, và khai thác những mặt thuận lợi của nó. Các nước trên thế giới đều phải thực hiện cả hai chiến lược giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. -Giáo viên chia cả lớp thành các nhóm nhỏ (3-5 em/nhóm). Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ phát tay 4.1. Trong 10 phút, các nhóm có nhiệm vụ phân loại các hành động theo hai cách ứng phó: thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Các nhóm dán kết quả lên bảng. Giáo viên yêu cầu các nhóm giải thích và bình luận nếu có kết quả khác (Tham khảo Sơ đồ các hoạt động ứng phó với BĐKH trong Thông tin cho giáo viên - Phần 2 - chủ đề 4 - mục 4.1). Giáo viên có thể bổ sung bằng các thẻ hành động mà các em đưa ra ở bài tập trên. -Giáo viên lưu ý: Có một số hành động vừa là thích ứng vừa là giảm nhẹ, ví dụ như: trồng rừng, áp dụng kĩ thuật canh tác mới, hạn chế và tái sử dụng rác thải... 3. Củng cố bài học : Câu hỏi gợi ý Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: ¼ biến đổi khí hậu là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm cường độ hoặc mức độ phát thải khí nhà kính. Đáp án: Giảm nhẹ. Câu 2: Chọn 01 phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: 2.1. Thích ứng với BĐKH là: a. các hoạt động của con người nhằm ngăn cản BĐKH xảy ra. b. các hoạt động của con người nhằm giảm sự gia tăng nhiệt độ trên Trái Đất. c. các hoạt động của con người nhằm giảm mức độ và cường độ phát thải các khí nhà kính. d. các hoạt động của con người nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương và tận dụng những cơ hội do BĐKH mang lại. 2.2. Trong số những hoạt động sau, hoạt động nào không giúp giảm nhẹ BĐKH? a. Giảm ùn tắc giao thông. b. Sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm mát. c. Tiết kiệm điện. d. Đi xe đạp thay vì xe máy. 2.3. Trong các loại bóng đèn sau, bóng đèn nào tiêu thụ năng lượng hiệu quả nhất? a. Bóng đèn sợi đốt. b. Bóng đèn huỳnh quang (đèn compact). c. Bóng đèn bán dẫn (đèn LED). d. Bóng đèn cao áp. Câu 3: Chọn 02 phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 3.1. Nỗ lực của thế giới trong việc ứng phó với BĐKH được thể hiện trong 2 thỏa thuận quan trọng nào? a. Hiến chương Trái Đất. b. Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH. c. Nghị định thư Montreal về việc cắt giảm CFC. d. Nghị định thư Kyoto. 3.2. Trong số các hoạt động sau, các hoạt động nào giúp giảm nhẹ BĐKH và tiết kiệm chi phí? a. Để đèn sáng khi ra khỏi nhà. b. Tự trồng rau quả. c. Mua nước uống đóng chai. d. Đi xe buýt. BÀI 7: CÁC HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề này, học sinh có thể: Biết chủ động tìm hiểu về các tác động của BĐKH tại địa phương, đặc biệt là tác động đến các đối tượng dễ bị tổn thương. Biết xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH (cá nhân và tập thể, tại gia đình và tại trường học) với các hoạt động cụ thể. II. ĐỒ DÙNG: Thông tin cho giáo viên Phần 2 - chủ đề 4. Tài liệu phát tay 4.1, 4.2 Clip 4.1, 4.2, 4.3, 2.2.2; Giấy A0, thẻ màu, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. Câu chuyện BĐKH Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập phỏng vấn người thân hoặc người dân nơi các em sống để viết những câu chuyện về BĐKH đã xảy ra tại địa phương và những tác động của nó. Giáo viên cho các em làm việc theo nhóm 3-5 em (có thể là các em ở cùng khu vực dân cư). Nhiệm vụ của các nhóm là: (1) xác định các câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập được thông tin; (2) thực hành phỏng vấn người thân, một số hộ dân cư, hoặc các đối tượng khác nhau như người già, phụ nữ...; (3) ghi chép lại kết quả; (4) chia sẻ lại với cả lớp. Kết quả bài tập này sẽ được chia sẻ tại những buổi học sau hoặc làm thành một cuốn sách, báo tường về BĐKH. Các thông tin cần hỏi (gợi ý): Học sinh nói rõ mục đích cuộc phỏng vấn. Thông tin người được phỏng vấn: tên, tuổi, giới tính, hoàn cảnh gia đình, quê quán. Ông/bà đã sống ở đây được bao lâu rồi? Khi ông/bà còn trẻ, thời tiết ở đây như thế nào? Bây giờ thời tiết thay đổi ra sao (thay đổi về mức độ nóng, lạnh, số ngày nắng, ngày mưa, hạn hán, lũ lụt¼)? Sự thay đổi thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng đến ông/bà như thế nào? Cuộc sống của ông/bà đã có những thay đổi gì? Đã gặp những khó khăn gì? Sức khỏe của ông/bà đã có những thay đổi gì?... 2. Chia sẻ kinh nghiệm, bài học từ những người bị ảnh hưởng của BĐKH Mời những người đã trải nghiệm với thiên tai ở địa phương chia sẻ với lớp học. Câu chuyện chia sẻ có thể về các nội dung như: a. Những tác động của thiên tai đối với cuộc sống hàng ngày, trước và sau thiên tai. b. Các bài học rút ra trong việc chuẩn bị ứng phó với thiên tai. Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. Kết thúc buổi chia sẻ giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu những điểm chính các em học hỏi được. Người có kinh nghiệm về thiên tai ở địa phương 3. Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Giáo viên phát cho học sinh Tài liệu phát tay 5.1 và yêu cầu các em suy nghĩ/thảo luận để đưa ra các hành động cá nhân. Sau đó các em chia sẻ với nhau về kế hoạch và tiếp tục xây dựng "Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH" của cả nhóm theo bảng dưới đây. Kế hoạch cần nêu rõ các hoạt động, thời gian và địa điểm cụ thể: Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Các hoạt động thực hiện Thời gian Địa điểm 1. 2. 3. -Giáo viên khuyến khích học sinh chia sẻ "Kế hoạch hành động" với gia đình, và các thành viên trong lớp, và thường xuyên trao đổi về kết quả thực hiện với bạn hoặc trong nhóm. 4. Lập kế hoạch sử dụng điện tiết kiệm Giáo viên giới thiệu bản kiểm kê về sử dụng các thiết bị điện tại nhà (có thể kẻ bảng hoặc phát Tài liệu phát tay 5.2 cho từng em). Các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để trả lời các câu hỏi và đưa ra giải pháp. Mỗi em (hoặc theo nhóm) chia sẻ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm tại gia đình. Hoạt động này có thể lặp lại định kì sau một thời gian (ví dụ: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng) để so sánh và rút kinh nghiệm. 5. Theo dõi việc tiêu dùng túi ni lông Giáo viên giới thiệu "Nhật kí tiêu dùng túi ni lông" với những thông tin chính như sau: Đây là nhật kí dành cho cá nhân, nhưng cũng có thể sử dụng cho nhóm (5-8 người) hoặc gia đình. Với mỗi hoạt động tiêu dùng (hay không tiêu dùng) túi ni lông, các em hãy ghi vào nhật kí và tự tính điểm. Ở cột cuối cùng, các em hãy suy nghĩ xem làm sao để lần tiếp theo mình có thể giảm thiểu túi ni lông hay phát huy những hành vi tốt (tái sử dụng, từ chối¼). Hoạt động tổng kết có thể thực hiện vào cuối mỗi tuần và mỗi tháng. Nên làm cùng với nhóm hoặc gia đình mình để chia sẻ kinh nghiệm. Các em có thể chia nhóm để thực hành hoạt động này tại lớp, ví dụ ghi lại nhật kí tiêu dùng túi ni lông trong ngày hoặc trong tuần của mình. Sau đó, cả nhóm cùng chia sẻ và đưa ra kế hoạch nâng cao số điểm của mình trong những tuần và tháng tiếp theo. Giáo viên/Cả lớp có thể lập bảng theo dõi của tập thể về điểm số và sự thay đổi theo thời gian để cùng tiến bộ.

File đính kèm:

  • docGIAO AN BIEN DOI KHI HAU VO THAI HIEN.doc